- Tại sao quyết định của một tổ chức ở tận Tây bán cầu lại có thể gây sóng gió cho lãi suất ngân hàng tại Việt Nam?
- Nhân vật quyền lực nào đứng sau chính sách thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ trên toàn thế giới?
Cùng ONUS khám phá bí mật về FED và giải mã nguyên nhân cho những biến động về lãi suất ngân hàng tại Việt Nam trong bài viết dưới đây!
Đừng bỏ lỡ chi tiết nào vì có thể câu trả lời sẽ khiến bạn thật sự bất ngờ đấy!
1. Tổng quan về lãi suất ngân hàng
1.1. Lãi suất ngân hàng là gì?
Lãi suất ngân hàng là tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền ngân hàng huy động vốn hoặc cho vay vốn trong một khoảng thời gian nhất định.
Lãi suất có thể thay đổi tùy theo loại hình dịch vụ, thời gian và chính sách của mỗi ngân hàng.
Nhìn chung, có hai loại lãi suất cơ bản: Lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay:
-
Lãi suất tiết kiệm
Lãi suất tiết kiệm là lãi suất mà ngân hàng trả cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm. Khi bạn gửi tiền vào ngân hàng dưới hình thức tiết kiệm, ngân hàng sẽ trả lãi cho bạn. Khoản lãi dựa trên số tiền gửi và thời gian gửi theo mức lãi suất đã niêm yết hoặc theo thỏa thuận.
Ví dụ: Nếu bạn gửi 100 triệu VND với lãi suất tiết kiệm là 5%/năm, sau một năm bạn sẽ nhận được số tiền lãi là 5 triệu VND
-
Lãi suất cho vay:
Lãi suất cho vay là lãi suất mà người vay phải trả cho ngân hàng khi vay tiền. Lãi suất này thường cao hơn lãi suất tiết kiệm. Nguyên nhân là bởi lãi cho vay bao gồm cả chi phí vốn và rủi ro mà ngân hàng phải chịu.
Ví dụ: Nếu bạn vay 200 triệu VND từ ngân hàng với lãi suất cho vay là 7%/năm, sau một năm bạn phải trả cho ngân hàng số tiền lãi là 14 triệu VND (Không tính gốc và các khoản phí khác).
Lãi suất ngân hàng cũng có thể là cố định hoặc thả nổi. Lãi suất cố định là lãi suất không thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng. Lãi suất thả nổi có thể thay đổi theo thị trường hoặc các chỉ số tài chính khác.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất ngân hàng
Cũng giống như nhiều chỉ số tài chính khác, lãi suất ngân hàng tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:
-
Tình hình kinh tế vĩ mô
Bao gồm tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, cán cân thương mại và lạm phát. Những yếu tố này ảnh hưởng đến quyết định về lãi suất ngân hàng. Từ đó ngân hàng nhà nước (NHNN) phải điều chỉnh lãi suất cho phù hợp để đạt được các mục tiêu kinh tế rộng lớn hơn.
Chẳng hạn, lạm phát cao thường dẫn đến áp lực tăng lãi suất để bảo vệ giá trị của đồng tiền. Ngược lại, trong bối cảnh lạm phát thấp, NHNN có thể giảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích chi tiêu và đầu tư.
Việc tăng hoặc giảm lãi suất ngân hàng ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU cũng có thể ảnh hưởng đến dòng vốn quốc tế và tỷ giá hối đoái. Thực tế này yêu cầu NHNN phải điều chỉnh lãi suất để ổn định tỷ giá và thu hút vốn ngoại.
-
Tình hình tài chính và ngân hàng
Sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng và nhu cầu vay vốn cũng ảnh hưởng đến mức lãi suất. Các ngân hàng có thể phải tăng lãi suất huy động nếu cần thu hút thêm tiền gửi hoặc giảm lãi suất cho vay để kích thích nhu cầu vay vốn.
-
Quyết định của FED
Việc FED tăng hoặc giảm lãi suất có thể tác động đến dòng vốn toàn cầu. Điều này có thể làm thay đổi tỷ giá hối đoái và dòng vốn chảy vào hoặc ra khỏi các thị trường mới nổi, trong đó Việt Nam. Lúc này, NHNN phải điều chỉnh lãi suất để ổn định tỷ giá và kiểm soát dòng vốn.
Vậy FED là gì mà có thể tác động mạnh mẽ đến lãi suất ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam?
Cùng khám phá danh tính của “Ông lớn” quyền lực nhất trong giới tài chính toàn cầu ở phần tiếp theo của bài viết nhé!
2. Tổng quan về FED
2.1. FED là gì?
FED (Federal Reserve System) hay Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là Ngân hàng Trung Ương của Hoa Kỳ, có vai trò quản lý và điều hành hệ thống tài chính của quốc gia này.
FED được thành lập vào năm 1913 thông qua Đạo luật Dự trữ Liên bang. FED chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, quản lý lạm phát. Đồng thời, FED tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua các chính sách tiền tệ.
2.2. Vai trò của FED
Các chức năng chính của FED có thể kể đến như:
- Quản lý và giám sát ngân hàng: FED giám sát các ngân hàng thành viên và các tổ chức tài chính lớn để đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống tài chính.
- Duy trì hệ thống thanh toán an toàn và hiệu quả: Tất cả các hệ thống thanh toán điện tử và phát hành tiền tệ đều nằm dưới sự quản lý của FED.
- Hỗ trợ hoạt động của chính phủ Mỹ: Với vai trò là ngân hàng của chính phủ, FED quản lý việc phát hành nợ của chính phủ và thực hiện các hoạt động mua bán trái phiếu.
- Điều chỉnh lãi suất ngân hàng: FED có thể tăng hoặc giảm lãi suất qua các công cụ chính sách tiền tệ như lãi suất ngắn hạn giữa các ngân hàng.
FED điều tiết nền kinh tế như thế nào?
Nếu nhận thấy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, Fed có thể hạ lãi suất, tạo điều kiện cho việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn. Mục đích của động thái này là thúc đẩy các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào các dự án. Từ đó, doanh nghiệp thuê thêm nhân viên để hoàn thành dự án, góp phần tăng thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng.
Mặt khác, khi nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, Fed có thể lo ngại về lạm phát hoặc các vấn đề khác như tăng trưởng bong bóng. Trong trường hợp này, Fed sẽ bơm thêm tiền vào thị trường và tăng lãi suất.
Điều này nhằm hạn chế doanh nghiệp vay mượn. Họ sẽ đầu tư ít hơn do lãi suất cho vay cao, kéo theo đó là việc cắt giảm nhân sự. Thu nhập giảm, chi tiêu của người dân cũng sẽ giảm sút theo.
Quyết định của FED về lãi suất và chính sách tiền tệ không chỉ có ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.
Vậy lãi suất ngân hàng tại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các tác động từ FED như thế nào? Cùng ONUS đi tìm câu trả lời trong những phân tích tiếp theo nhé!
3. Vì sao FED điều chỉnh lãi suất lại ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam
Dưới đây là một số nguyên nhân giải thích cho thực trạng Việt Nam thay đổi lãi suất ngân hàng sau những thay đổi của FED:
3.1. Sức mạnh của đồng USD
Đồng USD được coi là tiền tệ dự trữ chính trên thế giới. USD đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và tài chính toàn cầu. Do đó, bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào trong giá trị của đồng USD hay lãi suất của FED cũng có thể dẫn đến các thay đổi lớn trong dòng chảy của vốn quốc tế, giá hàng hóa thế giới (Dầu mỏ, vàng,…), và tỷ giá hối đoái.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với một nền kinh tế mở như Việt Nam. Bởi hoạt động xuất nhập khẩu tại nước ta chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và nhiều giao dịch được thực hiện bằng USD.
Một sự thay đổi trong giá trị của USD so với các đồng tiền khác có thể tạo ra biến động lớn. Điều này được thể hiện trong cán cân thương mại và dòng vốn đầu tư quốc tế của Việt Nam. Kinh tế vĩ mô và quyết định chính sách tiền tệ của NHNN sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có quyết định về lãi suất ngân hàng.
3.2. Sự thay đổi dòng vốn quốc tế
Việc FED tăng lãi suất thường làm tăng lợi suất của các khoản đầu tư tại Mỹ, thu hút dòng vốn từ các thị trường mới nổi (trong đó có Việt Nam) chảy về Mỹ để tìm kiếm cơ hội đầu tư có lợi suất cao hơn hoặc do tâm lý e ngại rủi ro của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến việc rút vốn khỏi Việt Nam, gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán.
3.3. Những chuyển biến trong tâm lý nhà đầu tư
Quyết định của FED cũng ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và thị trường tài chính toàn cầu. Một quyết định tăng lãi suất có thể làm tăng tâm lý lo ngại về rủi ro, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, trái phiếu và các loại tài sản khác. Do đó, làn sóng đầu tư có thể dịch chuyển mạnh mẽ, buộc Việt Nam phải điều chỉnh lãi suất ngân hàng để kiểm soát hệ thống tiền tệ.
3.4. Mức chênh lệch tỷ giá hối đoái
Khi lãi suất tại Mỹ tăng, đồng Đô la Mỹ (USD) sẽ mạnh lên so với đồng Việt Nam (VND). Điều này làm giảm giá trị của VND so với USD, tạo sức ép lên tỷ giá USD/VND, ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu và có thể dẫn đến lạm phát. Giá cả hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trên thị trường quốc tế sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
4. FED điều chỉnh lãi suất tác động đến lãi suất ngân hàng Việt Nam như thế nào?
Dựa vào các thông tin từ FED và lãi suất ngân hàng Việt Nam, ta có thể phân tích ảnh hưởng của việc điều chỉnh lãi suất bởi FED đến lãi suất ngân hàng tại Việt Nam trong ba trường hợp: khi FED tăng lãi suất, giảm lãi suất và giữ nguyên lãi suất.
4.1. Khi FED tăng lãi suất
Lãi suất ngân hàng Việt Nam có xu hướng tăng khi FED tăng lãi suất
Điều này phản ánh áp lực từ chi phí vốn quốc tế cũng như áp lực lạm phát trong nước. Mỗi khi lãi suất ở Mỹ tăng lên sau điều chỉnh của FED, dòng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ các thị trường mới nổi về Mỹ, khiến nguồn cung vốn tại Việt Nam giảm sút. Hơn thế nữa, đồng USD mạnh lên có thể gây áp lực lên tỷ giá VND/USD, buộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phải điều chỉnh chính sách lãi suất để ổn định tỷ giá.
Cụ thể: Trong suốt năm 2022, khi FED liên tục tăng lãi suất từ mức 0.08% lên 4.33% để đối phó với lạm phát toàn cầu 8.8% (Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF). NHNN Việt Nam cung đã cân nhắc và điều chỉnh lãi suất điều hành để bảo vệ tỷ giá hối đoái và kiểm soát lạm phát. Mức tăng không quá mạnh vì phải xem xét đến yếu tố về tăng trưởng kinh tế.
NHNN Việt Nam chính thức nâng các mức lãi suất điều hành thêm từ 0,5 – 1 điểm phần trăm từ ngày 23/9/2022. Đúng một tháng sau đó, NHNN tiếp tục điều chỉnh tăng các mức lãi suất. Sau quyết định tăng lãi suất của NHNN có hiệu lực từ ngày 25/10/2022, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.
4.2. Khi FED giảm lãi suất
Lãi suất ngân hàng Việt Nam có xu hướng giảm khi FED giảm lãi suất
FED điều chỉnh giảm lãi suất thấp hơn ở Mỹ có thể làm giảm sức hấp dẫn của việc đầu tư vào Mỹ, thúc đẩy dòng vốn chảy vào các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam. Lúc này, sức mạnh của đồng USD yếu đi, giá trị xuất khẩu của Việt Nam khi đổi ra USD sẽ tăng lên, hỗ trợ doanh nghiệp và kinh tế vĩ mô.
Trong những giai đoạn FED có quyết định giảm lãi suất, NHNN Việt Nam có thể giảm lãi suất điều hành để khuyến khích đầu tư và tiêu dùng trong nước, nhưng vẫn phải cân nhắc đến áp lực lạm phát.
Trong những tháng cuối năm 2019, FED liên tục hạ lãi suất để ứng phó với các tác động tiêu cực của tình hình thế giới đến triển vọng kinh tế Mỹ và lạm phát tăng thấp. Mức điều chỉnh ghi nhận từ 2.4% xuống chỉ còn 1.55%.
Cách Việt Nam phản ứng trước động thái giảm lãi suất của FED
Ngay lập tức, vào tháng 9/2019, NHNN Việt Nam đã nới nhẹ chính sách tiền tệ. NHNN cắt giảm lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn xuống lần lượt còn 4% và 6%. Đây cũng là đợt điều chỉnh đầu tiên trong hơn 2 năm, kể từ tháng 7/2017.
Không lâu sau, NHNN tiếp tục có thay đổi đối với trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Trong đó, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân. Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 6% xuống 5,5%/năm. Ngoài ra, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND cũng giảm khoảng 0.5%.
Quyết định này đã có tác động rõ rệt lên thị trường. Từ ngày 19/11/2019, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng đồng loạt giảm. Không những vậy, lãi suất huy động các kỳ hạn dài hơn cũng giảm theo. Mức giảm có lúc lên tới trên 0,5 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, mức lãi suất cao ngất ngưởng 9%, 10%/năm cũng không còn xuất hiện.
4.3. Khi FED giữ nguyên lãi suất
Lãi suất ngân hàng Việt Nam có xu hướng ổn định hoặc điều chỉnh nhẹ khi FED giữ nguyên lãi suất
Khi FED giữ nguyên lãi suất, lãi suất ngân hàng tại Việt Nam có thể sẽ ổn định hoặc chỉ điều chỉnh nhẹ. Mức độ điều chỉnh tùy thuộc vào diễn biến cụ thể của thị trường tài chính và kinh tế vĩ mô trong nước.
Việc không thay đổi lãi suất có thể giúp duy trì sự ổn định của dòng vốn quốc tế. Qua đó, các thị trường mới nổi như Việt Nam có thể duy trì sự ổn định về tài chính và kinh tế. Ổn định lãi suất từ FED cũng giúp giảm biến động tỷ giá. Bên cạnh đó, động thái này cũng làm giảm áp lực điều chỉnh lãi suất từ NHNN Việt Nam.
Điển hình, trong năm 2021, khi FED giữ nguyên lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh dịch COVID-19. Lãi suất ngân hàng tại Việt Nam cũng được NHNN Việt Nam điều hành linh hoạt. Chính sách này nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, với mức ổn định hoặc giảm nhẹ để kích thích tín dụng và đầu tư.
Từ những phân tích trên có thể thấy, lãi suất ngân hàng tại Việt Nam thường biến động theo các quyết sách của FED.
Vậy hình thức nào giúp sinh lời mà không bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất ngân hàng? ONUS sẽ bật mí cho bạn trong phần tiếp theo. Đừng bỏ lỡ nhé!
5. Bí kíp tăng 30% giá trị tài sản chỉ sau 1 năm
Dù lãi suất ngân hàng đang giảm chỉ dưới 5%, bạn vẫn có thể tích trữ an toàn và sinh lời nhanh chóng với lãi qua đêm của ONUS.
Lãi qua đêm
Lãi qua đêm là tiện ích cho phép người dùng nhận lãi đến 0.033% sau 0h00 hàng ngày khi nắm giữ các token nhất định với số lượng tối thiểu định sẵn. Tính năng này tự động được áp dụng với mọi khách hàng sở hữu lượng token có trong danh sách.
Hiện nay, bạn được nhận lãi mỗi ngày khi nắm giữ các tài sản như VNDC, USDT, BNB, BTC, ETH,… Đối với tài sản VNDC, bạn sẽ được nhận lãi kép với tỷ lệ 12.79%/năm. Một tỷ suất rất hấp dẫn khi so sánh với lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Farming Pools
Bên cạnh việc nhận lãi kép hàng ngày với tỷ lệ 12.79%, bạn cũng có thể tham gia Farming Pool. Đây là hình thức đầu tư cho phép người dùng nhận lợi nhuận lên tới 17.16% khi lưu trữ VNDC trên ứng dụng ONUS.
Chương trình này cho phép bạn gửi tài sản (Stake) đang sở hữu để nhận các token miễn phí. Số lượng token nhận thưởng có thể thu về mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào số lượng tài sản đã đăng ký đến pool.
ONUS Share
ONUS bật mí thêm cho bạn một hình thức kiếm lời khác với lãi suất cực hấp dẫn. Nhận “cổ tức” nền tảng cùng ONUS Shares lên tới 32%.
ONUS Shares là tính năng cho phép NĐT biểu quyết cho các quyết định quan trọng của ONUS. NĐT nhận chia sẻ 25% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của nền tảng ONUS.
Tổng kết
Quyết định của FED về lãi suất có ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất ngân hàng tại Việt Nam. Khi FED tăng lãi suất, lãi suất ngân hàng Việt Nam có xu hướng tăng để bảo vệ tỷ giá và kiểm soát lạm phát. Ngược lại, khi FED giảm lãi suất, có thể tạo cơ hội giảm chi phí huy động vốn quốc tế và giảm áp lực tỷ giá.
Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!