Trust Wallet là ví tiền điện tử phi tập trung, không lưu ký, cho phép người dùng tự quản lý hoàn toàn khóa riêng tư và tài sản. Với giao diện đơn giản, thân thiện cùng hệ thống bảo mật tiên tiến, Trust Wallet đã trở thành một trong những ví tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu tổng quan về ví Trust Wallet cũng như cách sử dụng sao cho hiệu quả, an toàn nhất!
1. Ví Trust Wallet là gì?
Trust Wallet là một ứng dụng ví tiền điện tử phi tập trung, không lưu ký, cho phép người dùng toàn quyền kiểm soát các tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử và token không thể thay thế (NFT).
Là ví tiền điện tử chính thức của Binance, Trust Wallet hỗ trợ 65 blockchain và quyền truy cập vào hơn 4,5 triệu tài sản tiền điện tử.
Khác với hầu hết các ví tập trung, Trust Wallet tích hợp quyền truy cập vào các ứng dụng phi tập trung (DApps), cho phép người dùng tương tác an toàn với DApps trên các blockchain được hỗ trợ. Trust Wallet hướng đến mục tiêu giúp tiền điện tử dễ tiếp cận hơn với mọi người bằng cách cho phép người dùng mua, gửi, nhận, stake, giao dịch và lưu trữ tiền điện tử.
2. Các đặc điểm của ví Trust Wallet
2.1. Ví Trust Wallet thuộc nhóm Non-Custodial (Không lưu ký)
Ví Trust Wallet là ví không lưu ký, hướng đến việc cung cấp một nền tảng an toàn và thân thiện với người dùng để quản lý tiền điện tử, trao cho người dùng quyền kiểm soát hoàn toàn khóa riêng tư và tài sản của họ. Cách tiếp cận này trái ngược với các ví lưu ký, vốn lưu trữ khóa riêng tư của người dùng trên hệ thống, qua đó đánh đổi quyền kiểm soát và bảo mật để lấy sự tiện lợi.
Trust Wallet mang đến sự cân bằng giữa bảo mật và khả năng truy cập, khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho nhiều người dùng. Với lưu trữ phi tập trung, người dùng có thể truy cập vào tài khoản Trust Wallet của họ mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan trung ương hay bên thứ ba nào, giúp giảm thiểu rủi ro bị tấn công, rò rỉ dữ liệu và mất tiền.
2.2. Ví Trust Wallet hỗ trợ đa chuỗi (Multi-chain)
Một trong những tính năng cốt lõi của Trust Wallet là hỗ trợ đa chuỗi, cho phép người dùng dễ dàng quản lý danh mục tiền điện tử đa dạng. Hiện tại, ví tiền điện tử này hỗ trợ hơn 70 mạng lưới blockchain, bao gồm: Ethereum, Binance Smart Chain, Bitcoin, Litecoin, Ripple, Cardano, Polkadot, Solana, Chainlink,… và nhiều hơn thế nữa.
Sự hỗ trợ rộng rãi này biến Trust Wallet thành lựa chọn hấp dẫn cho những người dùng nắm giữ nhiều loại tiền điện tử khác nhau trên các mạng lưới khác nhau.
Không chỉ hỗ trợ nhiều mạng lưới, Trust Wallet còn cho phép người dùng thêm các token cá nhân chỉ bằng cách nhập địa chỉ của dự án. Tính linh hoạt này đảm bảo người dùng có thể dễ dàng quản lý tất cả tài sản kỹ thuật số của họ ở một nơi, mà không cần sử dụng nhiều ứng dụng ví khác nhau.
3. Các tính năng của Trust Wallet
Các tính năng chính của Trust Wallet bao gồm:
- Hỗ trợ nhiều tiền điện tử: Không giống như hầu hết các ví chỉ hỗ trợ token ERC-20, Trust Wallet là một lợi thế lớn khi cho phép lưu trữ đa dạng các loại tiền điện tử.
- Mua tiền điện tử linh hoạt: người dùng có thể mua tiền điện tử trực tiếp trong Trust Wallet thông qua các nền tảng của bên thứ ba như Wyre, MoonPay, Simplex và nhiều nền tảng khác.
- Ví NFT: Trust Wallet cũng là ví NFT, cho phép người dùng mua, bán và lưu trữ NFT.
- Staking và nhận thưởng: Người dùng có thể sử dụng Trust Wallet để stake một số loại tiền điện tử nhất định và kiếm phần thưởng.
- Chuyển tiền giữa các ví dễ dàng: Bạn có thể chuyển tiền điện tử từ các ví khác sang Trust Wallet bằng cụm từ phục hồi bí mật, khóa riêng tư hoặc tệp Keystore.
- Phí linh hoạt: Trust Wallet miễn phí sử dụng và cũng không tính phí cho các giao dịch trao đổi (swap) hoặc chuyển tiền trong ứng dụng. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý sẽ phải trả phí mạng tương ứng, có thể thay đổi tùy thuộc vào mức tắc nghẽn của mạng lưới.
4. Ưu điểm và hạn chế của Ví Trust Wallet
4.1. Ưu điểm của Trust Wallet
Những ưu điểm của ví Trust Wallet là:
- Sở hữu giao diện người dùng đơn giản, trực quan, dễ sử dụng
- Hỗ trợ nhiều loại token, blockchain
- Cho phép mua/bán, lưu trữ NFT
- Cho phép tiếp cận hệ sinh thái DeFi cùng kho ứng dụng phi tập trung
- Các hình thức bảo mật an toàn, hiện đại
- Không tính phí đăng ký, swap token
4.2. Hạn chế của Trust Wallet
Một số hạn chế của Trust Wallet bao gồm:
- Là ví nóng, bảo mật không mạnh bằng các hình thức lưu trữ ví lạnh khác
- Mọi thắc mắc trong quá trình sử dụng cần được gửi thông qua biểu mẫu hỗ trợ, Trust Wallet không có hỗ trợ trực tuyến
- Có giới hạn số lượng rút tiền tối thiểu, gây bất tiện cho một số người dùng nắm giữ số dư tiền điện tử nhỏ
- Không tích hợp với ví lạnh
- Không có phiên bản phần mềm dành cho máy tính
5. So sánh ví Trust Wallet và MetaMask
Dưới đây là bảng so sánh các đặc điểm, tính năng cơ bản giữa 2 ví tiền điện tử phổ biến nhất hiện nay: Trust Wallet và MetaMask.
6. Hướng dẫn cách sử dụng ví Trust Wallet
6.1. Cách tải ví Trust
Ví Trust Wallet hiện đã xuất hiện trên 2 kho ứng dụng App Store (iOS) và Google Play Store (Android). Đối với các thiết bị Android không thể truy cập kho ứng dụng, người dùng có thể tải về file APK để tự thao tác cài đặt thủ công.
Ngoài ra, Trust Wallet còn có tiện ích tích hợp với trình duyệt web Chrome, Opera,.. Bạn có thể truy cập trang chủ của Trust Wallet và tải về ứng dụng phù hợp: https://trustwallet.com/download.
6.2. Cách tạo ví Trust
B1: Mở ứng dụng
B2: Chọn Create A New Wallet
B3: Tạo Passcode của riêng bạn và xác nhận lại Passcode khi ứng dụng yêu cầu.
B4: Chọn phương thức bảo mật mà bạn mong muốn: Secret Phrase (Cụm từ khôi phục) hoặc Swift (Nhân trắc học: Vân tay – FaceID). Ở đây ví dụ với Secret Phrase.
B5: Ví sẽ yêu cầu bạn đồng ý với thỏa thuận dịch vụ và xác nhận thông tin, sau đó cung cấp cho bạn 12 cụm từ ngẫu nhiên. Đây chính là Secret Phrase – Cụm từ khôi phục. Đây là chìa khóa truy cập ví tiền điện tử của bạn, bạn cần ghi lại cẩn thận 12 cụm từ và cất trữ ở nơi an toàn, không được tiết lộ với bất kỳ ai.
B6: Ví sẽ yêu cầu bạn xác nhận lại một vài từ trong 12 cụm từ được cung cấp để tiếp tục cài đặt. Chọn đúng từ và nhấn Confirm.
Như vậy là bạn đã tạo ví thành công.
6.3. Cách thêm ví/khôi phục ví Trust
Để thêm ví hoặc khôi phục ví, bạn làm theo các bước sau:
B1: Mở ứng dụng.
B2: Chọn biểu tượng Cài đặt ở góc trái trên cùng màn hình.
B3: Chọn Wallets.
B4: Chọn Create a new wallet nếu muốn tạo ví mới hoặc Add existing wallet nếu muốn thêm ví cũ.
B5: Nếu tạo ví mới, bạn có thể lặp lại tương tự các bước hướng dẫn như mục 5.2. Nếu muốn thêm ví cũ, bạn có thể khôi phục ví thông qua các hình thức như sử dụng Secret Phrase, Swift,…
6.4. Cách thêm token vào ví Trust
B1: Mở ứng dụng, chọn biểu tượng thêm Token ở góc trên cùng bên phải màn hình.
B2: Bạn có thể chọn token có trong danh sách hoặc thêm các token mới bằng nút dấu + góc trên cùng bên phải màn hình.
B3: Nhập các thông số để thêm thành công (Smart Contract, Name, Symbol,…)
6.5. Cách gửi token từ ví Trust
B1: Mở ứng dụng và chọn token muốn gửi.
B2: Chọn Send.
B3: Nhập địa chỉ người nhận và số token muốn gửi. Bấm Next và bắt đầu thực hiện giao dịch gửi.
6.6. Cách nhận token vào ví Trust
B1: Mở ứng dụng và chọn token muốn nhận.
B2: Chọn Receive.
B3: Ví sẽ cung cấp cho bạn địa chỉ nhận hoặc mã QR để bạn thực hiện gửi token từ nền tảng khác về.
6.7. Cách kết nối dApp trên ví Trust
B1: Mở ứng dụng và chọn tab Discover.
B2: Lựa chọn dApp bạn muốn kết nối hoặc tìm kiếm thông qua URL.
B3: Sau khi đã truy cập, bạn có thể kết nối ví và sử dụng dApp như bình thường.
6.8. Cách Swap Token trên ví Trust
B1: Mở ứng dụng và chọn tab Swap.
B2: Chọn cặp token mà bạn muốn Swap và bấm Next.
B3: Xác nhận thông tin giao dịch và hoàn tất giao dịch.
6.9. Cách mua Crypto trên ví Trust
B1: Mở ứng dụng và chọn nút Buy.
B2: Chọn đồng crypto mà bạn muốn mua.
B3: Ở góc phải trên cùng, bạn có thể lựa chọn loại tiền pháp định mà bạn muốn thanh toán.
B4: Nhập số tiền pháp định mà bạn muốn đùng để mua crypto. Lựa chọn phương thức thanh toán (Credit Card, Apple Pay,…).
B5: Bấm Buy with Credit Card, xác nhận thông tin và hoàn tất giao dịch.
7. Về Trust Wallet Token
7.1. Token TWT là gì?
Trust Wallet Token (TWT) đóng vai trò như tiền tệ gốc của Trust Wallet, mang đến nhiều tiện ích cho người sở hữu. Điểm đặc biệt của TWT là được hỗ trợ trên nhiều mạng lưới blockchain khác nhau, bao gồm BNB Beacon Chain, BNB Smart Chain và Solana. Điều này giúp gia tăng tính linh hoạt và khả năng sử dụng của TWT trong hệ sinh thái tiền điện tử.
TWT có thể được sử dụng để:
- Quản trị: Chủ sở hữu TWT có quyền đóng góp ý kiến trong các quyết sách liên quan đến việc mở rộng hỗ trợ cho blockchain mới, token và tính năng sản phẩm.
- Ưu đãi mua token: Người nắm giữ TWT được hưởng các khoản chiết khấu khi mua token trong ứng dụng và sử dụng dịch vụ DEX của Trust Wallet.
- Khuyến khích phát triển DApp: TWT được sử dụng như một công cụ kích thích các nhà phát triển tạo ra các DApp góp phần thúc đẩy Web 3.0 trên nền tảng di động.
- Chương trình thưởng: TWT được dùng để trao thưởng cho người dùng tham gia quảng bá Trust Wallet và đóng góp tích cực cho cộng đồng thông qua các nhiệm vụ và chương trình liên kết.
7.2. Phân bổ token TWT
Tổng cung 1 tỷ TWT được phân bổ như sau:
- 40% (400,000,000 TWT): Phân phối đến người dùng
- 15% (150,000,000 TWT): Nhóm nhà phát triển
- 15% (150,000,000 TWT): Nhóm cộng đồng
- 30% (300,000,000 TWT): Quỹ dự trữ
8. Tổng kết
Kết luận, Trust Wallet là một ví tiền điện tử mạnh mẽ và thân thiện với người dùng, cung cấp nhiều tính năng cùng các biện pháp bảo mật đáng tin cậy. Với khả năng hỗ trợ đa chuỗi, tích hợp DApp mượt mà và ưu tiên người dùng, Trust Wallet mang đến giải pháp toàn diện để quản lý tài sản kỹ thuật số của bạn.