Giai đoạn Enclosed Mainnet có vai trò quan trọng và thật sự cần thiết đối với Pi Network, nó quyết định tới việc khi nào dự án mới bước sang thời kỳ mạng mở. Chính vì vậy, trong giai đoạn này có nhiều chính sách và nhiệm vụ cần người dùng thực thi.
1. Enclosed Mainnet là gì?
Enclosed Mainnet (mạng khép kín) là giai đoạn chuyển giao giữa Testnet và Mainnet của dự án Pi Network. Giai đoạn này bắt đầu từ tháng 12/2021 và vẫn đang kéo dài đến thời điểm hiện tại.
Đặc điểm của giai đoạn Enclosed Mainnet là Mainnet vẫn đang hoạt động nhưng nó có “tường lửa” ngăn chặn mọi kết nối bên ngoài không mong muốn. Người tiên phong chỉ có thể giao dịch Pi coin trong nội bộ theo hình thức ngang hàng giữa các ví, họ chưa thể gửi hoặc nhận Pi từ các blockchain hoặc sàn giao dịch khác.
Giai đoạn Enclosed Mainnet được đánh giá là một bước quan trọng để chuẩn bị cho việc mở Mainnet trong tương lai. Nó cho phép đội ngũ dự án ngăn chặn các gian lận cho Pi bằng KYC Pi Network và có thời gian phát triển hệ sinh thái. Điều này giúp tạo ra một mạng chính thức mạnh mẽ và ổn định, đồng thời tăng cơ hội cho sự thành công trong tương lai.
2. Tại sao Pi Network chọn có giai đoạn Enclosed Mainnet?
Thời kỳ Mạng khép kín là lựa chọn mang tính chiến lược nhằm xây dựng nên mạng lưới tiền điện tử thực chất và tiện ích thực sự để cung cấp lợi ích tốt nhất cho cộng đồng Pi Network. Từ đó, hướng đến khẳng định Pi coin là đồng tiền điện tử hoàn toàn khác biệt trên thị trường crypto. Trong thời gian này, Pi Network đặt ra 2 nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện gồm: Xác minh KYC và Xây dựng hệ sinh thái.
2.1. Xác minh KYC
Mục tiêu của Pi Network là thiết lập một hệ sinh thái và tiền kỹ thuật số toàn diện, phân phối rộng khắp cho mọi người tiên phong. Phương thức khai thác của Pi Network dựa trên mạng lưới xã hội và tận dụng sự đóng góp của những Người tiên phong “thật”. Do đó, mạng duy trì chính sách người dùng chặt chẽ: Mỗi người chỉ được có một tài khoản duy nhất.
Quá trình KYC (Know Your Customer) đóng vai trò là bước sàng lọc, đảm bảo rằng chủ tài khoản Pi là người thật, không phải AI, robot,… Điều này giúp ngăn chặn gian lận, tránh một người nhiều tài khoản, chiếm suất khai thác Pi gây ảnh hưởng đến tốc độ đào của người dùng khác. Nhờ vậy, giúp Pi phát triển theo đúng tầm nhìn với một hệ sinh thái toàn người Tiên phong thật sự. Quá trình này vẫn đang được tiến hành và vào tháng 4 năm 2024 trên trang Twitter của dự án thông báo rằng hơn 10 triệu người tiên phong đã hoàn thành KYC.
2.2. Xây dựng hệ sinh thái
Trong giai đoạn Enclosed Mainnet, đội ngũ dự án Pi Network chú trọng vào việc phát triển các tiện ích thực sự cho mạng. Công việc này bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng và nền tảng hệ sinh thái trong môi trường khép kín mà không gây tiếng ồn.
Pi Network hướng đến tạo ra một hệ sinh thái chặt chẽ, nơi các ứng dụng và tiện ích đáp ứng được những nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, nền tảng của Pi còn phát triển phi tập trung, chuỗi khối, người dùng có thể an tâm thực hiện các giao dịch an toàn và minh bạch. Tất cả nhằm thực hiện tầm nhìn cuối cùng là xây dựng hệ sinh thái ngang hàng và trải nghiệm trực tuyến toàn diện nhất thế giới.
3. Khám phá lợi ích của giai đoạn Enclosed Mainnet
Có thể các nhà đầu tư crypto đã quen với khung thời gian ngắn cho việc tạo nên một dự án tiền điện tử. Nhưng đối với core team của Pi Network thì thời gian ngắn không phải lúc nào cũng phù hợp để tạo ra giá trị thực và tiện ích bền vững. Chính vì vậy giai đoạn Enclosed mainnet được coi là bước chuẩn bị kỹ lưỡng trước thềm Open Mainnet. Dưới đây là một số lợi ích của giai đoạn mạng khép kín cho dự án:
3.1. Đối với người tiên phong
Hàng triệu người dùng có thời gian hoàn thành quá trình KYC và chuyển số dư Pi của họ sang Mainnet. Điều này nhằm mang tính đồng bộ cho những người tham gia mạng Pi, giúp tất cả người tiên phong có thể KYC trong thời gian hợp lý và đều có thể sử dụng số Pi vào các giao dịch bên ngoài nền tảng về sau. Với tính chất khép kín, giai đoạn này còn giúp người tiên phong tập trung vào quá trình chuyển đổi sang Mainnet mà không gặp bất kỳ ảnh hưởng bên ngoài chuỗi khối.
3.2. Ngăn chặn các mối đe dọa về bảo mật và chống lại hành động gian lận
Giai đoạn Enclosed mainnet giúp bảo vệ hệ sinh thái Pi Network bằng cách giới hạn quyền sở hữu tài khoản 1 người – 1 tài khoản và kiểm soát chặt chẽ các tài khoản đăng ký mới để giảm thiểu nguy cơ gian lận, giả mạo. Bằng cách duy trì môi trường khép kín, Pi Network có thể theo dõi và phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn, từ đó bảo vệ dữ liệu và tài sản của người dùng.
3.3. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới Pi
Nhóm xây dựng Pi Network có thể tập trung vào việc phát triển và thử nghiệm các tiện ích thực sự cho Pi ở giai đoạn Enclosed Mainnet. Các ứng dụng này được thiết kế với mục đích đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng từ thanh toán, giao dịch đến các dịch vụ trực tuyến khác. Thông qua việc phát triển các tiện ích, Pi Network tạo ra một hệ sinh thái bền vững, nơi người dùng có thể sử dụng Pi cho các giao dịch hàng ngày và tương tác với nhiều dịch vụ khác nhau.
Ngoài ra, khoảng thời gian mạng khép kín còn tạo thêm thời gian cho việc chuyển đổi các Ứng dụng Pi đang triển khai trên Testnet sang Mainnet và lặp lại bất kỳ sửa đổi, điều chỉnh nào đối với Mainnet và hệ sinh thái trước khi bước vào mạng mở.
3.4. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng
Enclosed Mainnet còn là giai đoạn lý tưởng cho những người tiên phong có thời gian tìm hiểu sâu hơn về Pi Network và cách ứng dụng Pi vào trong thực tế. Người dùng dễ dàng thử nghiệm và làm quen với các tính năng và tiện ích mới của mạng trong môi trường an toàn, được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, Pi Network nỗ lực xây dựng một cộng đồng người dùng tích cực và gắn kết; khuyến khích sự hợp tác, đóng góp ý tưởng từ các thành viên tiên phong.
4. Chính sách của người dùng trong thời kỳ Enclosed Mainnet
Những người tiên phong được khuyến khích giao dịch hàng hóa và dịch vụ lấy Pi bằng ví Mainnet. Hơn nữa, trên trình duyệt Pi – nơi chứa hệ sinh thái của mạng sẽ có những ứng dụng mới ra mắt cho phép người tiên phong sử dụng Pi của họ để đổi lấy tiện ích thật sự.
Với mục tiêu kích hoạt hệ sinh thái dựa trên tiện ích, nhóm người tiên phong có thể tham gia vào bất kỳ phong trào hoặc chương trình tạo ứng dụng Pi với tư cách là người lên ý tưởng, nhà thiết kế, nhà phát triển, người hỗ trợ cộng đồng,…
Việc sử dụng các giao dịch ngang hàng giữa Tiên phong với Tiên phong, Tiên phong đến Ứng dụng hay Ứng dụng đến Tiên phong sau đây sẽ được phép:
- Trao đổi Pi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ thông qua Ứng dụng Pi.
- Chuyển Pi giữa những người tiên phong trong giao dịch hàng hóa và dịch vụ.
Ngoài ra, các chính sách của Pi Network đã kết hợp các hạn chế trong giai đoạn mạng kín. Theo đó, người dùng bắt buộc phải thực hiện “3 không” như sau:
- Không được đổi Pi lấy tiền tệ fiat
- Không cho phép đổi Pi lấy các loại tiền điện tử khác.
- Không chuyển đổi Pi để lấy lời hứa trong tương lai về tiền fiat hoặc các loại tiền điện tử khác.
5. Những lưu ý về Pi Network khi đang trong giai đoạn Enclosed Mainnet
Khi Pi Network đang trong giai đoạn Enclosed Mainnet, mặc dù các giao dịch giữa các ứng dụng Pi với người tiên phong và các giao dịch giữa người tiên phong với người tiên phong được phép, nhưng mạng lưới sẽ có thêm các điểm sau để duy trì tính chất khép kín của thời kỳ:
5.1. Không kết nối với blockchain hoặc sàn giao dịch khác
Pi Network sẽ không có kết nối với bất kỳ blockchain hoặc các sàn giao dịch tiền điện tử khác. Điều này có nghĩa là người dùng không thể chuyển Pi coin sang bên thứ 3 và ngược lại.
5.2. Cách thức truy cập Mainnet
Mainnet chỉ có thể được truy cập thông qua PiBridge và ứng dụng Pi trên trình duyệt Pi. Mainnet blockchain sẽ có thể truy cập từ bất kỳ máy tính nào trên internet, nhưng chỉ thông qua tường lửa để đảm bảo thực thi các quy tắc bảo mật và kiểm soát truy cập.
5.3. Pi Nodes cốt lõi
Chỉ các nút của nhóm cốt lõi mới có quyền thực hiện hoạt động trên mainnet trong giai đoạn Enclosed Mainnet. Mục đích của việc này là đảm bảo tường lửa duy trì xuyên suốt thời kỳ và các chính sách của mạng lưới được thực thi nghiêm ngặt.
5.4. Hỗ trợ các hoạt động kinh tế Pi
Các giao dịch giữa những người tiên phong đã xác minh danh tính (KYC) có thể thực hiện thông qua Pi Wallet. Điều này cho phép những người dùng đã vượt qua quá trình xác minh được sử dụng Pi để giao dịch trong nội bộ mạng lưới.
5.5. Sử dụng các ứng dụng trên trình duyệt Pi
Người tiên phong được phép sử dụng ứng dụng Pi in Pi trên trình duyệt Pi để truy cập Mainnet thông qua SDK ứng dụng Pi và API chuỗi khối Pi. Lưu ý, một số ứng dụng trên trình duyệt Pi chỉ có thể sử dụng các API chuỗi khối Pi thì phải được tường lửa đưa vào danh sách trắng mới có thể tương tác với Mainnet.
6. Bao giờ giai đoạn Enclosed Mainnet của Pi Network kết thúc?
Giai đoạn Enlosed Mainnet bao giờ mới kết thúc và giai đoạn Open Mainnet bao giờ mới bắt đầu? Hẳn là câu hỏi của nhiều người đặt ra cho mạng Pi. Đến nay, Pi Core team vẫn còn khá kín tiếng về ngày ra mắt mạng chính thức và mọi thứ vẫn chỉ là ước lượng, dự đoán thời gian.
Vào cuối tháng 12 năm 2023, nhóm Pi Network có công bố bản kế hoạch gồm các bước cụ thể đối với việc ra mắt Mainnet. Trong đó nêu ra 03 điều kiện cần phải hoàn thành để có thể chuyển sang mạng mở thành công vào năm 2024:
- Điều kiện 1: Hoàn thành các công việc chuẩn bị cho mạng mở liên quan đến công nghệ, sản phẩm, kinh doanh và pháp lý tuân thủ theo chiến lược nhất quán của Pi Network.
- Điều kiện 2: Hoàn thành các mục tiêu có 15 triệu người vượt qua KYC, 10 triệu người di chuyển sang Mainnet và xây dựng dựng tiện ích thực.
- Điều kiện 3: Yếu tố ngoại cảnh về môi trường như các sự kiện thế giới, khủng hoảng kinh tế, đại dịch, chiến tranh,… sẽ cản trở quá trình tiến tới giai đoạn Open mainnet.
Thoạt đầu khi đọc qua 3 điều kiện trên, bạn đọc có thể cảm thấy lộ trình khá rõ ràng và chi tiết, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng hơn thì nó lại trông như cách cho phép core team trì hoãn ra mắt Open Mainnet mà vẫn có thể giữ được thể diện. Chẳng hạn như ở điều kiện số 2, thật khó có thể đạt mục tiêu 15 triệu người vượt qua KYC bởi quá trình này nổi tiếng là chậm, nhiều người phải chờ hàng tháng thậm chí hơn thế nữa để yêu cầu KYC của họ được thông qua.
Trong năm 2024, cộng đồng Pi Network đã hi vọng quá trình ra mắt Mainnet sẽ diễn ra vào Pi Day 2024 (14/3/2024) – ngày kỷ niệm ra mắt Pi, nhưng sau đó vẫn không có gì xảy ra cả. Một số thành viên trong cộng đồng vẫn tiếp tục lạc quan cho rằng ngày Open Mainnet đã được di dời tới 28/6/2024 – ngày được gọi là Pi Day 2 trong năm.
Trong quá khứ, nhóm Pi Network đã nhiều lần lùi ngày ra mắt Open Mainnet với lý do gặp nhiều trở ngại. Đến nay, thời gian chính thức diễn ra sự kiện Open Mainnet của dự án Pi Network chưa được công bố. Vậy nên khi nào giai đoạn Enclosed Mainnet kết thúc vẫn là một ẩn số. Chúng tôi hy vọng rằng Open Mainnet sẽ ra mắt vào năm 2024 và hàng triệu người đã đầu tư thời gian quý báu của mình vào dự án sẽ nhận được thành quả xứng đáng.
Kết luận
Như vậy, Enclosed mainnet là giai đoạn không thể thiếu trên lộ trình đi tới Open Mainnet. Khi thời kỳ này kết thúc, đồng Pi sẽ được niêm yết trên các sàn crypto, cho phép các nhà đầu tư mua bán Pi giống như Bitcoin, Ethereum hoặc bất kỳ loại tiền điện tử nào khác.