Tiền điện tử và tiền pháp định là hai loại tiền được biết đến rộng rãi trên thị trường hiện nay. Kể từ năm 2024, thị trường tiền điện tử đã có những bước tiến nhảy vọt đáng kể, với tổng giá trị vốn hóa thị trường vượt qua mốc 2 nghìn tỷ USD.
Điều này lại càng khiến nhiều người muốn tìm hiểu rõ ràng hơn tiền điện tử là gì? Tiền pháp định là gì? Chúng có những điểm giống nhau và khác biệt thế nào? Liệu tương lai tiền điện tử sẽ được đánh giá như thế nào qua những sự kiện và góc nhìn của chuyên gia? Hãy cùng ONUS khám phá ngay trong bài bạn nhé!
1. Tổng Quan Về Tiền Điện Tử và Tiền Pháp Định
1.1. Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử (tiền ảo, tiền mã hóa, tiền số) là một loại tiền mà bạn không thể chạm vào được như tiền pháp định. Chúng chỉ tồn tại trong thế giới số và được lưu trữ trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.
1.2. Tiền pháp định là gì?
Tiền pháp định (hiểu đơn giản là tiền giấy, tiền xu, tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn) là loại tiền tệ được chính phủ của một quốc gia công nhận làm phương tiện thanh toán hợp pháp. Nó được quản lý và phát hành bởi cơ quan tài chính chính thức của quốc gia đó (ngân hàng trung ương). Tiền pháp định có giá trị bởi sự tin cậy và sự chấp nhận rộng rãi của người dân trong giao dịch hàng ngày.
Ví dụ, tiền pháp định của Việt Nam là đồng Việt Nam Đồng (VND). Đồng Việt Nam Đồng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và quản lý, và nó được sử dụng rộng rãi trong tất cả các giao dịch tài chính, mua bán và dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa tiền pháp định và tiền điện tử, hãy cùng điểm qua bảng so sánh sau:
Tiêu chí | Tiền pháp định | Tiền điện tử |
Định nghĩa | Tiền được chính phủ phát hành và quản lý, có giá trị pháp lý trong giao dịch. | Tiền kỹ thuật số, tồn tại trên mạng, không do chính phủ hay ngân hàng trung ương kiểm soát. |
Hình thức | Vật lý (tiền giấy, tiền xu) và kỹ thuật số (tài khoản ngân hàng). | Hoàn toàn kỹ thuật số, lưu trữ trong ví điện tử. |
Quản lý | Quản lý bởi các cơ quan nhà nước như ngân hàng trung ương. | Được phân quyền và quản lý thông qua công nghệ blockchain. |
An toàn & Bảo mật | Dễ bị làm giả, mất cắp; giao dịch qua ngân hàng có độ bảo mật cao. | Mã hóa cao cấp, khó bị hack hoặc làm giả; giao dịch minh bạch nhưng ẩn danh. |
Chấp nhận rộng rãi | Chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu. | Chấp nhận hạn chế, phụ thuộc vào quy định và sự chấp nhận của cộng đồng. |
Mục đích sử dụng | Giao dịch hàng ngày, lưu trữ giá trị. | Đầu cơ, giao dịch trực tuyến, và một số trường hợp thanh toán hàng hóa. |
2. Lịch sử hình thành và phát triển tiền điện tử và tiền pháp định
Về bề dày lịch sử, tiền pháp định được phát triển và sử dụng từ rất lâu từ thế kỉ 11, trước khi tiền điện tử ra đời vào những thập niên 90, cùng theo chân ONUS để khám phá những bí mật thú vị xoay quanh nguồn gốc hai loại tiền này nhé!
2.1. Nguồn gốc của tiền điện tử:
Lịch sử và nguồn gốc của tiền điện tử bắt đầu từ những năm 1990, khi các dự án tiền điện tử như Flooz, Beenz và DigiCash xuất hiện. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều gặp phải những hạn chế về mặt kỹ thuật và vấn đề về quản lý, dẫn đến không thành công thực sự.
Bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử tiền điện tử diễn ra vào năm 2008 với sự ra đời của Bitcoin. Bitcoin, được sáng tạo bởi một cá nhân hoặc nhóm người dưới bút danh Satoshi Nakamoto, mang đến một cách tiếp cận hoàn toàn mới cho tiền tệ kỹ thuật số.
Sự xuất hiện của Bitcoin – đồng crypto đầu tiên, đã mở đường cho nhiều loại tiền điện tử khác phát triển, mỗi loại mang những đặc tính và ứng dụng riêng. Tính đến 2024, đã có hơn 10.000 loại crypto khác nhau trên thị trường.
Các giai đoạn phát triển của tiền điện tử
Có thể chia lịch sử tiền điện tử thành ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn sơ khai (1990-2009): Đây là giai đoạn tiền điện tử bắt đầu xuất hiện và phát triển, nhưng chưa thực sự phổ biến.
- Giai đoạn bùng nổ (2010-2017): Đây là giai đoạn tiền điện tử phát triển mạnh mẽ, với sự ra đời của nhiều loại tiền điện tử mới và giá trị của Bitcoin tăng lên nhanh chóng.
- Giai đoạn trưởng thành (2018-nay): Đây là giai đoạn tiền điện tử bắt đầu được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi hơn, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết.
2.2. Nguồn gốc của tiền pháp định:
- Tiền pháp định có nguồn gốc trước thế kỷ 11 ở Trung Quốc, và bắt đầu được phổ biến hơn khi tỉnh Tứ Xuyên đã bắt đầu phát hành tiền giấy để trao đổi cho lụa, vàng hoặc bạc.
- Vào thế kỷ 13, Khi Kublai Khan lên nắm quyền, ông đã thiết lập một hệ thống tiền pháp định. Ngược lại với các tín hiệu tích cực, một số sử gia đã cho rằng đồng tiền này không mang lại sự thịnh vượng, do tình trạng chi tiêu quá mức và thời kỳ siêu lạm phát cũng bắt nguồn từ sự suy tàn của đế chế Đế chế Mông Cổ.
- Vào thế kỷ 17, Tiền pháp định cũng được sử dụng ở châu Âu, các quốc gia tiên phong sử dụng loại tiền này là: Tây Ban Nha, Thụy Điển và Hà Lan. Hệ thống này đã thất bại ở Thụy Điển và chính phủ này sau cùng đã hủy bỏ nó để dùng bản vị bạc.
- Trong hai thập niên tiếp theo, New France ở Canada, cùng các thuộc địa Mỹ và chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm tiền pháp định với nhiều kết quả hỗn hợp.
- Vào thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã quay trở lại sử dụng tiền dựa trên hàng hóa ở mức hạn chế.
- Năm 1933, chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt việc đổi tiền giấy lấy vàng.
- Năm 1972, dưới thời Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ hủy bỏ hoàn toàn bản vị vàng và đặt dấu chấm hết của nó trên quy mô quốc tế, sau đó chuyển sang hệ thống tiền pháp định. Điều này dẫn đến việc sử dụng tiền pháp định rộng rãi trên toàn cầu.
Các giai đoạn phát triển của tiền pháp định
Có thể chia lịch sử phát triển của tiền pháp định thành 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn tiền sơ khai (trước thế kỷ 11): Tiền pháp định chỉ mới xuất hiện ở một số khu vực nhất định, chủ yếu là ở Trung Quốc. Tiền giấy được sử dụng song song với tiền kim loại, nhưng chỉ có giá trị tương đối thấp.
- Giai đoạn phát triển ban đầu (thế kỷ 11 – 17): Tiền pháp định được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm cả châu Âu. Tuy nhiên, hệ thống tiền tệ vẫn chưa ổn định và thường xuyên xảy ra lạm phát.
- Giai đoạn phát triển ổn định (thế kỷ 18 – 20): Hệ thống tiền tệ bắt đầu ổn định hơn, với sự ra đời của bản vị vàng. Tiền pháp định trở thành phương tiện thanh toán chính trong hầu hết các quốc gia trên thế giới.
- Giai đoạn hiện đại (thế kỷ 21): Bản vị vàng bị bãi bỏ, tiền pháp định trở thành loại tiền tệ duy nhất được sử dụng. Tiền pháp định được phát hành bởi các ngân hàng trung ương và được kiểm soát bởi chính phủ.
Một số đồng tiền pháp định phổ biến trên thế giới
Dưới đây là danh sách một số đồng tiền pháp định phổ biến trên thế giới theo châu lục:
Châu Á:
- Yên Nhật (JPY) – Nhật Bản
- Nhân dân tệ (CNY) – Trung Quốc
- Won Hàn Quốc (KRW) – Hàn Quốc
- Rupee Ấn Độ (INR) – Ấn Độ
- Đồng Việt Nam (VND) – Việt Nam
Châu Âu:
- Euro (EUR) – Khu vực đồng Euro (EU)
- Bảng Anh (GBP) – Vương quốc Anh
- Franc Thụy Sĩ (CHF) – Thụy Sĩ
- Rúp Nga (RUB) – Nga
- Krone Na Uy (NOK) – Na Uy
Châu Mỹ:
- Đô la Mỹ (USD) – Hoa Kỳ
- Peso Mexico (MXN) – Mexico
- Real Brazil (BRL) – Brazil
- Peso Argentina (ARS) – Argentina
- Đô la Canada (CAD) – Canada
Châu Phi:
- Rand Nam Phi (ZAR) – Nam Phi
- Naira Nigeria (NGN) – Nigeria
- Đồng franc CFA (XOF) – Các quốc gia Tây Phi
- Shilling Kenya (KES) – Kenya
- Bảng Ai Cập (EGP) – Ai Cập
Châu Đại Dương:
- Đô la Úc (AUD) – Úc
- Đô la New Zealand (NZD) – New Zealand
Bạn có thể tìm kiếm và theo dõi tỷ giá của các đồng tiền pháp định trên và các đồng tiền pháp định khác trên thế giới tại trang: Tỷ giá ngoại tệ
3. Các Đặc Điểm & Chức Năng Của Tiền Điện Tử và tiền pháp định
3.1. Các đặc điểm của tiền điện tử
- Giao dịch nhanh chóng và phí thấp: Giao dịch tiền điện tử có thể diễn ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu, với chi phí thấp hơn nhiều so với giao dịch tiền tệ truyền thống.
- An toàn và bảo mật: Tiền điện tử sử dụng công nghệ blockchain để đảm bảo an toàn thông tin và giảm thiểu rủi ro gian lận.
- Tính Minh bạch: Mọi giao dịch tiền điện tử đều được ghi lại trên hệ thống blockchain, giúp dễ dàng theo dõi và xác minh.
3.2. Các chức năng của tiền điện tử
- Phương tiện trao đổi: Tiền điện tử có thể được sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền cho người khác.
- Kênh đầu tư tài chính: Tiền điện tử có tính thanh khoản cao, nên có thể được sử dụng như một kênh đầu tư tài chính.
- Thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và các dịch vụ tài chính khác: Tiền điện tử giúp thanh toán trực tuyến trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và các dịch vụ tài chính khác.
3.3. Các đặc điểm của tiền pháp định
- Tính pháp định: Tiền pháp định là phương tiện thanh toán hợp pháp duy nhất trong một quốc gia. Điều này có nghĩa là mọi người có thể sử dụng tiền pháp định để mua hàng hóa và dịch vụ, trả nợ, và thực hiện các giao dịch tài chính khác.
- Tính vô hình: Tiền pháp định không có giá trị nội tại, mà chỉ có giá trị do chính phủ quy định. Điều này có nghĩa là giá trị của tiền pháp định có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của chính phủ.
- Tính trung ương: Tiền pháp định chỉ được phát hành bởi chính phủ của một quốc gia. Điều này giúp đảm bảo tính ổn định và kiểm soát của chính phủ đối với hệ thống tiền tệ.
3.4. Các chức năng của tiền pháp định
- Phương tiện trao đổi: Tiền pháp định được sử dụng để mua bán hàng hóa và dịch vụ. Đây là chức năng quan trọng nhất của tiền pháp định, và là cơ sở cho các chức năng khác của tiền pháp định.
- Phương tiện tích trữ: Tiền pháp định được sử dụng để cất giữ giá trị trong thời gian. Tuy nhiên, chức năng này của tiền pháp định bị hạn chế bởi tính vô hình và biến động của giá trị tiền pháp định.
- Phương tiện thanh toán: Tiền pháp định được sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính, chẳng hạn như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, và đầu tư.
- Đơn vị tính giá: Tiền pháp định được sử dụng để định giá hàng hóa và dịch vụ. Điều này giúp cho việc so sánh giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ dàng hơn.
4. Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Tiền Điện Tử và tiền pháp định
4.1. Ưu điểm của tiền điện tử
Tiền điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với tiền pháp định, bao gồm:
- Thanh khoản cao: Tiền điện tử có thể được chuyển đổi nhanh chóng và dễ dàng sang các loại tiền tệ khác hoặc sử dụng trực tiếp cho giao dịch trên toàn cầu. Điều này đặc biệt hữu ích trong thương mại quốc tế và giao dịch tài chính.
- Khả năng tiếp cận: Tiền điện tử không yêu cầu người dùng cung cấp ID hợp lệ hay kiểm tra tín dụng, giúp mở rộng quyền truy cập tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng truyền thống.
- Giao dịch phi tập trung: Tiền điện tử không phụ thuộc vào bất kỳ ngân hàng hay cơ quan tài chính trung ương nào, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các hệ thống tài chính truyền thống và các vấn đề liên quan đến hệ thống này.
- An toàn và bảo mật: Tiền điện tử sử dụng công nghệ blockchain giúp đảm bảo tính an toàn và minh bạch cho giao dịch, khó bị can thiệp hay giả mạo.
4.2. Hạn chế của tiền điện tử là gì?
- Biến động giá: Giá trị của tiền điện tử thường xuyên biến động, đôi khi là rất lớn và không lường trước được, gây rủi ro cho các nhà đầu tư.
- Rủi ro bảo mật: Mặc dù có tính bảo mật cao, nhưng tiền điện tử không phải là không thể bị hack hoặc mất mát do sự cố kỹ thuật.
- Không được chấp nhận rộng rãi: Tiền điện tử vẫn chưa được chấp nhận làm phương tiện thanh toán phổ biến ở mọi nơi, đặc biệt là trong giao dịch hàng ngày. Tại Việt Nam, tiền điện tử chưa được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp, và bạn chỉ có thể sử dụng nó như phương tiện để đầu tư.
- Pháp lý không rõ ràng: Các quy định pháp lý về tiền điện tử vẫn còn nhiều mơ hồ và biến đổi, gây khó khăn trong việc quản lý và sử dụng rộng rãi.
5. Đầu Tư Tiền Điện Tử
Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư tiền điện tử hiệu quả:
- Bắt đầu với số vốn nhỏ: Đừng vội vàng đầu tư một số tiền lớn khi bạn chưa có kinh nghiệm. Hãy bắt đầu với số vốn nhỏ và tăng dần khi bạn đã có kinh nghiệm và hiểu rõ thị trường.
- Đừng FOMO! FOMO là tâm lý sợ bỏ lỡ, khiến bạn dễ dàng bị cuốn theo những đợt tăng giá của thị trường. Hãy giữ “cái đầu lạnh” và đầu tư có kế hoạch.
- Đừng đầu tư theo đám đông: Thị trường tiền điện tử rất biến động, và những quyết định của đám đông có thể không phải lúc nào cũng đúng. Hãy tự mình nghiên cứu và đưa ra quyết định đầu tư.
Bạn hãy nhớ rằng, tiền điện tử có tính biến động cực cao, có thể mang lại lợi nhuận “khủng” nhưng cũng rất dễ gây thua lỗ. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tham gia đầu tư.
Tổng Kết
Tiền điện tử đang trở thành xu hướng đầu tư mới trên thế giới. ONUS là sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu Việt Nam, cung cấp cho bạn những giải pháp toàn diện, giúp bạn bắt đầu hành trình đầu tư tài sản số hiệu quả. Tại ONUS, bạn có thể giao dịch với hơn 200 loại tài sản số, bao gồm Bitcoin, Ethereum, USDT,… và nhận lãi tiết kiệm lên đến 12% trên khoản đầu tư.
Tải app ONUS ngay nhận 270.000 VND để bắt đầu hành trình đầu tư tài sản số hiệu quả!