Trong thị trường DeFi, người dùng cần giao dịch tại các sàn giao dịch phi tập trung DEX. Vậy sàn DEX là gì? Cùng tìm hiểu tổng quan về sàn giao dịch phi tập trung (DEX) qua bài viết này.
1. Tìm hiểu về DEX
1.1. Sàn DEX là gì?
Theo định nghĩa bởi ONUS, Sàn DEX (Decentralized Exchange), là sàn giao dịch phi tập trung, hoạt động trên nền tảng blockchain, cho phép người dùng giao dịch các loại token với nhau mà không cần thông qua bất kỳ bên trung gian nào.
Có thể nói DEX chính là mảnh ghép quan trọng nhất trong bức tranh DeFi cho các hệ sinh thái, bởi vì một lý do đơn giản khi một người dùng bất kì khi tiếp cận hệ sinh thái thì nhu cầu đầu tiên của họ chưa phải là Lending, Borrowing, Long – Short mà chính là mua bán, giao dịch các token có trên hệ sinh thái đó (Swap).
Sàn DEX là một thành phần không thể thiếu trong toàn bộ thế giới tài chính phi tập trung (DeFi).
1.2. Lợi ích của các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là gì?
DEX chứa nhiều lợi ích chính cho các nhà giao dịch tiền điện tử so với các sàn giao dịch truyền thống hoặc “CEX”.
Như tên gọi của nó, DEX là một phương thức giao dịch token phi tập trung không có lõi tập trung hoặc bên thứ ba xử lý giao dịch. Điều này ngay lập tức hấp dẫn các nhà giao dịch tiền điện tử đã quen với CEX; một DEX có thể đưa ra mức phí thấp hơn, giao dịch nhanh hơn và để lại quyền kiểm soát tiền cho người dùng.
Mặc dù tính ẩn danh hoàn toàn không được đảm bảo trong tiền điện tử, nhưng các DEX vẫn giảm đáng kể mức dữ liệu cần thiết để hoàn thành giao dịch. Các yêu cầu CEX tiêu chuẩn hiện nay – dữ liệu hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ email và các hình thức xác minh người dùng khác – không cần thiết khi sử dụng DEX.
2. Sàn DEX hoạt động như thế nào?
Tại DEX (Decentralized exchange), tất cả các giao dịch diễn ra tự động và trực tiếp giữa những người dùng với nhau (mạng ngang hàng) theo quy trình tự động mà không phụ thuộc vào bên thứ 3 hay bên trung gian trong việc giữ nguồn tiền của bạn. Hay nói cách khác, bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát quỹ và các giao dịch mà không cần nhờ đến bên trung gian để tránh rủi ro trong vân đề bảo mật, hacker hay lừa đảo. Trong sàn phi tập trung (DEX), việc kiểm soát nguồn tiền hay đánh thuế rất khó.
Sàn có hệ thống hoạt động bằng cách tạo ra token proxy (tài sản mã hóa đại diện cho một loại tiền tệ hoặc tiền điện tử) hoặc tạo ra tài sản (đại diện cho cổ phiếu trong công ty), hay qua hệ thống kí quỹ đa chứ kí phân cấp.
Một DEX có thể sử dụng các loại công cụ khác nhau để quản lý các lệnh — ví dụ: một số thậm chí còn sử dụng sổ lệnh truyền thống, giống như những thứ được tìm thấy trên CEX. Tuy nhiên, hầu hết đều sử dụng thiết lập dựa trên thuật toán được gọi là nhà tạo lập thị trường tự động (AMM).
Kể từ năm 2023, các DEX cho phép các nhà giao dịch tiền điện tử giao dịch với nhau theo cách ẩn danh thực tế, tiết kiệm phí và các cạm bẫy khác thường gặp trên các nền tảng giao dịch tiền điện tử truyền thống. Mặc dù lĩnh vực này tiếp tục cải thiện về mặt công nghệ, nhưng vì người dùng phải giao phó sự an toàn tài chính của họ cho các cơ chế tự động và nếu có sự cố xảy ra, sẽ rất khó để xử lý.
2.1. Sổ lệnh của các DEX
Giống như một sàn giao dịch tài chính (TradFi) hoặc tiền điện tử truyền thống, một số DEX sử dụng sổ lệnh để xử lý các giao dịch.
Sổ lệnh DEX khớp với các giao dịch và không bắt buộc người dùng gửi tiền vào ví của sàn giao dịch nội bộ. Như vậy, người dùng vẫn kiểm soát tiền của họ.
Trong sổ lệnh DEXes, có hai loại sổ lệnh: on-chain và off-chain. Như tên gọi của nó, on-chain là số lệnh liên quan đến các giao dịch xảy ra bên ngoài chuỗi khối và những giao dịch này sau đó được đồng bộ hóa hoặc giải quyết trên chuỗi vào một ngày sau đó. Lý do cho sự tồn tại của sổ lệnh ngoài chuỗi (on-chain) là vì chúng có hiệu quả hơn, các giao dịch yêu cầu ít phí gas hơn (trong trường hợp token Ethereum).
2.2. AMM là gì?
AMM là viết tắt của Automated Maket Maker, là cơ chế khớp lệnh thường được sử dụng bởi các sàn DEX và có thể được sử dụng khi nhắc đến DEX. AMM cho phép các tài sản có thể được giao dịch thông qua các bể thanh khoản thay vì sử dụng cơ chế khớp lệnh Central Limit Order Book (CLOB) như các sàn giao dịch tập trung (CEX).
Người dùng cung cấp thanh khoản vào pool (Liquidity Provider) bằng các tài sản với tỉ lệ được xác định bởi công thức sau:
Trong đó:
- x là số lượng của token x
- y là số lượng của token y
- k là biến hằng số
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức cần biết về Market Maker cho các nhà đầu tư crypto
2.3. Công cụ tổng hợp DEX
Khi nhiều sàn DEX ra mắt như một phần của sự phát triển chung của DeFi dẫn đến sự cạnh tranh giữa các sàn trên thị trường. Điều này giúp cho người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn, nhưng đi kèm là việc có quá nhiều sự lựa chọn và làm thế nào để nhà giao dịch biết nơi tìm giá tốt nhất cho một giao dịch hoán đổi?
Đây là lúc các công cụ tổng hợp DEX (Dex aggregator) xuất hiện. Giống như một công cụ tìm kiếm, công cụ tổng hợp DEX sàng lọc cho một cặp cụ thể trên các DEX để nhà giao dịch không phải thực hiện thủ công.
Trong thời điểm biến động hoặc tính thanh khoản thay đổi, đây có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi – tính thanh khoản thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ hoán đổi giữa các DEX và do đó, nhà giao dịch có thể kết thúc với mức giá rất không thỏa đáng cho giao dịch mà không có sự trợ giúp của công cụ tổng hợp.
Công cụ tổng hợp DEX cũng cho phép chia tách giao dịch trên nhiều DEX, giúp cải thiện hơn nữa giá giao dịch tổng thể.
Công cụ tổng hợp DEX đầu tiên và có lẽ là nổi tiếng nhất là 1inch, được tạo trong cuộc thi hackathon vào năm 2019 và tiếp tục phát triển kể từ đó. Công cụ tổng hợp đã điều chỉnh theo yếu tố phí gas và chi phí giao dịch khi hiển thị kết quả, giúp giảm bớt vấn đề đau đầu thường gặp khi nói đến các giao dịch hoán đổi DeFi dựa trên DEX.
3. Các tiêu chí phân loại sàn DEX
Trên thị trường có rất nhiều sàn DEX và được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp phân loại phổ biến nhằm giúp nhà đầu tư lựa chọn được nền tảng phù hợp để giao dịch:
- Phân loại theo cơ chế khớp lệnh: AMM DEX và Central Limit Order Book (CLOB) DEX.
- Phân loại theo hình thức giao dịch: Sàn Spot, Sàn Margin (Đòn bẩy), Sàn Perpetual (Phái sinh),…
- Phân loại theo hệ sinh thái: Stablecoin và các đồng coin/token khác.
- Theo nguồn thanh khoản: Liquidity Center và DEX Aggregator.
3.1. Phân loại theo cơ chế khớp lệnh AMM DEX và CLOB DEX
Với các sàn CEX, sổ lệnh giới hạn tập trung (CLOB) là cơ chế được sử dụng để thực hiện việc giao dịch của người dùng. Lý do là vì các sàn CEX thường có thanh khoản lớn, lượng người dùng đông đảo. Việc sử dụng cơ chế sổ lệnh sẽ mang giúp các lệnh giao dịch của người dùng được khớp nhanh chóng.
Tuy nhiên, các sàn DEX thường có lượng thanh khoản thấp hơn và thời gian khớp lệnh cũng lâu hơn do phải phụ thuộc vào thời gian xử lý khối của blockchain. Bên cạnh đó, sàn DEX cũng là nơi có những token thanh khoản và khối lượng giao dịch thấp. Vậy nên cơ chế AMM sẽ được sử dụng nhằm giải quyết những vấn đề này.
Để có thể hoạt động, AMM sẽ cần được cung cấp thanh khoản bởi các Liquidity Provider vào các Liquidity Pool. Khi người dùng thực hiện các giao dịch, tài sản của họ sẽ được quy đổi trong bể thanh khoản theo sự tính toán của Smart Contract thay vì khớp lệnh theo cơ chế sổ lệnh ở các sàn CEX. Một số sàn DEX sử dụng cơ chế AMM bao gồm Uniswap, Sushiswap, Balancer,…
Tuy nhiên với sự ra đời của các blockchain layer 1/layer 2 và các appchain với khả năng xử lý giao dịch và tốc độ được cải thiện đáng kể, các Order Book DEX đang dần nhận được sự chú ý trong thời gian gần đây. Một số các dự án Order Book DEX nổi bật có thể kể đến gồm dYdX, Serum, Orderly Network,…
3.2. Phân loại theo hình thức giao dịch
Tương tự như các sàn CEX có nhiều tính năng như giao dịch giao ngay (Spot), giao dịch đòn bẩy (Margin) và giao dịch phái sinh (Perpetual) thì sàn DEX cũng có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại vẫn chưa có sàn DEX nào cung cấp đầy đủ cả 3 tính năng hoàn chỉnh, vậy nên người dùng cần lưu ý và sử dụng đúng nền tảng. Một số sàn DEX nổi bật với từng tính năng bao gồm:
- Sàn giao dịch giao ngay (Spot): Curve, Pancakeswap, Balancer….
- Sàn giao dịch đòn bẩy (Margin): Mango Market, Ooki…
- Sàn giao dịch phái sinh (Derivatives): Perpetual Protocol, dYdX, GMX,…
3.3. Phân loại theo hệ sinh thái
Đối với sàn CEX như Binance, OKX, Huobi thì bạn không cần quan tâm đến việc sàn giao dịch thuộc hệ sinh thái blockchain nào. Tuy nhiên, các sàn DEX thường sẽ được xây dựng trong các hệ sinh thái khác nhau và mỗi một hệ sẽ có một sàn DEX đứng đầu về thanh khoản, TVL và khối lượng giao dịch.
Các hệ sinh thái mà các DEX được xây dựng trên bao gồm Ethereum, BNB Chain, Solana, Arbitrum, Optimism, Avalanche, Polygon,… Dưới đây là một số sàn DEX nổi bật trong từng hệ sinh thái:
- Ethereum/Layer 2: Curve, Uniswap, Sushiswap,…
- BNB Chain: Pancakeswap, Biswap,…
- Polygon: Curve, Uniswap, Quickswap,…
- Solana: Sereum DEX
- Tron: Sunswap
- Cosmos: Osmosis
Hiện nay, đa số sàn DEX đã chuyển qua hỗ trợ Multichain, tức là người dùng có thể tùy chọn giao dịch trên nhiều hệ sinh thái khác nhau chứ không bị giới hạn trong 1 hệ sinh thái. Tuy nhiên, thông thường nếu đó không phải hệ sinh thái chính được sàn DEX đó hỗ trợ thì thanh khoản của hệ đó sẽ thấp khiến cho giá bị ảnh hưởng.
Ví dụ Pancakeswap có hỗ trợ 9 mạng lưới blockchain bao gồm BNB Chain, Ethereum, Aptos,… tuy nhiên nếu lựa chọn giao dịch mua bán coin/token trên Pancakeswap (mạng Ethereum) thì thanh khoản sẽ thấp hơn so với giao dịch trên Uniswap bởi Uniswap đang chiếm phần lớn thanh khoản trên mạng này.
3.4. Phân loại theo nguồn thanh khoản
Khi xem xét về nguồn thanh khoản của các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), chúng ta có thể chia thị trường thành hai loại chính: AMM Liquidity Center và AMM Liquidity Aggregator.
- AMM Liquidity Center: Đây là các sàn giao dịch tự động (AMM) có sở hữu và quản lý riêng các “pool thanh khoản” của họ. Các sàn này không cần phải dựa vào các bên thứ ba khác để có đủ thanh khoản cho giao dịch. Ví dụ như Uniswap, Pancakeswap, Sushiswap.
- AMM Liquidity Aggregator: Là sàn tổng hợp thanh khoản từ nhiều AMM Liquidity Center khác. Điểm mạnh của các AMM Liquidity Aggregator là khả năng tổng hợp thanh khoản từ nhiều nguồn khác nhau trên cùng một blockchain, và họ có khả năng chọn mức giá giao dịch tốt nhất khi so sánh nhiều “pool thanh khoản” khác nhau. Tuy nhiên, họ vẫn còn phụ thuộc vào AMM Liquidity Center để cung cấp thanh khoản. Ví dụ như 1Inch Exchange, Raydium,…
4. Cách sử dụng các sàn giao dịch phi tập trung
Mặc dù sàn DEX được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên về cách thức giao dịch mua bán coin/token trên các DEX sẽ đi theo 1 quy trình chung dưới đây.
4.1. Tạo ví tiền điện tử
Khi giao dịch trên DEX thì bạn cần tự tạo ví điện tử (ví cá nhân) và ví này sẽ do bạn toàn quyền nắm giữ và kiểm soát tài sản. Ví điện tử sẽ có độ bảo mật cao hơn nhờ cơ chế mã hóa thông tin, không định danh người sở hữu ví và không bị ai kiểm soát ngoài bạn, chủ sở hữu của ví.
Bạn có thể chọn loại ví điện tử có thể giao dịch trên DEX ví dụ như Metamask, Trust Wallet,…
4.2. Truy cập vào sàn DEX và kết nối ví
- Truy cập vào sàn DEX.
- Chọn “Connect” sau đó kết nối địa chỉ ví Metamask/Uniswap bạn đã tạo.
4.3. Thực hiện giao dịch trên DEX
Giao dịch trên DEX thường được gọi là “swap” tức là việc bạn hoán đổi 1 token A thành 1 token B. Ví dụ bạn muốn dùng 100 USDT để mua ETH trên sàn Uniswap, bạn cần thực hiện thao tác “swap” để hoán đổi 100 USDT lấy số lượng ETH tương ứng (~0.06 ETH).
Sau khi nhập số lượng token muốn mua bán, có 1 số thông số bạn cần lưu ý như sau:
- Network fees: phí bạn sẽ trả cho mạng lưới blockchain nơi bạn thực hiện giao dịch. Tùy thuộc mạng lưới khác nhau mà phí mạng lưới sẽ khác nhau.
- Price impact: Chênh lệch giữa giá thị trường và giá ước tính khớp lệnh.
- Minimum output: Lượng tiền tối thiểu bạn sẽ nhận được
- Expected output: Lượng tiền ước tính bạn sẽ nhận được (thông thường sẽ cao hơn minimum output)
4.4. Xác nhận giao dịch trên ví
Sau khi kiểm tra đúng thông tin token muốn giao dịch bạn sẽ cần xác nhận giao dịch trên ví Metamask.
- Bước 1: Chọn “Swap”
- Bước 2: Xác nhận thông tin giao dịch, sau đó chọn “Confirm swap”
- Bước 3: Bạn sẽ thấy cửa sổ pop-up của Metamask hiện ra và chọn “Xác nhận” trên ví Metamask
- Bước 4: Hoàn thành
5. Sự khác biệt giữa sàn DEX và CEX
5.1. Quyền kiểm soát tài sản
Việc nạp tiền vào DEX sẽ tạo thuận lợi cho việc giao dịch trên sàn giao dịch tập trung. Số lệnh hay quyền lưu kí tại sàn sẽ dưới quyền của dịch vụ giao dịch trung gian tức là sàn tập trung.
Việc giao dịch giữa người dùng với nhau được thực hiện trực tiếp mà không cần đến sự can thiệp của máy chủ trung tâm. Do vậy mà không có sự xuất hiệ của số lệnh hay quyền lưu kí của nền tảng tập trung. Tài sản được quản lí và kiểm soát trực tiếp của người dùng và các trader khác.
5.2. Tính rõ ràng, xác thực
Không cần sự cho phép nhưng sàn giao dịch tập trung vẫn hoàn toàn có khả năng thao túng hay sử dụng tài sản của người dùng. Điều đáng kinh ngạc hơn là họ có khả năng tạo các giao dịch giả mạo để làm giả các đồng coin, điều chỉnh xu hướng giao dịch để chuộc lợi về mình. Bạn hình dung là họ nắm trong tay cả tài sản của bạn và quyền điều chỉnh giao dịch, nếu là bạn, liệu bạn có nghĩ đến cái lợi về mình mà gian lận? Điều đó không có nghĩa là đầu tư trên sàn giao dịch tập trung là sẽ thua lỗ. Bạn phải tự biết tích hợp và nâng cấp các tính năng bảo mật thường xuyên thì bạn có thể an toàn tránh xa những vấn đề này.
Trái lại, với công nghệ blockchain, DEX không thể nào thao túng tài sản hay can thiệp vào các giao dịch bởi hệ thống minh bạch và công bằng mà công nghệ blockchain đem lại.
5.3. Tính ẩn danh
Quy định mới của chính phủ về việc tuân thủ KYC và AML nghiêm ngặt nên việc giao dịch nặc danh để trao đổi trên sàn tập trung (CEX) là rất khó.
Trong khi đó DEX lại cho phép việc ẩn danh.
5.4. Trao đổi, giao dịch
Thực hiện “Thuật toán khớp thương mại ngẫu nhiên”, trong đó thuật toán khớp lệnh mua/bán lệnh và thực hiện giao dịch. Có tính thanh khoản cao và cho phép việc ghép đôi tiền tệ Mulitplo.
Thực hiện trao đổi “Hợp đồng thông minh”. Tốc độ và phí thấp. Ghép nối tiền điện tử có giới hạn (Trang web DEX hiện tại chỉ cho phép giao dịch với ETH và một số loại tiền điện tử nhất định).
6. Top sàn DEX nổi bật nhất hiện tại
6.1. dYdX
Không giống như hầu hết các DEX khác, dYdX là một DEX sổ đặt hàng. Do đó, sàn này mang lại cho người dùng trải nghiệm giao dịch tiền điện tử truyền thống hơn.
Nền tảng này cũng hoạt động như một nền tảng cho vay với tính năng cho vay và vay ký quỹ chéo, cho phép người dùng kiếm thu nhập thụ động nếu họ để lại tiền của mình trên nền tảng. Tài sản được sử dụng tích cực trong giao dịch cũng có thể tạo ra lãi suất.
Sau khi “rời bỏ” Ethereum chuyển sang hạ tầng của blockchain Cosmos, dYdX chính thức vượt mặt Uniswap, trở thành DEX có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất trong mảng, dựa trên dữ liệu từ CoinMarketCap và xác nhận từ phía dự án vào tối qua (16/01).
- Ưu điểm: Thân thiện với người dùng, khối lượng giao dịch cao thứ hai trong số các DEX, có ứng dụng di động, phí giao dịch chỉ 0,1%, cung cấp giao dịch với đòn bẩy, cho phép kiếm thu nhập thụ động theo nhiều cách.
- Nhược điểm: Không có tiền gửi fiat, lựa chọn giao dịch hạn chế
Có thể bạn quan tâm: dYdX là gì? Tìm hiểu từ A-Z về sàn giao dịch phái sinh dYdX
6.2. Uniswap
Đứng đầu trong danh sách các sàn giao dịch phi tập trung tốt nhất là Uniswap — DEX đầu tiên và lớn nhất của Ethereum. Uniswap là một sàn giao dịch hoàn hảo cho những ai muốn kiếm lãi từ tài sản của mình. Nền tảng này cực kỳ phổ biến; khối lượng trung bình hàng ngày của nó thường vượt ngưỡng 4 tỷ đô la. Là một AMM DEX, Uniswap quản lý bể thanh khoản phi tập trung của mình thông qua một thuật toán với mục đích xác định tỷ lệ hoán đổi tốt nhất cho từng cặp giao dịch.
- Ưu điểm: Có hơn 400 token, là một nền tảng trao đổi lớn, có uy tín, khối lượng giao dịch cao, được quản lý DAO, người dùng có thể kiếm thu nhập thụ động thông qua staking, phí giao dịch từ 0,1% đến 1%
- Nhược điểm: Không có giao dịch fiat, nguy cơ tổn thất tạm thời luôn hiện hữu
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về Uniswap sàn giao dịch phi tập trung top đầu thị trường
6.3. Curve Finance
Curve là một AMM DEX, và, giống như Uniswap, Curve sử dụng mạng phi tập trung của Ethereum. DEX này có token, CRV, có thể được sử dụng để quản trị bằng cách trao quyền biểu quyết cho chủ sở hữu.
- Ưu điểm: Có hơn 45 token, phí giao dịch vào khoảng 0,04%, chủ sở hữu token được bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng
- Nhược điểm: Giao diện phức tạp
7. Lưu ý khi giao dịch trên sàn DEX
7.1. Mức độ biến động và chênh lệch giá lớn
Do thanh khoản trên DEX còn hạn chế đặc biệt là đối với các sàn giao dịch mới nên người dùng sẽ phải chịu mức trượt giá cao hơn khi giao dịch trên CEX có thanh khoản tốt hơn. Vì thế lúc mua bán coin trên DEX bạn nên kiểm tra kỹ mức độ trượt giá và so sánh với các sàn giao dịch khác nhau để chọn được tỷ giá tốt nhất
7.2. Lưu ý khi tìm kiếm coin trên sàn DEX
Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể tạo token sau đó add thanh khoản trên DEX nên nhiều token scam và lừa đảo xuất hiện. Khi muốn mua coin trên DEX (đặc biệt là coin mới) bạn nên kiểm tra đúng ký hiệu và smart contract của đồng coin mình muốn mua.
7.3. Sử dụng phức tạp
Việc sử dụng sàn DEX đối với người mới khá phức tạp, đặc biệt trong quá trình gửi coin vào ví cá nhân như Metamask, nên người dùng cần lưu ý kỹ về vấn đề bảo mật và kiểm tra chính xác mạng lưới blockchain mình đang sử dụng.
7.4. Điều chỉnh gas fee để giao dịch nhanh hơn
Các lệnh của người dùng khi thực hiện trên DEX phải chờ đợi các node trên blockchain xác nhận, điều này dẫn đến độ trễ tương đối khi giao dịch chờ được xác nhận. Nếu muốn đẩy nhanh tốc độ, bạn có thể điều chỉnh gas fee trên ví Metamask để giao dịch được thực thi nhanh hơn.
Nếu bạn là người mới tham gia thị trường Crypto:
- Tải khoá học đầu tư Crypto A-Z tại đây.
- Xem ngay Tổng hợp 10 cách kiếm tiền cùng Crypto hiệu quả, không cần vốn.