Tìm hiểu hệ sinh thái BNB Chain và những mảnh ghép cốt lõi (2024)

  •  
KEY TAKEAWAYS:
Build N Build Chain hay còn gọi là BNB Chain là một trong những blockchain phổ biến nhất trên thế giới.
BNB Chain cung cấp nhiều công cụ và tính năng nâng cao để người dùng khám phá thế giới tài chính phi tập trung (DeFi) và cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApp) quy mô lớn.
BNB Chain bao gồm năm mạng blockchain khác nhau phục vụ nhiều mục đích khác nhau, bao gồm BNB Beacon Chain, BNB Smart Chain (BSC), zkBNB, opBNB và BNB Greenfield.
Theo dữ liệu từ DeFilama, với tổng giá trị bị khoá (TVL) đạt 3.903 tỷ USD, BNB Chain hiện đang là mạng lưới blockchain lớn thứ ba thị trường tính theo TVL.
Hiện có hơn 5,000 ứng dụng phi tập trung (dApp) đa dạng đang hoạt động trên BNB Chain, bao gồm DEX, Yield Aggregator, Derivatives, Gaming, NFT,...

BNB Chain (Binance Smart Chain) là gì? Tìm hiểu về hệ sinh thái BNB Chain, lịch sử phát triển, cách hoạt động và những thành phần quan trọng trong hệ sinh thái BNB Chain.

BNB Chain (Binance Smart Chain) là gì?
BNB Chain (Binance Smart Chain) là gì?

1. Tổng quan về hệ sinh thái BNB Chain

1.1. BNB Chain (Binance Smart Chain) là gì?

BNB Chain là một hệ sinh thái blockchain tập trung vào nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và dịch vụ Web3. BNB Chain cung cấp nhiều công cụ và tính năng nâng cao để người dùng khám phá thế giới tài chính phi tập trung (DeFi) và cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApp) quy mô lớn.

Build N Build Chain hay còn gọi là BNB Chain là một trong những blockchain phổ biến nhất trên thế giới, được thành lập bởi sàn giao dịch tiền điện tử Binance vào năm 2019. Tuy nhiên, kể từ đó BNB Chai đã trở thành dự án hướng tới cộng đồng. Binance tuyên bố rằng họ là một trong những tổ chức đóng góp hoạt động trong hệ sinh thái BNB Chain.

Cái tên “BNB Chain” là viết tắt của Build N Build Chain và nhấn mạnh sự phát triển liên tục do cộng đồng dẫn dắt. Theo DefiLlama, đây là hệ sinh thái Layer 1 lớn thứ ba sau Ethereum về khối lượng giao dịch phi tập trung và đứng thứ ba về số người dùng hoạt động hàng ngày.

BNB Chain bao gồm năm mạng blockchain khác nhau phục vụ nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

  • BNB Beacon Chain – BNB Beacon Chain là lớp staking và quản trị của hệ sinh thái BNB.
  • BNB Smart Chain (BSC) – Một blockchain tương thích EVM mang lại khả năng lập trình và khả năng tương tác cho hệ sinh thái BNB.
  • zkBNB – Cơ sở hạ tầng được xây dựng trên kiến ​​trúc zk-Rollup dành cho các nhà phát triển, giúp họ xây dựng các ứng dụng dựa trên BSC quy mô lớn với thông lượng cao hơn và phí giao dịch thấp hơn nhiều hoặc thậm chí bằng 0.
  • opBNB – Giải pháp mở rộng Layer 2 cho BNB Smart Chain (BSC) được hỗ trợ bởi phiên bản nền tảng của Optimism opStack.
  • BNB Greenfield – Mạng lưới cung cấp mô hình kinh tế và cấu trúc hoàn toàn mới cho dữ liệu trong kỷ nguyên Web3. BNB Greenfield cung cấp quyền sở hữu, sử dụng và kiếm tiền từ dữ liệu hiện cho tất cả những người tham gia hệ sinh thái BNB Chain.
Hệ sinh thái BNB Chain
Hệ sinh thái BNB Chain

Tìm hiểu thêm: BNB là gì? Tổng quan về hệ sinh thái Binance và Binance coin (BNB) mới nhất 2024

1.2. BNB Chain (Binance Smart Chain) hoạt động như thế nào?

BNB Chain (Binance Smart Chain)
BNB Chain (Binance Smart Chain)

Blockchain đầu tiên được phát triển bởi Binance có tên là Binance Chain. Tuy nhiên mạng lưới này gặp phải một số hạn chế về khả năng lập trình. Để giải quyết những vấn đề này, Binance Smart Chain đã được phát triển. Mạng blockchain có tên Binance Smart Chain được thiết kế để sử dụng các ứng dụng dựa trên hợp đồng thông minh.

Nhờ hoạt động đồng thời của BSC với native Binance Chain của Binance, nơi cung cấp khả năng giao dịch tuyệt vời, người dùng có thể hưởng lợi từ cả hai nền tảng. Ngoài ra, Máy ảo Ethereum được BSC triển khai, cho phép mạng lưới này thực thi các ứng dụng dựa trên Ethereum.

Mục tiêu của BSC là cho phép các nhà phát triển tạo các ứng dụng phi tập trung (DApp) và hỗ trợ người dùng quản lý chuỗi chéo tài sản kỹ thuật số của họ với dung lượng cao, độ trễ thấp. BSC sau đó được đổi tên thành BNB Smart Chain.

BNB Smart Chain hoạt động trên cơ chế đồng thuận Proof of Staked Authority (PoSA) (PoSA) kết hợp các tính năng từ Delegated Proof of Stake (DPoS) và Proof of Authority (PoA). Validator được chọn thông qua quản trị dựa trên staking, trong khi “Candidate” đóng vai trò là bản sao lưu để duy trì chức năng của mạng khi mạng gặp khó khăn. Cách tiếp cận kết hợp này đảm bảo rằng các khối được tạo ra bởi một tập hợp validator hạn chế, do đó nâng cao hiệu quả và tính phi tập trung. Với thời gian tạo khối chỉ 3 giây, các giao dịch có thể được xác nhận nhanh chóng, mang đến cho người dùng trải nghiệm mượt mà.

BNB Smart Chain hỗ trợ các hợp đồng và giao thức thông minh tương thích với EVM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao chuỗi chéo. BNB, native token của mạng lưới, được sử dụng để thực thi và staking hợp đồng thông minh. BNB không bị lạm phát, điều này có nghĩa là các validator không kiếm được phần thưởng khối. Thay vào đó, các validator sẽ được trừ phí giao dịch để thực thi hợp đồng thông minh.

1.3. Lịch sử phát triển của BNB Chain (Binance Smart Chain) và token BNB

Sàn giao dịch tiền điện tử Binance và token BNB được thành lập vào năm 2017. Token BNB ban đầu là token thuộc tiêu chuẩn ERC-20 trên blockchain Ethereum. Vào năm 2019, BNB đã được di chuyển sang blockchain độc quyền của Binance Exchange có tên là Binance Chain và cuối cùng trở thành nhiên liệu cho Binance Smart Chain (BSC), được ra mắt vào tháng 9/2020. Do tốc độ giao dịch cao, chi phí giao dịch thấp và khả năng tương thích EVM của mạng, BSC nhanh chóng đạt được sức hút khi phong trào DeFi bùng nổ và Ethereum phải chịu tình trạng tắc nghẽn và phí cao.

Vào tháng 2/2022, Binance Smart Chain được đổi tên thành BNB Smart Chain. Binance Smart Chain là một phần của hệ sinh thái blockchain BNB, bao gồm BNB Beacon Chain (lớp staking và quản trị), Binance Smart Chain (lớp thực thi hợp đồng thông minh), ZkBNB (zk-Rollup) và BNB Greenfield (nền tảng lưu trữ dữ liệu phi tập trung).

2. Những thành phần quan trọng trong hệ sinh thái BNB Chain

Theo dữ liệu từ DeFilama, với tổng giá trị bị khoá (TVL) đạt 3.903 tỷ USD, BNB Chain hiện đang là mạng lưới blockchain lớn thứ ba thị trường tính theo TVL, chỉ xếp sau EthereumTRON. Hiện có hơn 5,000 ứng dụng phi tập trung (dApp) đa dạng đang hoạt động trên BNB Chain, bao gồm DEX, Yield Aggregator, Derivatives, Gaming, NFT,…

Tìm hiểu thêm: Top 10 dự án tiền điện tử Binance Smart Chain (BSC) tiềm năng nhất 2024

2.1. DeFi

2.1.1. DEX

Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) trên BNB Chain
Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) trên BNB Chain

DEX (Decentralized Exchange) là một loại sàn giao dịch phi tập trung hoạt động trên nền tảng blockchain. DEX cho phép người dùng thực hiện các giao dịch mà không cần thông qua các tổ chức trung gian.

Thay vào đó, DEX sử dụng các hợp đồng thông minh (smart contract) để thực hiện việc giao dịch trực tiếp giữa người dùng. Các hợp đồng thông minh này đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của giao dịch bằng cách xác thực và thực hiện các điều khoản được lập trình trước.

DEX cho phép người dùng trao đổi các loại tài sản kỹ thuật số (như token, coin) mà không cần dựa vào một bên trung gian tập trung như trên các sàn giao dịch truyền thống. Điều này mang lại nhiều lợi ích như tính phi tập trung, đảm bảo quyền riêng tư và an ninh, cũng như giảm thiểu rủi ro về việc mất tài sản do việc tin tưởng vào một bên trung gian.

DEX đã trở thành một phần quan trọng của hệ sinh thái DeFi (Decentralized Finance) trong việc cung cấp sự linh hoạt và khả năng truy cập tài sản kỹ thuật số cho người dùng mà không cần thông qua các sàn giao dịch trung gian.

Các dự án DEX nổi bật trong hệ sinh thái BNB Chain:

  1. PancakeSwap
  2. 1inch
  3. KyberSwap
  4. Uniswap V3
  5. Trader Joe
  6. THORChain
  7. DODO
  8. BabyDogeSwap
  9. BakerySwap

2.1.2. Yield Aggregator

Các dự án Yield Aggregator trên BNB Chain
Các dự án Yield Aggregator trên BNB Chain

Yield Aggregator là một công cụ hoặc dịch vụ trong lĩnh vực DeFi (Decentralized Finance) được sử dụng để tối đa hóa lợi suất (yield) từ các nguồn thu nhập khác nhau trong môi trường phi tập trung.

Với Yield Aggregator, người dùng có thể tự động đầu tư hoặc cung cấp tài sản của mình cho các giao thức hoặc nền tảng DeFi khác nhau để tận dụng các giao dịch vay, cho vay, hoặc khai thác thu nhập khác trên blockchain.

Yield Aggregator thường sử dụng các chiến lược tự động nhằm mục đích tìm kiếm các cơ hội tốt nhất để sinh lời từ các giao thức và nền tảng DeFi. Các cơ hội này có thể bao gồm việc chuyển tài sản giữa các giao thức để tận dụng lợi suất cao hơn, tự động cung cấp tài sản vào các pool thanh khoản, hoặc tham gia vào các giao dịch swap tự động để thu lợi từ sự chênh lệch giá.

Mục tiêu của Yield Aggregator là tạo ra lợi nhuận tối đa cho người dùng bằng cách tận dụng các cơ hội sinh lợi từ nhiều nguồn thu nhập khác nhau trong DeFi. Đồng thời, nó cũng giúp tự động hoá việc đầu tư và giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc tự thực hiện các giao dịch và chiến lược tài chính trên blockchain.

Các dự án Yield Aggregator nổi bật trong hệ sinh thái BNB Chain:

  1. Beefy
  2. ACryptoS
  3. Autofarm
  4. Bril Finance
  5. Bolide

2.3.3. Derivatives

Các dự án Derivatives trên BNB Chain
Các dự án Derivatives trên BNB Chain

Derivatives là các công cụ phái sinh tiền điện tử là các hợp đồng tài chính có giá trị được lấy từ một tài sản cơ sở (underlying asset). Chúng cho phép các nhà giao dịch kiếm lợi nhuận từ biến động giá của tiền điện tử mà không thực sự sở hữu tài sản đó. 

Các công cụ phái sinh tiền điện tử hoạt động bằng cách thiết lập hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán. Giá trị của hợp đồng phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở. Khi giao dịch hợp đồng tương lai, nhà giao dịch có thể mua (có lợi khi giá tăng) hoặc bán (có lợi khi giá giảm) bằng cách sử dụng các hợp đồng này.

Các dự án Derivatives nổi bật trong hệ sinh thái BNB Chain:

  1. APX Finance
  2. MUX Protocol
  3. Linear Finance
  4. Horizon Protocol
  5. KiloEx

2.3.4. Lending/Borrowing

Các dự án Lending/borrowing trên BNB Chain
Các dự án Lending/borrowing trên BNB Chain

Lending/borrowing là các nền tảng cung cấp các tính năng như vay và cho vay. Trong DeFi, các giao thức và nền tảng tài chính phi tập trung cho phép người dùng cho vay và mượn các tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử, token, hay stablecoin. Người cho vay có thể cung cấp tài sản của mình vào các pool thanh khoản và nhận lãi suất từ việc cho vay, trong khi người mượn có thể tận dụng các khoản vay để đầu tư, giao dịch hoặc thực hiện các nhu cầu tài chính khác.

Trong quá trình lending/borrowing trong DeFi, thông thường sẽ có các hợp đồng thông minh (smart contract) được sử dụng để tự động hóa việc quản lý và thực hiện các giao dịch. Các hợp đồng thông minh này đảm bảo tính minh bạch, an toàn và không cần sự tin cậy vào bên thứ ba. Lending/borrowing có thể mang lại lợi ích như tăng thanh khoản, tạo cơ hội đầu tư, quản lý rủi ro và tận dụng giá trị tài sản. 

Các dự án Lending/borrowing nổi bật trong hệ sinh thái BNB Chain:

  1. Kinza Finance
  2. Radiant V2
  3. Liqee
  4. AAVE V3
  5. Wing Finance

2.3.5. Liquid Staking/Farming

Các dự án Liquid Staking trên BNB Chain
Các dự án Liquid Staking trên BNB Chain

Trong một hệ thống Proof-of-Stake, người dùng có thể stake một số tài sản crypto để giúp duy trì hoạt động của mạng và đóng góp vào quá trình xác nhận các giao dịch. Thông thường, tài sản được stake trên mạng lưới sẽ bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định và không thể sử dụng hoặc di chuyển trong thời gian đó.

Tuy nhiên, với Liquid Staking, người dùng có thể giao dịch tài sản staking của mình mà không phải chờ đến khi thời gian khóa tài sản kết thúc. Thông qua các giao thức và nền tảng DeFi, người dùng có thể nhận được một phiên bản token tương đương (ví dụ: wrapped token) đại diện cho số lượng tài sản staking của họ. Wrapped token này có thể được sử dụng trong các ứng dụng và giao dịch khác trên blockchain, mang lại khả năng linh hoạt và thanh khoản cho người dùng.

Liquid Staking mang lại lợi ích cho người dùng bằng cách cho phép họ tận dụng giá trị tài sản trong quá trình staking mà vẫn có thể tham gia vào các hoạt động khác như giao dịch, vay mượn, hoặc tham gia vào các pool thanh khoản trong DeFi. Điều này giúp tăng cường tính thanh khoản, tạo ra cơ hội đầu tư và cho phép người dùng tận dụng tài sản một cách linh hoạt hơn.

Các dự án Liquid Staking nổi bật trong hệ sinh thái BNB Chain:

  1. Binance staked ETH
  2. Stader
  3. Ankr
  4. pSTAKE Finance
  5. Staking Finance

2.3.6. Launchpad

Các nền tảng Launchpad trên BNB Chain
Các nền tảng Launchpad trên BNB Chain

Các nền tảng Launchpad là các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) trên blockchain, thường được sử dụng để giới thiệu và phát triển các dự án mới trong không gian blockchain và tiền điện tử.

Các nền tảng Launchpad cung cấp một cơ chế để cho phép người dùng đầu tư vào các dự án mới thông qua việc mua các token của dự án đó trong giai đoạn ra mắt. Thông qua nền tảng Launchpad, người dùng có thể có cơ hội tiếp cận và đầu tư vào các dự án tiềm năng sớm nhất.

Các nền tảng Launchpad thường cung cấp các công cụ và tính năng như:

  • Quy trình ra mắt: Cung cấp quy trình và quy định cho việc ra mắt dự án, bao gồm việc xác minh dự án, đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của các dự án được giới thiệu.
  • Cơ chế quyền lợi: Cung cấp các quyền lợi cho các nhà đầu tư, chẳng hạn như khả năng mua token với giá ưu đãi, nhận phần thưởng hoặc token khác, hay tham gia vào hệ sinh thái của dự án.
  • Quản lý rủi ro: Đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào các dự án mới, bằng cách cung cấp thông tin và đánh giá về dự án, cùng với các biện pháp bảo vệ và cảnh báo rủi ro.

Các nền tảng Launchpad nổi bật trong hệ sinh thái BNB Chain:

  1. PinkSale
  2. UNCX Network
  3. Team Finance
  4. FlokiFiLocker
  5. Impossible Finance

2.2. Blockchain Gaming

Các dự án Gaming trên BNB Chain
Các dự án Gaming trên BNB Chain

Blockchain gaming là sự kết hợp giữa công nghệ blockchain và ngành công nghiệp game. Các dự án Blockchain gaming tạo ra một môi trường mới cho việc chơi game, quản lý tài sản trong game và tận dụng giá trị kinh tế từ các tài sản kỹ thuật số trong game.

Trong blockchain gaming, các tài sản như vật phẩm, nhân vật, đất đai, hoặc các yếu tố khác có thể được tạo ra dưới dạng token hoặc non-fungible token (NFT) trên blockchain. Điều này cho phép người chơi sở hữu và quản lý tài sản của mình một cách độc lập và an toàn mà không cần phụ thuộc vào nhà phát hành game.

Blockchain gaming cũng tạo ra khả năng giao dịch và trao đổi tài sản trong game giữa người chơi, thậm chí giữa các trò chơi khác nhau. Người chơi có thể mua, bán hoặc giao dịch các tài sản trong game sử dụng các giao thức phi tập trung hoặc sàn giao dịch trên blockchain.

Một khía cạnh quan trọng của blockchain gaming là khả năng tạo ra giá trị kinh tế thực từ các tài sản trong game. Nhờ tính minh bạch và khả năng chứng minh sở hữu của blockchain, người chơi có thể tận dụng giá trị tài sản trong game bằng cách bán, giao dịch hoặc sử dụng chúng trong các ứng dụng khác trên blockchain.

Blockchain gaming mở ra nhiều cơ hội cho sự tương tác xã hội, kinh tế và sáng tạo trong ngành công nghiệp game. Nó cung cấp tính minh bạch, an toàn và quyền sở hữu thực sự cho người chơi, đồng thời khuyến khích sự phát triển của các ứng dụng phụ trợ như thương mại điện tử, thị trường nghệ thuật số và nền tảng xã hội.

Các dự án Gaming nổi bật trong hệ sinh thái BNB Chain:

  1. Sleepless AI
  2. Thetan Arena
  3. Mines of Dalarnia
  4. Alien Worlds
  5. BinaryX
  6. MOBOX

2.3. NFT

Các bộ sưu tập NFT trên BNB Chain
Các bộ sưu tập NFT trên BNB Chain

NFT (Non-Fungible Token) là một loại tài sản kỹ thuật số duy nhất và không thể thay thế, được xác định bởi công nghệ blockchain. NFT khác với các tài sản kỹ thuật số khác như tiền điện tử (ví dụ: Bitcoin hoặc Ethereum) hay token tương đồng có thể thay thế lẫn nhau. Mỗi NFT có một định danh duy nhất và thông tin về tính chất, quyền sở hữu và lịch sử giao dịch được ghi lại trên blockchain. 

NFT thường được sử dụng để đại diện cho các tác phẩm nghệ thuật số, như tranh, ảnh, video, âm nhạc hoặc các vật phẩm trong trò chơi điện tử. Tuy nhiên, NFT cũng có thể đại diện cho bất kỳ tài sản kỹ thuật số duy nhất nào, chẳng hạn như một vé sự kiện, một đoạn code, một bức ảnh chụp lại một sự kiện quan trọng, hoặc một món đồ hiếm có giá trị trong một trò chơi điện tử.

Đặc điểm quan trọng của NFT là tính không thể thay thế và khả năng xác thực sở hữu. Mỗi NFT có thể được sở hữu bởi một người duy nhất và không thể bị thay thế hoặc sao chép. Điều này cho phép người sở hữu NFT chứng minh rằng họ là chủ sở hữu duy nhất của tài sản kỹ thuật số đó.

Các bộ sưu tập NFT nổi bật trong hệ sinh thái BNB Chain:

  1. Lengendary Pandra King
  2. MOBOX: NFT Farmer
  3. Moonlight
  4. Treasureland Glory Badge
  5. YuliMysteryBox

3. Về BNB coin – token gốc của hệ sinh thái BNB Chain

BNB là native token trong hệ sinh thái BNB Chain, bao gồm BNB Smart Chain (BSC) và BNB Beacon Chain. Trên BNB Smart Chain, BNB được sử dụng để thanh toán phí giao dịch và tham gia vào cơ chế đồng thuận của mạng.

BNB cũng được sử dụng làm token tiện ích cho phép người dùng được giảm phí giao dịch khi giao dịch trên sàn giao dịch tiền điện tử tập trung Binance. Theo thời gian, Binance đã mở rộng tiện ích cho BNB, tích hợp tài sản vào nhiều khía cạnh khác nhau của hệ sinh thái Binance, chẳng hạn như sàn giao dịch phi tập trung (Binance DEX), Binance Launchpad,…

Xem thêm:

Giao dịch crypto tại ONUS

4. Binance có sở hữu hoặc kiểm soát BNB Chain không?

Mặc dù ban đầu được phát triển bởi Binance nhưng BNB Chain hoạt động độc lập với sàn giao dịch. Giám đốc điều hành Binance Changpeng Zhao trước đây đã tuyên bố rằng quan niệm sai lầm phổ biến rằng Binance sở hữu hoặc kiểm soát BNB Chain là không chính xác. Ông lập luận rằng mặc dù Binance đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào hệ sinh thái BNB Chain nhưng khoản đầu tư này không tương đương với quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát.

Trước đây, sàn giao dịch sẵn sàng liên kết với hệ sinh thái blockchain. Chuỗi ban đầu được gọi là Binance Chain khi mới thành lập và BNB ban đầu được gọi là Binance Coin. Nhưng theo thời gian, sàn giao dịch này đã loại bỏ thương hiệu của mình khỏi hệ sinh thái blockchain, có thể cho thấy sự tách biệt giữa hai bên – có lẽ vì lý do pháp lý.

Mục tiêu cuối cùng của Binance là tạo ra các hệ sinh thái độc lập, hướng đến cộng đồng, hoạt động mà không có sự kiểm soát của bất kỳ thực thể đơn lẻ nào. Trong bối cảnh này, Binance đóng vai trò là chất xúc tác cho sự phát triển và tăng trưởng của BNB Chain hơn là vai trò kiểm soát mạng lưới này.

Tổng kết

BNB Chain là một hệ sinh thái blockchain đầy tiềm năng với nhiều ứng dụng và dịch vụ đa dạng. Hệ sinh thái đang phát triển nhanh chóng và thu hút nhiều nhà đầu tư và nhà phát triển tham gia. BNB Chain có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Web3.

Câu hỏi thường gặp

Binance Smart Chain explorer là gì

Binance Smart Chain explorer là một giao diện website được thiết kế để cho phép người dùng tương tác với blockchain này. Thông qua giao diện này, người dùng có thể tìm kiếm thông tin về các khối đã được thêm vào blockchain, các giao dịch đã xảy ra trên blockchain, số dư ví và thông tin về BNB.

Tổng giá trị bị khoá của mạng lưới BNB Chain (Binance Smart Chain) là bao nhiêu?

Theo dữ liệu từ DeFilama, với tổng giá trị bị khoá (TVL) của BNB Chain đạt 3.903 tỷ USD. BNB Chain hiện đang là mạng lưới blockchain lớn thứ ba thị trường tính theo TVL, chỉ xếp sau Ethereum và TRON.

Địa chỉ của BNB Chain và Binance Smart Chain có giống nhau không?

Vào tháng 2/2022, Binance Smart Chain được đổi tên thành BNB Smart Chain. Do đó, hai mạng lưới này là một và có địa chỉ giống nhau.

BACKBscScan là gì? Hướng dẫn sử dụng BscScan chi tiết, dễ hiểu
NEXTBNB Chain Testnet là gì? Cách thêm BNB Testnet vào ví Metamask