Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các chuyên gia lại có thể dự đoán gần như chính xác xu hướng tăng giảm của thị trường Crypto và chốt lời khủng vào thời điểm vàng hay chưa?
Bí kíp nằm ở mô hình 5 sóng Elliott – tinh hoa trong giao dịch Crypto.
Đừng bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào vì ONUS sẽ giải mã những bí mật “thần thánh” giúp bạn:
- Nhận biết điểm mua với phương pháp “dò đáy” hiệu quả
- Dự đoán xu hướng để chốt lời ở mức cao nhất
- Xác định thời điểm đảo chiều để cắt lỗ kịp thời
Còn chần chừ gì nữa, cùng ONUS khám phá ngay tuyệt chiêu giao dịch Crypto với mô hình sóng Elliott trong bài viết dưới đây!
1. Mô hình 5 sóng Elliott
1.1. Nguyên lý sóng Elliott
Sóng Elliott là một ứng dụng của tâm lý học đám đông vào giao dịch Crypto. Mô hình này miêu tả tả quá trình biến đổi tâm lý của đám đông khi thị trường thay đổi, dẫn đến biến động giá trị của thị trường Crypto.
Hiểu một cách đơn giản thì sóng Elliott tương tự như một loại mô hình nến phiên bản mở rộng. Thay vì chỉ một vài nến thì sóng Elliott được tạo thành bởi tập hợp nhiều nến theo quy luật xác định.
1.2. Cách nhận diện sóng Elliott
Mô hình Elliott được gọi là “sóng” bởi chu kỳ thể hiện trông giống như nhiều đợt sóng nối liền nhau. Trong sóng lớn sẽ có nhiều sóng nhỏ.
Theo lý thuyết sóng Elliott, có tất cả 9 cấp độ phân chia hoàn toàn dựa trên thời gian. Cụ thể như sau:
- Sub Minuette: Vài phút.
- Minuette: Vài giờ.
- Minute (chủ kỳ khá nhỏ): Vài ngày.
- Minor (chu kỳ nhỏ): Vài tuần.
- Intermediate (chu kỳ trung cấp): Vài tuần đến vài tháng.
- Primary (chu kỳ sơ cấp): Vài tháng đến vài năm (1-2 năm).
- Cycle (chu kỳ tiêu chuẩn): Nhiều năm.
- Super Cycle (chu kỳ lớn): Vài thập kỷ.
- Grand Supercycle (chu kỳ rất lớn): Một thế kỷ.
Mô hình sóng Elliott trong giao dịch Crypto
Sóng Elliott thường bao gồm 5 đợt sóng liên tiếp. Trong đó, sóng 1, 3, 5 tương là sóng tăng (thường được gọi là sóng đẩy), sóng 2 và 4 là sóng giảm (còn gọi là sóng điều chỉnh/sóng hồi). Đỉnh B thấp hơn đỉnh 5. Các sóng A, C tương ứng với các đáy giống như sóng 2,4.
1.4. Đặc điểm của sóng Elliott
Sóng Elliott cho rằng các giá trị tài sản như tiền điện tử không phải luôn luôn di chuyển theo hình thức ngẫu nhiên. Thay vào đó, chúng thường xuất hiện theo chuỗi sóng.
Có hai loại sóng chính: sóng sóng mở rộng (tăng giá) và sóng sóng thu hẹp (giảm giá). Sóng mở rộng thường có xu hướng tăng giá mạnh mẽ, trong khi sóng thu hẹp thường diễn ra khi thị trường điều chỉnh hoặc giảm giá.
Sóng 1 (Sóng đẩy)
Sóng 1 là một dao động giá khởi đầu cho chuỗi sóng Elliott. Thông thường chúng ta không giao dịch ở sóng này mà sẽ chờ sóng 1 hình thành. Từ đó, các nhà giao dịch Crypto có thể tính toán biên độ các sóng tiếp theo bởi vì gần như không thể nhận ra mô hình sóng Elliott dựa vào đợt sóng đầu tiên.
Trong quá trình hình thành sóng 1, các nhà đầu tư bắt đầu lạc quan và tham gia thị trường. Khối lượng giao dịch Crypto thường tăng lên trong sóng này.
Sóng 2 (Sóng điều chỉnh)
Sóng 2 là một sóng điều chỉnh sau đợt tăng giá đầu tiên, hồi lại ít nhất 23% so với sóng 1. Mức độ điều chỉnh phổ biến thường giao động từ 50 – 68%. Sóng 2 không bao giờ giảm 100% so với sóng 1. Nếu biên độ giảm xuống ngang với sóng 1 thì các nhà giao dịch Crypto không thể áp dụng mô hình sóng Elliott.
Ở giai đoạn này, những nhà đầu tư lợi nhuận sẽ bắt đầu rút vốn hoặc chốt lời. Khối lượng giao dịch có thể giảm trong sóng 2.
Sóng 3 (Sóng đẩy)
Sóng 3 là đợt sóng đẩy mạnh nhất trong chuỗi tăng giá. Mức độ tăng bắt buộc phải cao hơn hoặc bằng sóng 1. Nếu sóng này là lớn nhất thì nó sẽ có xu hướng trùng với tỷ lệ Fibonacci (lớn hơn sóng 1 khoảng 68% hay thậm chí 134%).
Khi sóng 3 xuất hiện, sự quan tâm của người tham gia thị trường tăng lên và FOMO (Fear of Missing Out) có thể trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy giá. Khối lượng giao dịch thường gia tăng mạnh mẽ trong đợt sóng này. Rất nhiều nhà giao dịch Crypto chốt lời trong quá trình tạo đỉnh của sóng 3.
Sóng 4 (Sóng điều chính)
Quá trình tăng vọt của sóng 3 sẽ được xác nhận kết thúc bằng một đợt sóng điều chỉnh thứ 2: Sóng 4. Sóng này thường hồi lại 38% tới 61% so với sóng 3. Trong trường hợp sóng 3 lớn nhất thì sóng 4 thường chỉ hồi lại 23% hoặc 38% so với sóng 3.
Ở giai đoạn này, nhiều nhà giao dịch Crypto vội vã chốt lời do FOMO hoặc lo ngại sụt giá. Khối lượng giao dịch có thể giảm trong sóng này nhưng thị trường vẫn tương đối sôi động.
Sóng 5 (Sóng đẩy)
Đây là sóng quan trọng nhất của toàn bộ mô hình, bắt buộc phải là sóng có đỉnh cao nhất thì mô hình mới thực sự chứng minh dự báo xu hướng thị trường chính xác.
Sóng 5 thường dài bằng với sóng 1 hoặc bằng 61.8% chiều dài sóng 1. Độ dài của sóng 5 cũng có thể dao động từ khoảng 38.2% đến 61.8% tổng chiều dài của cả sóng 1 và sóng 3 cộng lại (Tính từ chân sóng 1 lên đỉnh sóng 3). Nếu sóng 5 là sóng lớn nhất thì nó sẽ bằng khoảng 161% sóng 3 hoặc 161% tổng chiều dài của sóng 1 và sóng 3 cộng lại.
Số lượng người tham gia thị trường ở giai đoạn này có thể đạt đỉnh cao, khối lượng giao dịch Crypto là rất lớn, thị trường cực kỳ sôi động. Đây cũng là thời điểm mà các nhà đầu tư thông minh bắt đầu bán ra (tạo ra áp lực bán).
Sóng A (Sóng đẩy)
Sóng A đánh dấu sự khởi đầu cho xu hướng đảo chiều. Sóng A thường hồi lại 38.2% của cả 5 sóng trước đó. Nếu giảm xuống quá 100% thì mô hình sóng Elliott sẽ bị phá vỡ.
Các nhà đầu tư tiếp tục chốt lời hoặc thực hiện đảo chiều. Khối lượng giao dịch Crypto có thể tăng lên trong sóng này với áp lực bán ra rất tương đối mạnh.
Sóng B (Sóng điều chính)
Sóng B thể hiện sự tăng giá trong chuỗi giảm giá. Ở sóng này, giá giao dịch Crypto hầu như hồi lại 38.2% hoặc 61.8% sóng A. Một số nhà đầu tư có thể bắt đầu tin rằng thị trường đã đảo chiều. Họ tham gia mua vào với khối lượng lớn nhưng không lớn hơn so với khối lượng ở sóng A.
Sóng C (Sóng điều chỉnh hay sóng chéo kết thúc)
Sóng C có chiều dài ít nhất là 61.8% sóng A. Nó có thể rất ngắn và không thể vượt qua điểm cuối của sóng A.
- Trong mô hình Contracting Triangle (CT) thì sóng C thường bằng 61.8% sóng A.
- Trong mô hình Expanding Triangle (ET) thì sóng C thường bằng 161.8% sóng A.
Sóng C là phần cuối cùng của chuỗi sóng giảm giá. Giá Crypto bắt đầu giảm mạnh và có thể đạt mức thấp mới.
Tâm lý sợ hãi của nhà đầu tư có thể gia tăng, kết hợp với hiệu ứng FOMO cực độ tạo nên áp lực bán ra mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch Crypto thường tăng vọt trong sóng này.
2. Ứng dụng Elliott trong giao dịch Crypto
Trong phần 1, ONUS đã giải thích với các bạn về nguyên lý và đặc điểm của mô hình sóng Elliott. Vậy áp dụng mô hình này vào giao dịch Crypto như thế nào? Cần lưu ý điều gì để tối ưu đầu tư? Cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo nhé!
2.1. Nhận Diện Sóng:
Đầu tiên, bạn cần phải nhận diện và đánh dấu các sóng trên biểu đồ giao dịch Crypto.
Thông thường, sau thời kỳ Downtrend (Xu hướng giảm giá) hoặc Sideway (Xu hướng giá đi ngang) rất dài, một nhịp tăng giá nhỏ sẽ xuất hiện. Đó là những dấu hiệu đầu tiên của sóng 1 trong mô hình Elliott.
Tiếp theo, bạn phải tuân thủ các quy tắc đếm sóng:
- Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1
- Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất
- Sóng 4 không vượt qua mức kết thúc của sóng 1
Ngoài ra, bạn cần nắm vững các hướng dẫn sau:
- Khi sóng 3 là sóng dài nhất, sóng 5 sẽ xấp xỉ với sóng 1
- Cấu tạo sóng 2 và sóng 4 trái ngược nhau. Nếu sóng 2 là sóng điều chỉnh phức tạp và mạnh thì sóng 4 sẽ điều chỉnh đơn giản và nhẹ hơn hoặc ngược lại.
- Sau 5 sóng đẩy tăng, sóng điều chỉnh (A, B, C) thường kết thúc tại vùng đáy của sóng 4 trước đó
Áp dụng mô hình Elliott trong giao dịch Bitcoin
Áp dụng mô hình Elliott vào phân tích biểu đồ giá Bitcoin trong giai đoạn từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2021 có thể thấy rằng:
- Sau một thời kỳ giảm giá trước đó, giá Bitcoin tăng nhẹ lên mức 3,500 USD/BTC. Đây chính là tín hiệu cho thấy sóng 1 đã xuất hiện.
- Khi giá BTC bị điều chỉnh, giảm nhẹ trong những tuần kế tiếp. Bạn có thể xác nhận sóng 2 với biên độ giao động nhỏ và nhẹ, không quá điểm bắt đầu của sóng 1.
- Thị trường ghi nhận sóng 3 – sóng tăng dài nhất khi giá BTC chạm mức 2,800 USD. Sau đó, giá nhảy vọt lên 9,000 USD trong 4 tháng liên tiếp.
- Rõ ràng, nhịp điều chỉnh ở sóng 4 không thấp hơn đáy ở sóng 2. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh trái ngược hoàn toàn. Giá ở sóng 4 giảm mạnh và trong thời gian ngắn.
- Bitcoin tiếp tục sóng 5 để đạt đỉnh 14,000 USD trong tháng 4/2020.
- Sau 5 sóng tăng, Bitcoin bắt đầu giảm. Sóng A đưa giá BTC về mức xấp xỉ sóng 4.
- Giá BTC lại có 1 nhịp đẩy nhẹ lên ở sóng B nhưng không vượt quá đỉnh sóng 5.
- Cuối cùng, giá BTC lao dốc xuống mức 3,000 USD vào tháng 5.2021, kết thúc 1 chu kỳ mô hình Elliott ở sóng C.
2.2. Xác Định Điểm Mục Tiêu và Stop-loss:
Sau khi nhận diện được các con sóng trong giao dịch Crypto, bạn nên dựa trên kinh nghiệm và kiến thức để xác định các mức giá mục tiêu cho từng sóng dự kiến.
Chẳng hạn, bạn mua BTC ở vùng giá 7,500 USD của sóng A. Trong nhịp đẩy của sóng B, chúng ta có thể dự đoán rằng giá sẽ tiếp tục tăng nhưng không vượt quá đỉnh của sóng 5, tức là không vượt quá 14,000 USD. Do đó, bạn có thể lên kế hoạch chốt lãi ngay ở khoảng giá 9,000 – 10,000 USD để kiếm lời.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần xác định mức stop-loss để giảm thiểu tổn thất trong trường hợp giá đảo chiều bất ngờ và dự đoán của chúng ta là sai lầm.
2.3. Quản Lý Rủi Ro và Thực Thi Lệnh:
Sau khi xác định các mức mục tiêu và stop-loss, bạn thực hiện lệnh mua hoặc bán dựa trên kịch bản dự đoán. Đồng thời, chúng ta cần quản lý rủi ro bằng cách đảm bảo rằng tỷ lệ rủi ro/hoàn thưởng của chúng ta là hợp lý và tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn.
Mô hình Elliott cũng không phải là công cụ phân tích kỹ thuật duy nhất để dự đoán thị trường Crypto vốn đầy biến động. Vì thế, bạn nên kết hợp với các phương pháp khác để có cái nhìn toàn diện về thị trường cũng như đạt hiệu quả trong giao dịch Crypto.
2.4. Theo Dõi và Điều Chỉnh:
Thị trường crypto luôn biến động và tiến triển. Bạn cần cập nhật kiến thức và theo dõi các xu hướng mới để điều chỉnh chiến lược giao dịch Crypto.
Thị trường crypto có thể biến đổi nhanh chóng. Trong 1 chu kỳ Elliott, không phải lúc nào thị trường cũng diễn biến theo đúng lý thuyết với 5 sóng tăng và 3 sóng giảm. Lịch sử đã từng chứng kiến thời kỳ giá Crypto tăng trong 7-9 sóng liên tiếp trước khi đảo chiều.
Do đó, bạn cần phải sẵn sàng thay đổi chiến lược bất cứ khi nào cần thiết, bao gồm việc điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận, di chuyển stop-loss hoặc thậm chí đóng lệnh trước khi đạt được mục tiêu.
Một lưu ý quan trọng khác là hãy luôn kiểm tra và đánh giá chiến lược giao dịch Crypto. Rút kinh nghiệm từ các lệnh trước đó và điều chỉnh phương pháp của mình cho phù hợp chính là cách để tối ưu số tiền của bạn trong tương lai.
3. Tại sao cần nghiên cứu mô hình sóng Elliott khi giao dịch Crypto
Nghiên cứu mô hình Elliott trong giao dịch crypto sẽ mang lại cho nhà đầu tư nhiều lợi ích như:
-
Dự Đoán Xu Hướng Thị Trường
Mô hình Elliott giúp bạn dự đoán và định hình được xu hướng thị trường trong tương lai. Điều này cực kỳ hữu ích trong giao dịch crypto. Các biến động giá có thể rất mạnh mẽ và không đoán trước được.
-
Xác Định Các Mức Giá Mục Tiêu
Bằng cách áp dụng mô hình Elliott, nhà giao dịch crypto có thể xác định các điểm chốt lời/cắt lỗ hợp lý. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và gia tăng khả năng sinh lời.
-
Quản Lý Rủi Ro
Mô hình Elliott giúp xác định các điểm stop-loss và tỷ lệ rủi ro/hoàn thưởng hợp lý. Nhà giao dịch crypto có thể bảo vệ nguồn vốn của mình trong điều kiện thị trường biến động.
-
Tăng Hiệu Suất Giao Dịch
Nghiên cứu mô hình Elliott giúp nhà giao dịch hiểu rõ hơn về cấu trúc và đặc tính của các chu kỳ thị trường. Điều này giúp họ đưa ra các quyết định giao dịch crypto thông minh hơn.
-
Nắm Bắt Cơ Hội Giao Dịch
Bằng cách nhận biết các chuỗi sóng trong biểu đồ giá crypto, nhà giao dịch có thể nắm bắt cơ hội giao dịch tốt nhất. Điều đó giúp bạn tham gia vào các xu hướng tăng giá mạnh mẽ và có biện pháp khắc phục trong bối cảnh thị trường đang điều chỉnh hoặc giảm giá.
-
Tạo Ra Chiến Lược Giao Dịch Dài Hạn
Việc nghiên cứu mô hình Elliott cho phép nhà giao dịch crypto tạo ra các chiến lược giao dịch dài hạn. Chẳng hạn, các dự đoán về xu hướng thị trường. Điều này giúp họ xây dựng một cơ sở vững chắc cho hoạt động giao dịch của mình trong thời gian dài.
Với những phân tích trên, bạn đã hiểu được ý nghĩa của mô hình sóng Elliott cũng như nắm được lý thuyết và cách áp dụng vào giao dịch Crypto chưa?
Sau đây, ONUS sẽ hướng dẫn bạn các bước giao dịch Crypto cho người mới bắt đầu. Cùng tìm hiểu nhé!
4. Giao dịch Crypto như thế nào?
Ngoài việc nghiên cứu và cập nhật kiến thức, bước đầu tiên bạn cần làm khi tham gia vào thị trường Crypto đó là lựa chọn 1 sàn giao dịch an toàn, uy tín.
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc chọn lựa sàn giao dịch bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến sự an nguy của tài sản và trải nghiệm đầu tư của bạn.
Tổng kết:
Mô hình sóng Elliott giúp nhà đầu tư phân tích xu hướng biến động của thị trường, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Áp dụng hợp lý mô hình này chính là cách để bạn bảo vệ tài sản và tối ưu hóa lợi nhuận trong thời gian dài.
Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!