1. Tổng quan về FOMO
1.1. FOMO là gì?
FOMO (Fear Of Missing Out) là hội chứng sợ bị bỏ lỡ. Đúng như tên gọi, người mắc hội chứng này thường xuyên gặp phải tình trạng lo lắng, sợ hãi khi nghĩ rằng mình đang bỏ lỡ một điều gì đó trong cuộc sống.
FOMO là hội chứng tâm lý tiêu biểu của xã hội hiện đại khi lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ.
1.2. Các loại FOMO thường gặp?
- FOMO trong xã hội hiện đại: Xã hội càng hiện đại, con người càng có thêm những áp lực khác nhau trong cuộc sống. Áp lực có thể đến từ xã hội hoặc từ chính những người xung quanh. Khi chứng kiến những người bên cạnh đạt được những thành tựu nhất định, vô hình trung, chúng ta sẽ có cảm giác muốn có được trải nghiệm đó nếu không muốn bị đánh giá là lạc hậu và không theo kịp xu hướng.
- FOMO trên mạng xã hội: Ngày nay, thật không khó để bắt gặp hình ảnh một người đang truy cập những trang mạng xã hội. Công nghệ thông tin đã mở ra một cửa sổ mới vào cuộc sống của người khác, cho phép chúng ta theo dõi mọi khoảnh khắc của họ chỉ bằng vài chạm. Điều này có thể làm chúng ta dễ bị lo lắng rằng mình đang bỏ lỡ những điều thú vị trong cuộc sống mà người khác đang tận hưởng.
- FOMO trong đầu tư tài chính: Nhà đầu tư dễ bị mắc hội chứng FOMO khi nghĩ rằng mình đang bỏ lỡ một cơ hội đầu tư tiềm năng, từ đó dẫn đến những quyết định đầu tư vội vàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- FOMO trong đầu tư tiền điện tử: FOMO trong thị trường tiền điện tử thường xuất hiện khi một đồng coin bất ngờ tăng giá mạnh mà Nhà đầu tư chưa kịp mua đồng coin ấy và sợ rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội đầu tư hấp dẫn.
2. FOMO trong đầu tư tài chính
2.1. FOMO trong đầu tư tài chính là gì?
FOMO trong lĩnh vực tài chính là nỗi sợ đã bỏ lỡ cơ hội đầu tư tiềm năng của NĐT, đặc biệt là những NĐT mới. FOMO có thể dẫn đến những quyết định rót vốn mà không kiểm soát được rủi ro, dễ gây hậu quả nặng nề.
2.2. Biểu hiện của FOMO trong đầu tư tài chính
- Mua vào với giá cao: Khi phát hiện một tài sản bất ngờ tăng giá trị, NĐT thường mua ngay vì sợ lỡ mất cơ hội kiếm lời.
- Bỏ qua phân tích: Chính vì sợ bỏ lỡ cơ hội, NĐT thường bỏ qua các phân tích về tài sản, tiềm năng cũng như những rủi ro trước khi đầu tư.
- Giao dịch theo đám đông: Tiếp nhận thông tin không chọn lọc, không có kế hoạch đầu tư rõ ràng mà lại thực hiện giao dịch theo số đông.
3. FOMO trong đầu tư tiền điện tử là gì?
Thị trường tiền điện tử là nơi diễn ra FOMO mạnh mẽ nhất. Nếu như thị trường vàng, bất động sản chỉ biến động đáng kể theo năm; chứng khoán dù biến động mạnh cũng chỉ trong giờ hành chính với mức cao nhất chỉ lên đến vài chục phần trăm thì trong lĩnh vực tiền điện tử, biến động có thể xảy ra theo từng giờ, phút, giây và có thể tăng giảm vài trăm, thậm chí hàng nghìn lần. Điều này khiến FOMO trở nên mạnh mẽ và thôi thúc các Nhà đầu tư quyết định nhanh chóng trong thời gian ngắn, dẫn tới dễ mắc sai lầm.
4. Biểu hiện của FOMO trong đầu tư tiền điện tử
- Mua vào với số lượng lớn và giá cao: Vì muốn bắt kịp đà tăng trưởng của một số đồng coin đang bất ngờ tăng giá, Nhiều NĐT sẵn sàng mua vào một đồng coin bất chấp thời điểm và giá cả.
- Bán một tài sản quá sớm: Nhiều NĐT mới khi nhìn thấy sự giảm giá của một tài sản đã nhanh chóng bán đi vì sợ lỗ mà không hiểu rõ đây là sự giảm giá thật sự hay chỉ là sự điều chỉnh của thị trường.
- Đặt kỳ vọng phi thực tế: Chính vì không hiểu rõ thị trường và nỗi sợ bị bỏ lỡ, nhiều NĐT dễ đặt những kỳ vọng cao vào giao dịch của mình, dẫn tới thất vọng khi thị trường điều chỉnh theo hướng không mong muốn.
5. Top 7 nguyên nhân Nhà đầu tư dễ sai lầm vì FOMO trong đầu tư tiền điện tử
5.1. Tâm lý sợ bị bỏ lỡ
Là cảm giác sợ hãi và ám ảnh khi nghĩ mình đang bỏ lỡ một điều gì đó. Nhà đầu tư mới, không có tầm nhìn dài hạn dễ bị mắc phải tâm lý này và mất kiểm soát.
5.2. Thiếu kiến thức về tài chính
Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi bước chân vào lĩnh vực tài chính là phải trang bị kiến thức đầy đủ. Sự thiếu kiến thức về lĩnh vực tài chính dễ gây hậu quả nghiêm trọng khi Nhà đâu tư quyết định đầu tư theo cảm tính và theo số đông chứ không phải do tính toán.
5.3. Quá tự tin và thiếu kiên nhẫn
Nếu bạn là người quá tự tin, bạn nghĩ rằng bạn biết mình đang làm gì và không suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định bốc đồng khi đầu tư vào một đồng coin trong khi bạn chưa hiểu rõ về nó.
Ngược lại, nếu bạn là một người thiếu kiên nhẫn, bạn có thể dễ bị cuốn theo những cơ hội đầu tư ngắn hạn và bỏ qua những cơ hội đầu tư dài hạn. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi thị trường liên tục xuất hiện những đồng coin mới mà bạn có thể chưa hiểu rõ về chúng.
5.4. Quá kỳ vọng vào thị trường và kỳ vọng chiến thắng lớn
Những thành công trong quá khứ hoặc những thành công của người khác hay những thông báo về lợi nhuận cao của các trader khác sẽ dễ làm bạn gặp tình trạng FOMO và lo lắng. Bạn bắt đầu kỳ vọng vào những chiến thắng lớn hơn và bị thất vọng nặng nề nếu thị trường không biến động theo suy nghĩ của mình.
5.5. Tâm lý bị ảnh hưởng bởi nỗi đau từ các sai lầm cũ
Chuỗi thua liên tục khiến bạn cảm thấy tồi tệ và ôm hi vọng từ những cơ hội làm lại lớn hơn. Điều này khiến bạn dễ rơi vào vòng lặp và mắc phải những sai lầm tồi tệ hơn.
5.6. Chạy theo đám đông
Khi không có quá nhiều kiến thức và am hiểu về thị trường, những thông tin trên mạng dễ làm bạn chạy theo mà không có cân nhắc. Đặc biệt là những thông tin giống nhau đến từ nhiều người và đến từ những người được cho là đáng tin cậy.
6. Giải pháp khắc phục FOMO trong đầu tư tiền điện tử?
6.1. Trang bị kiến thức đầu tư tiền điện tử
Một lĩnh vực đầu tư biến động khó đoán như tiền điện tử đòi hỏi bạn phải có một lượng kiến thức nhất định trước khi bước vào. Bạn không nên quá nóng vội với việc làm giàu mà bỏ lỡ những rủi ro đến từ việc thiếu kiến thức. Đặc biệt là những rủi ro từ lĩnh vực này có thể gây nên tổn thất nặng nề.
6.2. Lên kế hoạch đầu tư dài hạn
Nếu chỉ đưa ra những quyết định đầu tư dựa trên diễn biến của thị trường vào thời điểm đó, bạn sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của những “bẫy tâm lý” và rơi vào trạng thái hoảng loạn. Khi đã trang bị đủ kiến thức và hiểu rõ thị trường hơn, bạn cần lên cho mình những kế hoạch đầu tư dài hạn, đảm bảo theo sát kế hoạch và hạn chế thay đổi theo những biến động nhất thời của thị trường.
6.3. Tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc
Rất nhiều thông tin được tung ra nhằm kiểm soát và điều hướng thị trường đến từ nhiều nguồn khác nhau. Điều bạn cần làm là tỉnh táo và chọn lọc thông tin để đưa ra những kế hoạch đầu tư thông minh.
6.4. Xây dựng các thói quen tốt
Để đứng vững trong thị trường đầy biến động như Crypto, bạn cần xây cho mình những thói quen tốt như:
- Tuân thủ kế hoạch đã đặt ra, không để bị ảnh hưởng bởi những cám dỗ của những món lợi nhuận ngắn hạn. Chấp nhận cắt lỗ khi thị trường đi sai hướng và có nguy cơ thiệt hại lớn.
- Rèn luyện tâm lý: Đầu tư, đặc biệt là đầu tư tiền điện tử là một cuộc chơi cân não với những chiêu trò tâm lý phức tạp. Nếu không rèn luyện cho mình một tâm lý vững chắc và sự kiên nhẫn, bạn sẽ không thể đứng vững trước thị trường này và sẽ nhanh chóng bị cuốn theo những “bẫy tâm lý” dẫn đến những tổn thất nặng nề về tài chính, tinh thần và thể chất.
- Sử dụng phương pháp DCA: Thay vì phải theo dõi thị trường liên tục, bạn có thể áp dụng phương pháp DCA. DCA hiểu đơn giản là chia nhỏ vốn đầu tư vào một tài sản để có thể trung bình giá trị của tài sản ấy khi đầu tư.
Ví dụ:
Bạn muốn đầu tư Bitcoin với vốn $100 nhưng không biết nên mua vào với giá nào. Lúc này, bạn có thể theo dõi thị trường để biết được ngưỡng giá trong một khoảng thời gian (Ví dụ bạn thấy Bitcoin đang biến động ở mức giá $30,000 – $40,000). Khi biết được giá của Bitcoin rồi, bạn có thể chia nhỏ số vốn của mình:
– Lần 1: mua $20 với giá 30,000
– Lần 2: mua $20 với giá 32,000
– Lần 3: mua $20 với giá 38,000
– Lần 4: mua $20 với giá 40,000
– Lần 5: mua $20 với giá 42,000
Vậy sau 5 lần, bạn đã đầu tư tổng $100 vào Bitcoin với giá trung bình là $36,400. Như vậy chỉ cần Bitcoin lên $40,000, bạn đã có lãi.
Để thực hiện phương pháp DCA này, bạn có thể tham khảo tính năng Đầu tư tự động tại ONUS. Tính năng này cho phép bạn lên kế hoạch đầu tư tài sản theo thời gian và mức giá mong muốn mà không bị ảnh hưởng tâm lý bởi những cây nến lên xuống. Bạn chỉ cần truy cập ONUS và làm theo hướng dẫn trong app.
Thông qua bài viết này, mong rằng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về FOMO, ảnh hưởng của FOMO cũng như ứng dụng phương pháp DCA và tính năng đầu tư tự động tại ONUS để có một hành trình đầu tư hiệu quả.