Bên cạnh các hình thức đầu tư và sở hữu tài sản trên thị trường, các loại vàng từ lâu đã trở thành một trong nhiều tài sản giữ được giá trị lâu bền và được xem như một lựa chọn đầu tư an toàn cho bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường kinh tế và nhu cầu sử dụng tài sản của nhà đầu tư, các hình thức của vàng ngày càng có nhiều hình dạng và giá trị giao dịch khác nhau. Nên việc nhà đầu tư và người tiêu dùng đôi khi sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt các loại vàng được niêm yết trên thị trường:
- Vàng có bao nhiêu hình dạng được công nhận để giao dịch?
- Giá trị của mỗi loại vàng có khác nhau không?
- Giá của vàng có ảnh hưởng bởi chất lượng, xuất xứ, thương hiệu hay tính chất kỹ thuật không?
Trong bài viết này, ONUS sẽ trình bày và phân tích tổng quan về cách phân biệt vàng, từ hình dạng, chất lượng và thương hiệu của vàng, nhằm giúp người đọc và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tài sản vàng và thị trường vàng.
1. Tài sản vàng là gì?
Vàng – một loại tài sản có giá trị cao, sở hữu tính ổn định về giá trị qua thời gian và được coi là một hình thức đầu tư và kiếm lợi nhuận cao mỗi khi thời kỳ khủng hoảng kinh tế diễn ra.
- Vàng là tài sản gì?
Bên cạnh các tài sản định danh khác như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản tiết kiệm, vàng nghiễm nhiên trở thành loại tài sản có giá trị cao và cũng là một loại tiền tệ hữu hạn được lưu trữ bởi Nhà nước và Ngân hàng Trung ương.
Qua nhiều thời kỳ, vàng luôn được coi là một tài sản an toàn cho việc đầu tư và lưu trữ trước sự biến động của thị trường bởi tính ổn định, khó mất giá và tính bền của vàng. Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế – bất ổn xã hội, vàng vẫn giữ được giá trị đặc thù nên việc đầu tư và sở hữu vàng được xem là một cách bảo vệ tài sản khỏi sự biến động của thị trường một cách hiệu quả.
Mặc dù là một tài sản có giá trị cao, rất nổi tiếng trong thị trường đầu tư và tất cả mọi người đều biết tới vàng là gì, thế nhưng, không phải ai cũng biết được hết các loại vàng trên thị trường, giá trị của từng loại và cách quy đổi giá trị của mỗi loại?
Nếu bạn đã từng nghe đến các loại vàng như vàng miếng, vàng 9999, vàng 24k, vàng 999,… thì hình dạng, cách quy đổi của chúng bạn có nắm rõ chưa? hay vàng 999 khác gì vàng 999?
Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin mà bạn cần để có thể phân biệt được các loại vàng trên thị trường nhé.
2. Phân loại và cách phân biệt các loại vàng trên thị trường
2.1. Vàng có bao nhiêu hình dạng được công nhận để giao dịch?
Tại Việt Nam, Vàng là một tài sản có nhiều hình thức và hình dạng được công nhận để giao dịch, với mỗi hình dạng sẽ được phục vụ cho một mục đích cụ thể. Dưới đây là 4 “hình dạng” chính của vàng trên thị trường:
- Vàng thanh – vàng miếng: Đây là dạng phổ biến nhất của vàng dùng trong quá trình đầu tư và lưu trữ. Các loại vàng miếng hay vàng thỏi sẽ có kích thước và trọng lượng khác nhau, từ 1 chỉ; 2 chỉ; 5 chỉ; 1 lượng; 10 lượng; 1 kg.
- Vàng trang sức: Là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara trở lên, đã qua giao công và được chế tác thành các loại trang sức như vòng, nhẫn, kiềng,… Nhưng giá trị của vàng trang sức sẽ bao gồm giá trọng lượng vàng và cả giá trị gia công, chế tác.
- Hợp đồng tương lai của Vàng: Ngoài các hình thức vàng vật chất, trên thị trường còn một hình thức của vàng là dưới dạng hợp đồng. Khi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các quỹ, công ty vàng, hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng hiện thời.
- Vàng công nghiệp: Hoặc thường được gọi là vàng nguyên liệu, được biết đến dưới dạng khối, thỏi, miếng, hạt hay bụi vàng. Các loại vàng này là vàng chưa được gia công, có thể sử dụng để sản xuất thành vàng miếng, vàng trang sức để giao dịch hoặc sử dụng trong linh kiện điện tử, thực phẩm,…
2.2. Phân loại các loại vàng trên thị trường
Tại Việt Nam, thị trường thường phân biệt vàng thành hai dạng chính: Vàng tây và Vàng ta. Về cơ bản chúng đều là vàng hoặc các trang sức làm từ vàng, tuy nhiên, chúng được phân biệt bởi độ tinh khiết và tỉ lệ vàng có trong sản phẩm đó.
Cụ thể, loại vàng có giá trị nhất trên thị trường là vàng 9999 (Vàng 24K), sở hữu độ tinh khiết cao nhất với tỉ lệ vàng nguyên chất chiếm đến hơn 99,99% và chỉ có 0,01% lượng tạp chất có trong sản phẩm vàng đó. Loại vàng này cũng được gọi bằng các cái tên như vàng ta, vàng ròng, vàng bốn số 9, vàng 10 tuổi,…
Còn với Vàng tây, được biết là loại vàng có lẫn tạp chất cao hơn vàng ta, và thường có các màu sắc đặc trưng như trắng, vàng, hồng,.. tùy theo hàm lượng và chất được pha vào sản phẩm vàng.
Dưới đây là bảng phân loại các loại vàng và sự khác biệt của chúng:
Loại vàng | Độ tinh khiết | Màu sắc | Đặc điểm | Mục đích sử dụng | Giá trị |
---|---|---|---|---|---|
Vàng 9999 (Vàng 24K) | 99.99% vàng nguyên chất | Vàng đậm tự nhiên | Mềm, dễ uốn, khó giữ hình dạng, chủ yếu để đầu tư, tích trữ. | Tích trữ, đầu tư (vàng miếng, thỏi). | Cao nhất trong các loại vàng |
Vàng 999 | 99.9% vàng nguyên chất | Vàng đậm tương tự vàng 9999 | Mềm, chủ yếu dùng để tích trữ, ít được dùng làm trang sức. | Tích trữ, đầu tư. | Cao, nhưng thấp hơn vàng 9999 |
Vàng 98 (Vàng 23.68K) | 98% vàng nguyên chất | Vàng đậm, nhạt hơn vàng 9999 | Cứng hơn vàng 999, nhưng vẫn dễ biến dạng, thường dùng trong trang sức. | Trang sức, tích trữ. | Thấp hơn vàng 999 và 9999 |
Vàng 18K (Vàng 750) | 75% vàng nguyên chất | Vàng nhạt, có thể có vàng hồng, trắng | Cứng, bền, dễ chế tác trang sức, giữ hình dạng tốt. | Trang sức, phổ biến trong chế tác. | Trung bình, thấp hơn vàng 24K |
Vàng 14K (Vàng 585) | 58.5% vàng nguyên chất | Vàng nhạt, có thể có vàng hồng, trắng | Cứng hơn vàng 18K, bền, giá cả phải chăng hơn, phổ biến trong trang sức. | Trang sức, giá phải chăng. | Thấp hơn vàng 18K |
Vàng 10K | 41.7% vàng nguyên chất | Vàng rất nhạt, có thể có màu hồng, trắng | Cứng, bền nhất trong các loại vàng, giá trị thấp hơn, ít bị trầy xước. | Trang sức giá rẻ và bền bỉ. | Thấp nhất trong các loại vàng |
Vàng trắng | Hợp kim vàng với palladium, bạc | Màu trắng sáng bóng | Cứng, sang trọng, hiện đại, thường được mạ rhodium để tăng độ bóng, cần mạ lại theo thời gian. | Trang sức cao cấp (nhẫn cưới, nhẫn đính hôn). | Tương đương vàng 14K, 18K |
Vàng tây | Vàng có độ tinh khiết thấp hơn 24K | Vàng nhạt, có thể có màu hồng, trắng | Cứng, bền, giá trị thấp hơn vàng nguyên chất, phổ biến trong trang sức. | Trang sức, giá cả hợp lý, bền bỉ. | Phụ thuộc vào loại vàng (10K, 14K). |
Vàng miếng SJC | 99.99% vàng nguyên chất (24K) | Vàng đậm | Được nhà nước Việt Nam bảo chứng, dễ giao dịch, chủ yếu để đầu tư và tích trữ. | Đầu tư, tích trữ (vàng miếng). | Cao nhất tại Việt Nam |
Về cách quy đổi theo giá trị và khối lượng của các sản phẩm vàng theo hệ thống quy đổi tại thị trường Việt Nam, đơn vị vàng sẽ được tính như sau:
- 1 cây vàng = 1 lượng vàng = 10 chỉ vàng;
- 1 lượng vàng = 37.5 gram vàng;
- 1 chỉ vàng = 3.75 gram vàng;
- 1 kg vàng = 266 chỉ vàng = 26 cây vàng + 6 chỉ vàng.
Vàng là kim loại quý không chỉ có giá trị cao về tài chính mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng và an toàn trong đầu tư. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vàng đều giống nhau, mà chúng được phân loại dựa trên độ tinh khiết, hình thức sử dụng và giá trị giao dịch trên thị trường.
Hiểu rõ các loại vàng và giá trị của chúng sẽ giúp nhà đầu tư, người tiêu dùng đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu của mình. Nên giá trị của các loại vàng sẽ được phân ra theo những tiêu chí sau:
So sánh giá vàng miếng SJC(*) giữa các thương hiệu.
Thương hiệu |
Giá vàng miếng SJC (VND/Lượng) |
Vàng miếng SJC |
83,800,000 |
85,000,000 | |
84,400,000 | |
84,400,000 | |
84,400,000 | |
86,000,000 | |
84,400,000 | |
84,400,000 |
(*) Chú thích: Vì hiện tại thương hiệu SJC đang là thương hiệu vàng lớn nhất tại thị trường vàng Việt Nam, ngoài ra là thương hiệu vàng được Nhà Nước chọn làm vàng chuẩn quốc gia. Nên chúng ta sẽ so sánh giá vàng SJC tại thương hiêu chính chủ so với giá vàng SJC được giao dịch tại các thương hiệu vàng khác.
So sánh giá vàng 24K SJC với các thương hiệu vàng khác
Sản phẩm vàng |
Giá mua vào (VND/Lượng) |
Giá bán ra (VND/Lượng) |
Vàng miếng SJC 24K |
81,800,000 | 83,800,000 |
83,400,000 | 84,400,000 | |
82,400,000 | 84,400,000 | |
82,700,000 | 84,400,000 | |
82,500,000 | 84,400,000 | |
82,900,000 | 84,400,000 | |
83,000,000 | 86,000,000 | |
84,200,000 | 85,000,000 |
So sánh giá nhẫn trơn giữa các thương hiệu vàng
Sản phẩm vàng |
Giá mua vào (VND/Lượng) |
Giá bán ra (VND/Lượng) |
81,800,000 | 83,600,000 | |
83,400,000 | 84,400,000 | |
82,900,000 | 84,400,000 | |
82,700,000 | 84,400,000 | |
82,700,000 | 84,400,000 | |
82,900,000 | 84,400,000 | |
82,400,000 | 84,600,000 |
So sánh giá trang sức giữa các thương hiệu vàng
Sản phẩm vàng |
Giá mua vào (VND/Lượng) |
Giá bán ra (VND/Lượng) |
81,700,000 | 83,200,000 | |
83,320,000 | 84,120,000 | |
82,500,000 | 84,300,000 | |
82,400,000 | 84,300,000 |
Giá trị giao dịch của các loại vàng phụ thuộc vào độ tinh khiết (số K), nhu cầu thị trường, và mục đích sử dụng. Vàng có độ tinh khiết càng cao thì giá trị càng lớn, như vàng 9999 thường có giá cao hơn vàng 18K, 14K hoặc vàng trắng. Giá vàng có thể dao động mạnh dựa trên biến động của thị trường vàng thế giới và tỷ giá ngoại tệ.
Phân loại và hiểu rõ giá trị giao dịch của các loại vàng giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mục đích tích trữ, đầu tư hoặc sử dụng hàng ngày trong trang sức.
2.3. Phân biệt các loại vàng trên thị trường
Vì nhu cầu sử dụng, đầu tư và tích lũy dự trữ vàng của thị trường, nên ngày nay, vàng được chia thành nhiều loại với nhiều giá trị khác nhau. Mỗi loại vàng sẽ phục vụ cho một hay nhiều mục đích khác nhau của người tiêu dùng, nên việc sản xuất, định lượng cho tường mục đích sử dụng là thực sự quan trọng.
Vậy nên, khi sản xuất vàng, việc phân loại vàng theo chất lượng và sẽ được đánh giá qua độ tinh khiết của sản phẩm vàng, tương ứng với hàm lượng vàng có trong sản phẩm. Ta có thể xem % theo bảng dưới đâu:
Kara (K) |
Độ tinh khiết, ‰ không nhỏ hơn |
Hàm lượng vàng, % không nhỏ hơn |
24K |
999 |
99,9 |
23K |
958 |
95,8 |
22K |
916 |
91,6 |
21K |
875 |
87,5 |
20K |
833 |
83,3 |
19K |
791 |
79,1 |
18K |
750 |
75,0 |
17K |
708 |
70,8 |
16K |
667 |
66,6 |
15K |
625 |
62,5 |
14K |
585 |
58,3 |
13K |
541 |
54,1 |
12K |
500 |
50,0 |
11K |
458 |
45,8 |
10K |
416 |
41,6 |
9K |
375 |
37,5 |
8K |
333 |
33,3 |
Từ bảng trên, ta có thể chia vàng thành các nhóm có chất lượng khác nhau như:
- Vàng ta – Vàng 9999: Sở hữu độ tinh khiết và hàm lượng vàng chiếm đến hơn 99,9%; tạo nên vàng 9999. Đây là loại vàng được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có giá trị lớn nhất trên thị trường.
- Vàng 999 – Vàng 24K: Đối với dạng vàng 999 hay 24K, hàm lượng và độ tinh khiết của vàng thấp hơn 99,9%; là loại vàng có giá trị thứ hai nhưng được giao dịch và mua bán nhiều nhất trên thị trường.
- Vàng trắng – Vàng định lượng 18K, 14K, 10K: Là các sản phẩm được chế tác từ vàng cùng các loại kim loại có màu trắng bạc. Thường các loại vàng này được giao dịch dưới dạng nhẫn, trang sức,…
- Vàng hồng – Vàng định lượng 18K, 14K, 10K: Giống như vàng trắng, nhóm vàng hồng được chế tác từ vàng 24k với các kim loại có màu hồng; thường được giao dịch dưới dạng nhẫn, trang sức các loại,..
- Vàng tây: Là các loại vàng pha nhiều loại kim loại, tạp chất khác nhau để cải thiện độ cứng cho vàng nguyên chất trong quá trình chế tác nhẫn, kiềng, vòng và nhiều loại trang sức khác.
Với mỗi loại vàng khác nhau sẽ có một mức giá giao dịch khác nhau, người tiêu dùng có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp với mục đích của mình. Nếu là người đầu tư, nên mua và tích lũy vàng miếng 9999 hoặc vàng 24k, cùng với đó là các loại vàng nhân trơn có giá trị cao.
Còn nếu bạn là người mua để sử dụng, thì có thể mua các loại vàng trắng, vàng hồng hoặc là vàng tây với dạng trang sức vàng.
Bạn có thể tham khảo và cập nhật giá vàng tại ONUS: Danh mục giá vàng hôm nay.
3. Hướng dẫn nhận biết vàng thật – vàng giả
Theo giá cả thị trường, vàng là một tài sản có giá trị rất cao, và được làm giả rất dễ, nếu không phải là chuyên gia hay có các công cụ thẩm định vàng. Phân biệt các loại vàng và phân biệt được vàng thật – vàng giả là một quá trình quan trọng đối với những nhà đầu tư hay người mua vàng.
Việc hiểu rõ các đặc tính và cách phân biệt các loại vàng đòi hỏi người xem phải chú ý tới các đặc điểm kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm vàng. Ta có thể điểm qua một số điều sau:
- Thứ nhất, để đánh giá chính xác chất lượng của vàng, việc quan trọng là xác định chỉ số “Kara”. Vàng thật thường có tỷ lệ Kara cao, sản phẩm có ảnh vàng kim đẹp mắt và không bị bong tróc, giảm chất lượng vàng về sau. Vàng thật thường có kara cao, nguyên chất, trong khi vàng giả thường được làm bằng hợp kim hoặc mạ vàng bên ngoài.
- Thứ hai, kiểm tra dấu ấn của thương hiệu, ký hiệu vàng, ký hiệu tỷ lệ vàng,… Vàng thật thường có ký hiệu về nguồn gốc, chất lượng, khối lượng khó làm giả. Trong khi các loại vàng giả sẽ không thể có ký hiệu rõ ràng được.
- Thứ ba, vàng thật sẽ có những đặc tính về ngoại hình và chất lượng mà vàng giả sẽ không thể có như màu sắc vàng đậm và ổn định, còn vàng giả sẽ không bền và dễ bong tróc.
Ngoài ra, còn nhiều cách để phân biệt khác mà người tiêu dùng có thể tự làm một cách đơn giản:
Cách thẩm định |
Vàng thật |
Vàng giả |
Quan sát dưới ánh sáng |
Bề mặt láng mịn, không chấm li ti, không vết lồi lõm |
Bề mặt có các đốm nhỏ màu đỏ hoặc trắng |
Quan sát ký hiệu trên bề mặt |
Có các ký hiệu như 10K, 24K, 18K, 9999,… hoặc các thương hiệu kinh doanh và sản xuất vàng. |
Không có ký hiệu |
Cắn mạnh vào vàng |
Mềm, bị lõm, hằn dấu răng |
Cứng, không móp méo gì |
Quan sát độ xỉn màu |
Không bị xỉn màu |
Bị trôi lớp mạ, lộ ra phần kim loại khác màu |
Cọ xát với kem nền trang điểm |
Để lại vệt khi cọ xát |
Không để lại vệt gì |
Ngâm trong giấm |
Không đổi màu giấm |
Giấm chuyển sang màu đen, xanh lục hoặc nâu khói |
Cho tiếp xúc với nam châm |
Không phản ứng |
Có lực hút |
Cọ xát với gốm không tráng men |
Để lại vệt vàng trên gốm |
Để lại vệt đen trên gốm |
Kiểm tra trọng lượng vàng |
Tỷ trọng gần bằng 19g/ml |
Tỷ trọng chênh lệch nhiều với 19g/ml |
Cho phản ứng với nước cường toan |
Bị ăn mòn |
Không bị ăn mòn |
Sử dụng axit nitric |
Không có hiện tượng |
Tạo ra muối và nước |
Dùng lửa khò |
Không để lại dấu vết trên bề mặt sau khi chảy |
Để lại lớp bám trên bề mặt sau khi chảy |
Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết: 10 Cách nhận biết vàng giả chính xác nhất, đầu tư vàng an toàn để không bàng hoàng
4. Nên đầu tư vào loại vàng nào?
Với sự phong phú và nhiều loại vàng với giá trị lớn nhỏ khác nhau trên thị trường, thì câu hỏi được các nhà đầu tư đặt ra là: Nên mua loại vàng nào thì sau này sẽ bán được giá cao? Và đầu tư vào loại vàng nào thì giữ được lâu dài?
- Theo dõi giá vàng hôm nay
Về câu hỏi, nên đầu tư vào loại vàng nào, thì ONUS có thể chia quá trình đầu tư vàng thành 3 nhóm:
- Đầu tư vàng để sinh lời: Các nhóm vàng nên đầu tư là vàng miếng, vàng thỏi và loại vàng 9999, vàng 24K,… bởi vì các loại vàng này cơ bản là có giá trị lớn nhất trên thị trường, và có thể lưu trữ lâu dài mà không phải lo giảm giá trị.
- Nếu bạn mua vàng để tích trữ, hoặc sử dụng như trang sức thì có thể lựa chọn các loại vàng nhẫn trơn, vàng trắng,… Tuy nhiên, vì nó có giá trị làm đẹp nhiều hơn là mua để tích trữ đầu tư.
- Còn nếu bạn không yên tâm khi trữ vàng số lượng lớn tại nhà, thì bạn vẫn có thể đầu tư vào hình thức vàng kỹ thuật số; đầu tư vàng online; đầu tư vàng qua các quỹ đầu tư ETF; chứng khoán, cổ phiếu công ty vàng,..
- Đầu tư Vàng kỹ thuật số – tiền điện tử, một loại tài sản đặc biệt là việc mua và nắm giữ các loại tiền tệ kỹ thuật số được tạo ra và quản lý bằng công nghệ blockchain. Các đồng tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Ripple và nhiều loại tiền mã hóa khác đều được xem là vàng kỹ thuật số vì chúng chia sẻ một số đặc tính với vàng truyền thống như tính hiếm có, tính bền vững, và khả năng trở thành một phương tiện trữ giá trong tương lai.
Điểm khác biệt chính giữa vàng truyền thống và vàng kỹ thuật số là vàng kỹ thuật số tồn tại dưới dạng dữ liệu số trên mạng internet thay vì dưới dạng kim loại vật chất. Các loại tiền điện tử này có thể được mua, bán, và giao dịch thông qua các sàn giao dịch trực tuyến hoặc nền tảng giao dịch mã hóa.
5. Các thương hiệu vàng uy tín trên thị trường
Và để đảm bảo quá trình mua bán, giao dịch hay cập nhật thông tin giá vàng, bạn nên tìm tới những thương hiệu vàng uy tín, có đầy đủ chứng nhận và kiểm định. Dưới đây là một số thương hiệu cung cấp sản phẩm và thông tin uy tín:
- SJC – Sài Gòn Jewelry Company: là thương hiệu vàng nổi tiếng, uy tín và lâu đời tại Việt Nam. Không chỉ cung cấp, bán lẻ các sản phẩm vàng và trang sức chế tác từ vàng.
- PNJ – Phú Nhuận Jewelry: Sở hữu chuỗi cửa hàng trên khắp toàn quốc, PNJ là thương hiệu vàng và trang sức hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm vàng và trang sức cao cấp.
- DOJI – Doji Gold & Gems Group: Đây cũng là một trong nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thị trường vàng Việt Nam.
- Thương hiệu vàng Bảo Tín Minh Châu: Là thương hiệu Vàng có tới hơn 30 năm tuổi đời tại thị trường vàng Việt Nam, nổi tiếng với bộ sưu tập Vàng miếng, vàng trang sức chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và sở hữu dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
- Thương hiệu Vàng Phú Quý: Là một trong những thương hiệu vàng nổi tiếng trên thị trường, với hơn 20 năm hình thành và phát triển, với hoạt động sản xuất và phân phối Vàng miếng, Vàng mỹ nghệ, Trang sức vàng, Kim cương, Nhẫn cưới.
- ONUS – thương hiệu quản lý và đầu tư crypto uy tín: là nơi cung cấp cho nhà đầu tư những tin tức, bảng cập nhật giá vàng truyền thống và vàng kỹ thuật số – tiền điện tử.
Tổng kết
Trên thị trường vàng hiện nay, có rất nhiều thương hiệu, cửa hàng mua bán vàng bạc, đá quý, đồng thời có rất nhiều loại vàng trong danh mục tài sản được niêm yết trên thị trường với vô số mức giá khác nhau. ONUS đã giới thiệu về cách phân biệt các loại vàng và các thương hiệu vàng nên đầu tư để có lời lớn nhất.
Chúc các nhà đầu tư và người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình các sản phẩm vàng phù hợp nhất với mục đích đầu tư, sử dụng của mình.