Bạn đang khao khát chinh phục thị trường tiền mã hóa đang “uptrend” liên tục nhưng lại loay hoay tìm kiếm chiến lược tối ưu? Bí mật nằm ở “Định luật dòng tiền” – chìa khóa vàng dẫn lối bạn đến với lợi nhuận bùng nổ!
Chỉ với 3 phút đọc bài viết này, bạn sẽ khám phá:
- Lý do đằng sau việc lựa chọn đầu tư vào từng đồng coin: Hiểu rõ dòng tiền chảy vào đâu, đồng coin nào tiềm năng để bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
- Chiến lược “bắt sóng” xu hướng: Nắm bắt quy luật luân chuyển của dòng tiền để tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn thị trường.
- “Định luật” đầu tư mới mẻ: Thay đổi hoàn toàn tư duy đầu tư của bạn, giúp bạn tự tin chinh phục thị trường Crypto đầy biến động.
Hãy biến 3 phút này thành bước ngoặt đầu tư của bạn! Khám phá ngay bí mật “Quy luật dòng tiền” và “thăng hạng” đầu tư trong thị trường Crypto đầy sôi động này nhé!
1. Dòng tiền trong thị trường tiền mã hóa
Trước hết, cùng ONUS theo dõi biến động giá coin trong các tháng đầu năm 2024 qua hình ảnh sau:
Có thể thấy, sau khi Bitcoin tăng giá, các đồng coin khác cũng lần lượt tăng theo thứ tự.
Đây là xu hướng biến động giá theo chu kỳ hay chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên?
Đừng bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào vì nội dung dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và những thông tin vô cùng quan trọng liên quan đến việc nắm bắt “thời điểm vàng” để mua bán tiền mã hóa có lời nhất!
1.1. Dòng tiền là gì?
Dòng tiền là luồng tiền mặt hoặc tài sản tài chính di chuyển vào hoặc ra khỏi một ngành công nghiệp, một thị trường hoặc một loại tài sản cụ thể nào đó.
Trong thị trường tiền mã hóa, dòng tiền được thể hiện qua lưu lượng tiền mặt hoặc tiền kỹ thuật số được đầu tư vào hoặc rút khỏi thị trường.
1.2. Quy luật dòng tiền của tiền mã hoá là gì?
Giải mã hướng chảy của dòng tiền trong những phân tích dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu được quy luật tăng giảm giá của Bitcoin cùng hàng loạt các đồng tiền mã hóa khác. Từ đó, bạn có thể thành công “bắt đáy” và bán ở mức giá cao nhất mà mình mong muốn.
Giai đoạn 1: Fiat => Bitcoin
Ở giai đoạn đầu tiên, dòng tiền chảy từ Fiat (Tiền pháp định) vào Bitcoin, tạo đà cho toàn bộ thị trường đi lên.
Fiat (Tiền pháp định/Tiền định danh) được hiểu đơn giản là tiền giấy, tiền xu, tiền trong tài khoản ngân hàng của người dùng. Đây là loại tiền tệ được chính phủ của một quốc gia công nhận làm phương tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời được quản lý và phát hành bởi cơ quan tài chính chính thức của quốc gia đó (Ngân hàng Trung Ương).
Bitcoin là loại tiền điện tử nổi tiếng nhất thế giới, ra đời từ năm 2009. Điểm đặc biệt của Bitcoin là hoạt động trên công nghệ blockchain – nơi ghi chép công khai và không thể thay đổi mọi giao dịch. Bitcoin không chịu sự quản lý của bất kỳ ngân hàng Trung Ương nào.
Sự luân chuyển dòng tiền trong thị trường tiền mã hóa bắt đầu bằng sự kiện phát hành một số lượng rất lớn stablecoin. Sau đó, truyền thông sẽ đưa tin để thu hút những người quan tâm tham gia đổ tiền vào thị trường.
Dòng tiền sẽ đổ từ Fiat vào Bitcoin đầu tiên bởi đây là đồng tiền điện tử quyền lực và nổi tiếng nhất, tạo đà cho toàn bộ thị trường đi lên.
Giai đoạn 2: Bitcoin => Large caps
Kết thúc giai đoạn 1, khi giá Bitcoin tăng mạnh tới một mức nhất định, dòng tiền sẽ chuyển xuống nhóm các đồng Large-cap coin.
Tính theo Market cap (Vốn hóa thị trường), large cap là coin top đầu thị trường, bao gồm các đồng coin có vốn hóa trên 10 tỷ USD. Nhóm coin này có đặc trưng là độ rủi ro và biến động thấp trong khi thanh khoản cao. Một số đồng large-cap coin phổ biến có thể kể đến như: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Tether (USDT),…
Dòng tiền trong thị trường tiền mã hóa muốn vào được một hệ sinh thái bắt buộc phải đi qua các đồng coin nền tảng này.
Ví dụ, nếu bạn muốn tham gia vào hệ sinh thái Binance Smart Chain (BSC), bạn cần phải có đồng BNB để sử dụng làm phí giao dịch. Khi người dùng mua BNB, giá trị của đồng tiền này cũng sẽ tăng lên.
Giai đoạn 3: Large caps => Mid caps
Dòng tiền tiếp tục luân chuyển từ các Large-cap coin sang các Midcap coin.
Midcap coin là điển hình cho những coin từ top 50-100 market cap, có vốn hóa thị trường từ 1 tỷ USD đến 10 tỷ USD. Nhà đầu tư thường đánh giá cao các coin này về mức độ tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, xét về góc độ rủi ro thì Midcap coin không an toàn bằng Large-cap coin. Một số đồng Midcap coin phổ biến là: TRON (TRX), Polygon (MATIC), Polkadot (POT),…
Khi dòng tiền đổ vào Midcap coin, giá những đồng tiền mã hóa này thường sẽ tăng trưởng khả quan. Tất nhiên không phải tất cả đều tăng, chỉ có những dự án thực sự có nền tảng tốt hoặc có nhiều tin tức tích cực mới có đà tăng mạnh mẽ.
Giai đoạn 4: Mid caps => Low caps
Sau khi đã lưu thông trong nhóm Midcap một thời gian, dòng tiền bắt đầu chuyển qua nhóm cuối là Low-cap coin.
Những đồng coin có vốn hóa thị trường nhỏ hơn 1 tỷ USD cùng với mức độ biến động và rủi ro rất cao được hiểu là Low-cap coin, chẳng hạn như: Neo (NEO), Pancake Swap (CAKE),…
Lúc này, hàng loạt các đồng coin rác, meme coin bật tăng giá trị gấp 10, thậm chí gấp 100 lần. Rất nhiều đồng coin trong nhóm này “án binh bất động” cả năm trời, bỗng dưng một ngày đẹp trời dòng tiền ồ ạt chảy vào khiến chúng “hồi sinh” một cách kỳ diệu.
Minh chứng điển hình nhất cho xu hướng này là sự bật nhảy đáng kinh ngạc của Pepe – một đồng meme coin vốn được sinh ra với mục đích giải trí. Thị trường tiền mã hóa chứng kiến mức tăng ấn tượng lên tới 451% của Pepe coin chỉ trong 7 ngày đầu tháng 3/2024. Xu hướng này thường được tạo ra do hội chứng FOMO cực độ trong đầu tư tiền mã hóa.
Giai đoạn 5: Low caps => Bitcoin
Ở giai đoạn cuối cùng, dòng tiền từ Lowcap coin quay trở lại Bitcoin.
Dòng tiền mã hóa chỉ chảy qua các Low cap coin trong một thời gian ngắn. Sau khi “thu hoạch” chiến lợi phẩm theo đúng kế hoạch và nhóm coin này đã hết “trend”, các nhà đầu tư thường dẫn vốn quay trở lại với “người anh cả” của giới crypto – Bitcoin.
Bitcoin vẫn là đồng tiền quyền lực và nổi tiếng nhất trong thị trường tiền mã hóa. Do đó, dòng tiền sau khi trải qua hành trình “trải nghiệm” cùng những đồng coin khác thường có xu hướng quay trở lại xuất phát điểm ban đầu.
Giai đoạn 6: Bitcoin => Fiat
Hoạt động lưu thông cuối cùng của dòng tiền diễn ra khi những người tham gia rút vốn khỏi thị trường crypto thông qua các ví điện tử và ứng dụng ngân hàng. Kể từ đây, tiền mã hóa chính thức kết thúc hành trình của mình và biến đổi thành tiền pháp định.
1.3. Những lưu ý quan trọng về dòng tiền mã hóa
Khi vận dụng định luật dòng tiền vào chiến lược và quyết định đầu tư của mình, bạn nên xem xét một số lưu ý dưới đây:
- Dòng tiền từ giai đoạn 3 và giai đoạn 4 thường là đầu cơ. Đó có thể là dấu hiệu cho một chu kỳ tăng sắp kết thúc. Vì thế, nhà đầu tư không nên giữ đồng tiền nào quá lâu ở giai đoạn này.
- Dòng tiền liên tục di chuyển giữa các hệ sinh thái crypto. Một hệ sinh thái có thể đón nhận nhiều lần trong một chu kỳ tăng tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
- Ở giai đoạn cuối cùng, việc bơm tiền vào một đồng coin rác sẽ dễ hơn so với bơm một đồng coin top. Do đó, bạn cũng nên cẩn trọng khi đánh giá và ra quyết định. Tăng nhanh cũng có nghĩa là giảm nhanh. Nhà đầu tư không bao giờ nên đặt niềm tin hoàn toàn vào các đồng coin rác.
- Quy luật dòng tiền này hoạt động hiệu quả nhất trong thị trường tiền mã hóa uptrend (xu hướng tăng giá). Bạn nên chờ đợi đến khi thị trường phục hồi trước khi áp dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần phải theo dõi sát thị trường, nắm bắt những xu hướng, công nghệ để xác định hệ sinh thái nào giải quyết được các vấn đề đang gặp phải và có khả năng thu hút dòng tiền.
Như vậy, ONUS vừa cùng bạn tìm hiểu về quy luật dòng tiền cũng như cách vận hành của tiền mã hóa.
Vậy làm thế nào để nhận biết rằng dòng tiền đang lưu thông ở giai đoạn nào của thị trường?
Đừng bỏ lỡ nội dung tiếp theo để tìm câu trả lời nhé!
2. Cách nhận biết dòng tiền đang ở đâu trong thị trường
Để xác định dòng tiền đang dịch chuyển vào đâu và đang ở giai đoạn nào trong thị trường tiền mã hóa, nhà đầu tư có thể theo dõi chỉ số Bitcoin Dominance (BTC.D) và tổng vốn hóa thị trường.
2.1. Công thức tính chỉ số Bitcoin Dominance (BTC.D)
Bitcoin Dominance (BTC.D) là tỷ lệ thống trị thị trường của Bitcoin trên tổng vốn hóa của toàn bộ thị trường tiền mã hóa. Công thức tính BTC Dominance như sau:
BTC.D = Vốn hóa Bitcoin (BTC) / Vốn hóa tổng thị trường tiền mã hóa |
Ví dụ: Tổng vốn hóa thị trường là $2,000 tỷ USD, vốn hóa Bitcoin là $1,200 tỷ USD thì chỉ số BTC.D sẽ tương đương: BTC.D = 1,200/2,000 = 60%.
Chỉ số BTC.D thể hiện sức mạnh của Bitcoin trong thị trường tiền mã hóa
Chỉ số BTC.D này cho phép nhà đầu tư xác định xu hướng tiếp theo của Altcoin dựa trên BTC.D như:
- Khi BTC Dominance tăng: Dòng tiền đổ về Bitcoin và giá các Altcoin sẽ đi xuống.
- Khi BTC Dominance giảm: Dòng tiền đang chảy về Altcoin hoặc về Stablecoin.
2.2. Áp dụng Bitcoin Dominance trong đầu tư tiền mã hoá
Bạn có thể áp dụng phân tích Bitcoin Dominance để quyết định giao dịch Bitcoin hay Altcoin tùy theo từng thời điểm. Hiện tại, Bitcoin là đồng lead thị trường và không có đồng nào có vốn hoá lớn hơn Bitcoin. Vì vậy, nhà đầu tư có thể áp dụng các chiến lược đầu tư theo chỉ số BTC.D như sau:
- Nếu BTC.D đang trong xu hướng tăng và giá Bitcoin đang trong xu hướng tăng => Nên mua Bitcoin.
- Nếu BTC.D đang trong xu hướng tăng và giá Bitcoin đang trong xu hướng giảm => Nên bán các đồng Altcoin.
- Nếu BTC.D đang trong xu hướng giảm và giá Bitcoin đang trong xu hướng tăng: Nên mua các đồng Altcoin.
- Nếu BTC.D đang trong xu hướng giảm và giá Bitcoin đang trong xu hướng giảm: Nên bán Bitcoin.
3. Các tiêu chí đánh giá dòng tiền trong tiền mã hoá
Dòng tiền có thể được đo và phân tích thông qua nhiều chỉ số và yếu tố khác nhau như khối lượng giao dịch, vốn hóa thị trường, biến động giá và các yếu tố khác. Phân tích dòng tiền có thể cung cấp thông tin quan trọng về xu hướng và tình hình của thị trường, từ đó hỗ trợ nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.
Các yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi đánh giá dòng tiền như sau:
- Dòng tiền vào: Dòng tiền vào đại diện cho số tiền mới được đầu tư vào thị trường tiền mã hóa. Dòng tiền vào có thể bao gồm tiền mặt từ nhà đầu tư mới, tiền từ các dự án ICO hoặc DeFi mới, hoặc tiền từ các quỹ đầu tư.
- Dòng tiền ra: Đây là số tiền rút khỏi thị trường tiền mã hóa thông qua việc bán các loại tiền mã hóa hoặc rút tiền từ các ví điện tử. Dòng tiền ra có thể tăng lên trong những thời kỳ không chắc chắn hoặc khi có tin đồn về rủi ro.
- Khối lượng giao dịch: Đây là lượng tiền được giao dịch trong thị trường tiền mã hóa trong một khoảng thời gian nhất định. Khối lượng giao dịch cao có thể cho thấy sự tăng trưởng của hoạt động giao dịch và sự quan tâm của nhà đầu tư và ngược lại.
- Vốn hóa thị trường: Đây là tổng giá trị của tất cả các loại tiền mã hóa có sẵn trên thị trường. Vốn hóa thị trường có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào dòng tiền vào và ra khỏi thị trường tiền mã hóa.
- Biến động giá: Biến động giá cho thấy sự thay đổi trong giá của các loại tiền mã hóa trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng giảm giá có thể phản ánh dòng tiền đang di chuyển vào hoặc ra khỏi thị trường, cũng như sự biến động của tâm lý thị trường.
4. Tại sao cần nghiên cứu định luật dòng tiền trong Crypto
Nghiên cứu về dòng tiền trong thị trường tiền mã hóa là một bước quan trọng của việc hiểu và dự đoán các xu hướng cũng như biến động thị trường.
Dự đoán xu hướng giá
Dòng tiền có thể là một chỉ báo mạnh mẽ về hướng diễn biến giá trong tương lai. Khi một lượng lớn tiền mặt hoặc tiền mã hóa được đầu tư vào một loại tài sản cụ thể, giá của tài sản đó thường tăng lên. Ngược lại, khi dòng tiền rút khỏi một tài sản, giá có thể giảm mạnh.
Phát hiện các cơ hội đầu tư
Bằng cách theo dõi dòng tiền, nhà đầu tư có thể phát hiện ra các cơ hội đầu tư tiềm năng. Khi dòng tiền vào một dự án cụ thể tăng mạnh, điều này có thể là dấu hiệu của sự quan tâm và niềm tin từ cộng đồng đầu tư, có thể tạo ra cơ hội kiếm lời nhanh chóng.
Trong quá khứ, nhiều “Coin thủ” đã kiếm được món hời rất lớn khi phát hiện cơ hội đầu tư và bắt đáy chính xác các đồng tiền tiềm năng nhờ việc phân tích định luật dòng tiền.
Tháng 4/2024, Bitcoin (BTC) đạt ATH ở mức giá xấp xỉ 73,000 USD/BTC. Chỉ sau đó 1 tuần, hàng loạt Altcoins (đặc biệt là Memecoin) tăng vọt, mang lại khoản lợi nhuận khủng cho nhiều nhà đầu tư – những người hiểu rõ về định luật dòng tiền trong Crypto và “bắt đáy” đùng thời điểm.
Ở thời điểm hiện tại, Bitcoin (BTC) đang liên tục phá đỉnh và lập nên những kỷ lục ATH mới ( 108,623.88 USD), sau khi Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump – người ủng hộ thị trường Crypto tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầu tháng 11/2024.
Đây là tín hiệu tích cực cho thấy dòng tiền đang chảy mạnh mẽ vào thị trường Crypto, dẫn đầu là Bitcoin và tiếp nối bằng các Altcoins tiềm năng.
Đừng bỏ lỡ cơ hội vàng để săn Altcoins và “hốt bạc” trong thời điểm này nhé! Tải ONUS ngay!
Đánh giá tình trạng thị trường
Dòng tiền cũng cung cấp thông tin về tình trạng tổng thể của thị trường. Nếu dòng tiền liên tục rút khỏi thị trường hoặc chuyển sang tài sản an toàn, điều này có thể là dấu hiệu của tâm lý lo ngại hoặc sự bất ổn nào đó trong thị trường tiền mã hóa.
Quản lý rủi ro
Hiểu rõ về dòng tiền giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro tốt hơn. Bằng cách theo dõi dòng tiền và thực hiện phân tích, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định dựa trên thông tin một cách chính xác, có căn cứ, góp phần giảm thiểu các rủi ro khi đầu tư.
Hiểu biết thị trường và nhà đầu tư
Nghiên cứu về dòng tiền giúp hiểu rõ hơn về hành vi của nhà đầu tư và cách thức hoạt động của thị trường. Điều này có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng đầu tư và ra quyết định thông minh hơn trong các giao dịch và đầu tư vào tiền mã hóa.
=> Đừng bỏ lỡ: Khung giờ giao dịch Bitcoin bách phát bách trúng
Tổng kết
Sự luân chuyển của dòng tiền là một yếu tố vô cùng quan trọng có thể tác động đến giá và xu hướng trong thị trường tiền mã hóa. Nghiên cứu và nắm rõ định luật dòng tiền Crypto sẽ giúp bạn có những quyết định đầu tư sáng suốt và hiệu quả nhất.
Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!