Hướng Dẫn Cách Mua Bán Vàng Tại Các Cửa Hàng Vàng Truyền Thống

KEY TAKEAWAYS:
Cách mua bán vàng là quá trình thực hiện giao dịch mua hoặc bán vàng tại các cửa hàng vàng hoặc trên các nền tảng trực tuyến.
Việc mua bán vàng được quản lý và thực hiện nghiêm ngặt bởi Ngân hàng Trung ương, các thương hiệu vàng thông qua đối chiếu giấy mua vàng.
Các loại vàng trên thị trường gồm có: vàng miếng, vàng nhẫn, vàng trang sức,... phân thành từng nhóm vàng với giá trị khác nhau dựa trên tỷ lệ vàng có trong sản phẩm.
Giá vàng từ cao tới thấp tính theo loại vàng: Vàng miếng thường đắt nhất, tiếp đến là vàng nhẫn, và vàng trang sức có giá thấp nhất.
Lập đỉnh lịch sử 92.4 triệu đồng một lượng vào ngày 10.05.2024. Giá vàng miếng SJC đã lập đỉnh lịch sử khi bán ra 92.4 triệu đồng một lượng và đắt hơn thế giới 17 triệu đồng.
Với mức giá bán ra 77,98 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng SJC đang được giao dịch quanh vùng giá thấp nhất kể từ tháng 2/2024 (78 triệu đồng/lượng).
Hướng dẫn mua vàng tại các cửa hàng vàng truyền thống
Hướng dẫn mua vàng tại các cửa hàng vàng truyền thống

Bạn đang có nhu cầu mua vàng để đầu tư lâu dài, tích trữ tiết kiệm hay mua vàng trang sức để làm đẹp? Bạn đang có nhiều sự băn khoăn không biết nên mua vàng ở đầu để bảo đảm uy tín, chất lượng và có mức giá tốt nhất? Bài viết dưới sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chính xác nhất, cung như cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng khi mua vàng tại các địa điểm khác nhau. 

1. Mua vàng truyền thống là gì?

Mua vàng truyền thống đề cập đến việc mua các sản phẩm vàng vật chất như vàng miếng, vàng nhẫn, vàng trang sức,… từ các cửa hàng, tiệm vàng hoặc các tổ chức kinh doanh vàng uy tín. Đây là hình thức đầu tư và tích trữ vàng phổ biến và lâu đời, đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam.

1.1. Các hình thức và sản phẩm khi mua vàng truyền thống?

“Xin hỏi, hiện tại có những loại vàng nào được phép mua bán, giao dịch và được nhà nước bảo hộ về mặt giá trị?” – Chị Hà Châu (Hà Nội) chia sẻ về hòm thư của ONUS.

Để trả lời câu hỏi này, ONUS sẽ xin phép liệt kê những loại thông tin theo quy định/nghị định của Nhà nước về thị trường giao dịch vàng như sau:

  • Các loại vàng được phép mua bán – giao dịch tại thị trường Việt Nam

Căn cứ theo nghị định 24/2012/NĐ-CP, người dân và nhà đầu tư được phép mua bán, giao dịch các loại vàng trang sức, vàng mỹ nghệ và vàng miếng theo quy chuẩn sau:

  • Vàng miếng là vàng được ép thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.

  • Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật, làm đẹp,…

vàng miếng vàng nhẫn - Định nghĩa vàng nhẫn

  • Người dân được mua vàng tại đâu?

Căn cứ quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, phụ thuộc vào loại vàng mà người dân có nhu cầu mua bán là vàng trang sức, vàng nhẫn hay vàng miếng mà địa điểm mua bán sẽ có nhiều sự khác biệt, cụ thể:

  • Đối với vàng miếng thì người dân chỉ được thực hiện mua bán tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng được Nhà nước cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng (Căn cứ vào điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP).
  • Hiện nay, người dân có thể thực hiện mua vàng miếng uy tín từ Ngân hàng Quốc doanh và thương hiệu vàng SJC với mức giá bình ổn mới, được niêm yết hôm nay là 88,830,000 VND/Lượng. (Tuy nhiên Ngân hàng chỉ có chiều bán ra, chứ không có mua vàng từ người dân)
  • Đối với các sản phẩm vàng trang sức, nhẫn trơn,… thì người dân có thể thực hiện mua bán, giao dịch tại các doanh nghiệp hoạt động mua bán vàng trang sức, các cửa tiệm vàng tư nhân hay từ các doanh nghiệp kinh doanh vàng được Nhà nước cấp phép.
  • Người dân mua vàng miếng không đúng chỗ hoặc sai quy định sẽ bị phạt thế nào?

Như đã cung cấp thông tin ở phía trên, người dân chỉ được thực hiện mua bán vàng miếng lại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng được Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

Đồng nghĩa với việc người dân không được mua bán vàng miếng tại các tổ chức, doanh nghiệp không được cấp phép kinh doanh vàng miếng. 

Đối với những trường hợp sai phạm, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Ngoài những Nghị định để quản lý thị trường, Nhà nước có thực hiện những quy định nào để điều tiết thị trường vàng không? Cùng tìm hiểu qua bài viết: Nhà nước bình ổn giá vàng: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tại Big4 tăng?

1.2. Mua vàng truyền thống cần những điều kiện gì?

Trước khi quyết định mua vàng truyền thống, bạn cần nắm rõ định lượng của vàng hiện nay để lựa chọn cho mình phương án đầu tư phù hợp nhất với ngân sách, mục tiêu của riêng mình.

Quy Đổi định lượng và hàm lượng của sản phẩm vàng

Khi mua vàng, việc nắm rõ các đơn vị đo lường và quy đổi là rất quan trọng để tránh nhầm lẫn và đầu tư hiệu quả. Dưới đây là các đơn vị thường dùng:

  • Chỉ: Là đơn vị đo lường vàng phổ biến tại Việt Nam. 1 chỉ vàng = 3.75 gram.
  • Lượng (Cây): Một lượng (hay còn gọi là một cây) vàng tương đương với 10 chỉ, tức là 37.5 gram.
  • Phân: Đơn vị nhỏ hơn chỉ, 1 phân vàng = 0.375 gram.
  • Ounce (oz): Đơn vị đo lường quốc tế, 1 ounce vàng = 31.1035 gram.

Dưới đây là bảng quy đổi đơn vị đo lường cụ thể cho các sản phẩm vàng tại Việt Nam và thế giới:

Quy Đổi Vàng Theo Đơn Vị Việt Nam

Đơn Vị

Lượng (Cây)

Chỉ

Phân

Ly

1 Lượng

1

10

100

1000

1 Chỉ

0.1

1

10

100

1 Phân

0.01

0.1

1

10

1 Ly

0.001

0.01

0.1

1

Quy Đổi Vàng Theo Đơn Vị Quốc Tế

Đơn Vị

Ounce (oz)

Gram

Kilogram (kg)

Lượng (Cây)

Chỉ

1 Lượng

1.2056

37.5

0.0375

1

10

1 Ounce

1

31.1035

0.0311035

0.8294

8.294

1 Gram

0.03215

1

0.001

0.02667

0.2667

1 Kilogram

32.1507

1000

1

26.67

266.7

1 Chỉ

0.12056

3.75

0.00375

0.1

1

Công thức tính giá mua vàng truyền thống

Người mua vàng truyền thống có thể mua từ 1 phân vàng trở lên. Công thức tính phổ biến như sau:

Giá vàng hiện nay = Đơn vị đo lường vàng * 1 lượng vàng (VND hoặc USD)

Ví dụ, nếu giá vàng hiện tại là 88,830,000 VND/lượng, thì 1 phân vàng tương đương với: 88,830,000 *0.01 = 888,300 VND/Phân.

2. Tổng Hợp Kiến Thức Đầu Tư Vàng Truyền Thống Hiệu Quả

kênh đầu tư vàng
Ưu điểm của kênh đầu tư vàng

Để đầu tư vàng truyền thống hiệu quả, bạn cần nắm vững những kiến thức cơ bản và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính của mình.

2.1. Tôi cần bao nhiêu tiền để bắt đầu mua vàng?

Về mặt lý thuyết, bạn có thể bắt đầu mua vàng với số tiền tối thiểu tương đương giá 1 phân vàng. Tuy nhiên, để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, bạn nên cân nhắc những điểm sau:

  • Lợi nhuận từ số tiền đầu tư nhỏ sẽ không cao: Mua vàng với số lượng nhỏ như 1 phân sẽ khó đạt được lợi nhuận đáng kể do biên độ giá thấp và các chi phí giao dịch.
  • Kết hợp đầu tư dài hạn: Đầu tư vàng thường mang lại lợi nhuận tốt nhất trong dài hạn. Mua vàng đều đặn, dù với số lượng nhỏ, sẽ giúp bạn tích lũy tài sản dần dần.

Khuyến khích: Bắt đầu đầu tư với số tiền tương đương khi mua 1 chỉ vàng, khoảng 8,883,000 VND/Chỉ (giá bán ra của vàng SJC hôm nay), để có cơ hội đạt lợi nhuận tốt hơn và giảm thiểu rủi ro.

2.2. Top 2 hình thức đầu tư vàng truyền thống phổ biến hiện nay 

Có hai cách đầu tư vàng mà hiện tại được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để hướng tới các khoản lợi nhuận phù hợp với thị trường vàng trong nước hiện giờ, bao gồm:

Đầu tư vàng truyền thống trong dài hạn

Đầu tư vàng tích trữ là hình thức mua vàng vật chất (như vàng miếng, vàng thỏi, hoặc trang sức) và giữ nó trong một khoảng thời gian dài nhằm bảo vệ tài sản và tăng giá trị theo thời gian.

Lợi ích

Hạn chế

  • Bảo vệ tài sản trước lạm phát và biến động kinh tế
  • Phù hợp với mọi đối tượng nhà đầu tư. 
  • Mức chi phí đầu tư ban đầu không cần nhiều, cụ thể đủ mua vàng theo phân hoặc chỉ.
  • Chi phí tối thiểu: chỉ từ 700.000 VND (cho 1 phân vàng)  để thực hiện đầu tư.
  • Rủi ro mất mát hoặc giảm giá trị về ngoại hình của vàng.
  • Mức sinh lời thấp và lâu, thường khoảng 5-7%/năm.

Đầu tư vàng lướt sóng

Đầu tư vàng lướt sóng (còn gọi là đầu cơ vàng) là hình thức mua vàng khi giá thấp và bán khi giá cao trong ngắn hạn để kiếm lợi nhuận từ biến động giá. Hình thức này đòi hỏi nhà đầu tư theo dõi sát sao thị trường và có chiến lược giao dịch linh hoạt.

Lợi ích

Hạn chế

  • Sinh lời cao từ biến động giá mạnh.
  • Phù hợp với mọi đối tượng nhà đầu tư. 
  • Mức chi phí đầu tư ban đầu không cần nhiều, cụ thể đủ mua vàng theo phân hoặc chỉ. 
  • Chi phí tối thiểu: chỉ từ 8.000.000 VND (cho 1 chỉ vàng)  để thực hiện đầu tư.
  • Rủi ro cao do biến động giá ngắn hạn.
  • Cần nguồn vốn lớn để đầu tư nhanh. Chỉ phù hợp với nhà đầu tư có kinh nghiệm.

2.3. Các sản phẩm vàng truyền thống đáng đầu tư

Vàng miếng SJC và vàng nhẫn là 2 loại sản phẩm vàng được nhà đầu tư quan tâm và tích trữ nhiều nhất. Dưới đây là tổng hợp bảng giá 2 loại vàng này theo đơn vị quy đổi phân, chỉ, lượng để bạn tiện theo dõi và so sánh.

Giá vàng miếng SJC hôm nay ( 28/01/2025)

Dưới đây là bảng giá vàng miếng SJC theo trọng lượng với mức chi phí tối thiểu để mua vàng:

Đơn vị

Mua vào 

(VND/Lượng/Chỉ/Phân)

Bán ra 

(VND/Lượng/Chỉ/Phân)

1 lượng vàng

86,800,000 88,800,000

1 chỉ vàng 

8,680,000 8,883,000

1 phân vàng

868,000 888,300

Giá vàng nhẫn SJC hôm nay ( 28/01/2025)

Dưới đây là bảng giá vàng nhẫn theo trọng lượng với mức chi phí tối thiểu để mua:

Đơn vị

Mua vào 

(VND/Lượng/Chỉ/Phân)

Bán ra 

(VND/Lượng/Chỉ/Phân)

1 lượng vàng

86,300,000 88,000,000

1 chỉ vàng 

8,630,000 8,800,000

1 phân vàng

863,000 881,000

Ngoài ra, người mua cần tính tới các chi phí phát sinh như phí gia công (đối với trang sức vàng), phí lưu trữ (nếu sử dụng dịch vụ két sắt hoặc gửi vàng tại Ngân hàng, địa điểm mua vàng) và phí bảo hiểm (nếu có).

Để tìm hiểu thêm các sản phẩm vàng khác, bạn có thể truy cập trang danh mục vàng hôm nay tại ONUS, với những danh mục sản phẩm vàng từ nhiều thương hiệu như SJC, PNJ, DOJI, Bảo Tín Minh Châu,…

2.4. Điều kiện pháp lý, giấy tờ mua vàng truyền thống

Giấy tờ tùy thân: Khi mua vàng tại các cửa hàng vàng hoặc Ngân hàng, người mua cần mang theo giấy tờ tùy thân như Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ định danh để thực hiện giao dịch và lưu trữ thông tin sở hữu vàng.

Giấy tờ mua bán và xác minh sản phẩm vàng: Hóa đơn mua bán vàng nên ghi rõ các thông tin quan trọng như ngày mua, tên và địa chỉ cửa hàng, số lượng và trọng lượng vàng, giá trị giao dịch, và chữ ký của bên bán.

  • Hóa đơn là bằng chứng pháp lý cho giao dịch mua bán vàng, giúp người mua có thể khiếu nại hoặc yêu cầu bảo hành nếu có vấn đề xảy ra.
  • Giấy chứng nhận chất lượng vàng: bao gồm các thông tin về loại vàng (vàng 24K, 18K, v.v.), hàm lượng vàng, và kết quả kiểm định chất lượng từ các tổ chức uy tín. Giúp người mua xác nhận rằng vàng mình mua là đúng với loại và chất lượng đã cam kết, tránh mua phải vàng kém chất lượng hoặc giả.
  • Phiếu bảo hành cung cấp các thông tin về điều kiện bảo hành, thời gian bảo hành, và các điều khoản bảo hành cụ thể.

Những giấy tờ này sẽ giúp người mua bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo giao dịch mua bán vàng được thực hiện một cách minh bạch và an toàn.

2.5. Các câu hỏi thường gặp về giấy mua vàng?

  1. Giấy mua vàng gồm những loại nào?

Theo mục 2.1, phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư 39/2014/TT-BTC, đơn vị bán phải xuất hóa đơn bán hàng và giao cho người mua vàng, trong đó giá bán gồm tiền bán vàng và tiền công. Như vậy, giấy mua vàng chính là hóa đơn bán hàng mà khách hàng nhận được khi mua vàng.

2. Mất giấy mua vàng có bán vàng được không?

Câu trả lời là tuỳ thuộc vào đơn vị nhận mua hoặc nơi bạn tới giao dịch. Thông thường, khi mua bán vàng, người mua sẽ đối chiếu sản phẩm vàng với giấy tờ xác nhận (hoá đơn) để kiểm tra loại vàng, nguồn gốc, định lượng vàng để định giá mua. Nên nếu không có hoá đơn, nơi mua vàng sẽ từ chối nhận mua hoặc mua với mức giá thấp hơn so với giá hiện hành.

3. Bán vàng không hóa đơn bị lỗ bao nhiêu?

Vàng không giấy tờ chứng minh được nguồn gốc, trọng lượng, tên người sở hữu sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định cho cả người mua và người bán như vàng giả, vàng nhái, vàng có được là do nguồn không chính thống,… Vì vậy khi bán vàng không có giấy tờ thì người mua sẽ thường ép giá thấp hơn so với mức niêm yết. 

4. Mua vàng có đổi lại được không?

Câu trả lời là có. Tuy nhiên bạn cần xem quy định đổi trả hoặc đổi mới sản phẩm tại các cửa hàng, thương hiệu sẽ khác nhau. Ví dụ với thương hiệu PNJ sẽ là 48h sau khi thực hiện giao dịch đầu tiên; tại SJC là 3 ngày sau khi giao dịch. Tuy nhiên sẽ đi kèm một mức phí cụ thể.

3. Mua vàng truyền thống khác gì so với mua vàng online?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ 4.0, thị trường vàng nói chung và các thương hiệu vàng nói riêng đều bổ sung thêm việc mua bán, giao dịch hoặc đăng ký mua vàng trên các ứng dụng công nghệ, nền tảng trực tuyến để dễ dàng tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng hơn. Vậy việc mua vàng truyền thống có điểm khác biệt gì so với mua vàng online?

Dưới đây là bảng so sánh giữa hai hình thức mua vàng truyền thống và mua vàng online:

Tiêu chí

Mua vàng truyền thống

Mua vàng online

Phương thức mua

Mua trực tiếp tại cửa hàng vàng, tiệm vàng hoặc ngân hàng.

Mua qua các trang web, ứng dụng di động của các công ty kinh doanh vàng hoặc ngân hàng.

Tiện lợi

Yêu cầu khách hàng phải đến tận nơi, có thể mất thời gian và công sức.

Thực hiện mua bán nhanh chóng từ bất kỳ đâu có kết nối internet.

Giấy tờ chứng nhận

Nhận trực tiếp hóa đơn, giấy chứng nhận chất lượng, phiếu bảo hành từ cửa hàng.

Nhận hóa đơn điện tử, giấy chứng nhận chất lượng có thể gửi qua email hoặc tải về từ tài khoản online.

Thanh toán

Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tại cửa hàng.

Thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng, ví điện tử hoặc chuyển khoản.

An ninh

Phải tự quản lý và bảo quản vàng vật chất, có rủi ro mất trộm.

Vàng có thể được lưu trữ an toàn tại ngân hàng hoặc công ty cung cấp dịch vụ, giảm rủi ro mất mát.

Chi phí liên quan

Có thể có phí gia công, phí bảo quản tại nhà.

Có thể có phí dịch vụ trực tuyến, phí lưu trữ vàng (nếu có).

Giá cả

Giá vàng có thể thay đổi theo từng cửa hàng, có chênh lệch nhỏ giữa các cửa hàng khác nhau.

Giá vàng cập nhật liên tục và thường minh bạch, thống nhất trên các nền tảng trực tuyến.

Kiểm tra chất lượng

Có thể kiểm tra chất lượng trực tiếp trước khi mua.

Dựa vào uy tín của nền tảng mua bán và các giấy chứng nhận chất lượng trực tuyến.

Thanh khoản

Có thể bán lại tại cửa hàng, tiệm vàng, hoặc ngân hàng.

Có thể bán lại trực tuyến, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.

Tính khả dụng

Giới hạn bởi giờ làm việc của cửa hàng và vị trí địa lý.

Mua bán 24/7, không giới hạn bởi thời gian hay địa điểm.

Sự tương tác

Có thể trực tiếp thảo luận, hỏi đáp và nhận tư vấn từ nhân viên cửa hàng.

Tương tác qua chat, email hoặc hotline, đôi khi có thể không thuận tiện bằng trực tiếp.

Vậy người tiêu dùng nên mua vàng truyền thống hay mua vàng online có lợi hơn?

  • Để đánh giá so sánh hai hình thức mua vàng truyền thống và mua vàng online, với những tiện ích và khả năng linh hoạt trong cách thức mua bán đều mang lại cho người tiêu dùng những trải nghiệm mua vàng tối ưu nhất. 
  • Mua vàng truyền thống sẽ mang lại cảm giác an tâm khi có thể kiểm tra chất lượng và nhận vàng trực tiếp, ngoài ra sẽ được tư vấn tận tình từ điểm mua vàng từ cách bảo quản, giấy tờ hoá đơn. Tuy nhiên sẽ mất thời gian chờ tới lượt mua  và công sức đi lại.
  • Mua vàng online sẽ mang lại sự tiện lợi, nhanh chóng và phù hợp với xu hướng hiện đại, nhưng cần lựa chọn nền tảng uý tin để đảm bảo an toàn và chất lượng, đơn cử như các kênh bán vàng từ các thương hiệu SJC, PNJ,… hoặc đăng ký tại các Ngân hàng Quốc danh (Big 4)

Lợi ích khi mua bán vàng tại các cửa hàng truyền thống

Mua bán vàng tại các cửa hàng truyền thống mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng. Dưới đây là một số lợi ích chính khi thực hiện giao dịch vàng tại các cửa hàng truyền thống:

  1. Kiểm tra chất lượng trực tiếp
  • Kiểm tra vàng vật chất: Người mua có thể trực tiếp xem, sờ và kiểm tra vàng để đảm bảo chất lượng, trọng lượng và mẫu mã đúng như mong muốn.
  • Đánh giá độ tin cậy: Có thể yêu cầu kiểm định vàng ngay tại cửa hàng để xác nhận chất lượng và độ tinh khiết của vàng.
  1. Nhận ngay sản phẩm và giấy tờ
  • Nhận vàng ngay lập tức: Sau khi thanh toán, người mua có thể nhận vàng ngay, không cần chờ đợi thời gian giao hàng.
  • Giấy tờ chứng nhận đầy đủ: Nhận ngay hóa đơn, giấy chứng nhận chất lượng, và phiếu bảo hành từ cửa hàng, đảm bảo quyền lợi và tính pháp lý của giao dịch.
  1. Tương tác trực tiếp và tư vấn chuyên nghiệp
  • Nhân viên tư vấn: Có thể nhận được tư vấn trực tiếp từ nhân viên cửa hàng về các loại vàng, giá cả, và xu hướng thị trường.
  • Giải đáp thắc mắc: Dễ dàng giải đáp các thắc mắc ngay tại chỗ, giúp người mua có quyết định chính xác và nhanh chóng.
  1. An tâm và tin cậy
  • Uy tín của cửa hàng: Các cửa hàng vàng truyền thống thường có uy tín lâu năm và danh tiếng trong cộng đồng, tạo sự an tâm cho người mua.
  • Minh bạch và rõ ràng: Giá cả và các điều khoản giao dịch được minh bạch và rõ ràng, giúp người mua nắm rõ thông tin.
  1. Dịch vụ hậu mãi và bảo hành
  • Bảo hành sản phẩm: Nhiều cửa hàng vàng cung cấp dịch vụ bảo hành cho sản phẩm, giúp người mua yên tâm về chất lượng và độ bền của vàng.
  • Dịch vụ hậu mãi: Có thể nhận được các dịch vụ hậu mãi như đánh bóng, làm mới trang sức vàng, hoặc hỗ trợ đổi trả trong một số trường hợp đặc biệt.
  1. Tính thanh khoản cao
  • Dễ dàng mua bán lại: Vàng mua từ các cửa hàng truyền thống thường dễ dàng bán lại tại các cửa hàng khác hoặc tại chính cửa hàng đó, giúp người mua thanh khoản tài sản nhanh chóng khi cần.
  • Định giá chính xác: Các cửa hàng vàng uy tín thường định giá vàng chính xác theo giá thị trường, giúp người mua bán lại với giá hợp lý.
  1. Hỗ trợ giao dịch lớn
  • Giao dịch số lượng lớn: Các cửa hàng truyền thống có thể hỗ trợ các giao dịch vàng số lượng lớn với quy trình rõ ràng và chuyên nghiệp.
  • Bảo mật thông tin: Thông tin giao dịch được bảo mật, đảm bảo an toàn cho người mua.

4. Các bước mua bán vàng tại cửa hàng vàng truyền thống

Mua bán vàng tại cửa hàng vàng truyền thống có thể được thực hiện theo các bước sau đây để đảm bảo quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi và an toàn:

Bước 1: Nghiên cứu và lựa chọn cửa hàng uy tín

  • Tìm hiểu thông tin: Tìm hiểu thông tin về các cửa hàng vàng uy tín thông qua internet, đánh giá từ khách hàng, hoặc lời khuyên từ người quen.
  • Kiểm tra giấy phép kinh doanh: Đảm bảo cửa hàng có giấy phép kinh doanh hợp pháp và giấy chứng nhận từ các cơ quan chức năng.

Bước 2: Theo dõi giá vàng

  • Kiểm tra giá vàng thị trường: Theo dõi giá vàng hiện tại trên thị trường thông qua các trang web uy tín hoặc các ứng dụng theo dõi giá vàng.
  • So sánh giá giữa các cửa hàng: So sánh giá vàng tại các cửa hàng khác nhau để chọn lựa nơi có giá hợp lý nhất.

Bước 3: Chuẩn bị tài chính

  • Xác định số tiền đầu tư: Xác định số tiền mà bạn dự định đầu tư vào vàng.
  • Chuẩn bị phương thức thanh toán: Chuẩn bị tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng để thanh toán. Đối với giao dịch lớn, có thể cần kiểm tra với ngân hàng về hạn mức thanh toán.

Bước 4: Đến cửa hàng và lựa chọn sản phẩm

  • Tham khảo sản phẩm: Xem và lựa chọn sản phẩm vàng tại cửa hàng, bao gồm vàng miếng, vàng thỏi, hoặc trang sức vàng.
  • Kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng và trọng lượng vàng, yêu cầu cửa hàng cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm.

Bước 5: Thương lượng giá và điều kiện

  • Thương lượng giá: Nếu cần, bạn có thể thương lượng giá với nhân viên cửa hàng.
  • Điều kiện giao dịch: Thỏa thuận các điều kiện giao dịch, bao gồm phí gia công, phí bảo quản và các dịch vụ đi kèm.

Bước 6: Thanh toán và nhận giấy tờ

  • Thanh toán: Thanh toán theo phương thức đã chuẩn bị, kiểm tra kỹ số tiền và nhận biên nhận từ cửa hàng.
  • Nhận giấy tờ: Đảm bảo nhận đầy đủ hóa đơn, giấy chứng nhận chất lượng vàng, phiếu bảo hành (nếu có), và các giấy tờ liên quan khác.

Bước 7: Nhận và kiểm tra vàng

  • Nhận vàng: Nhận vàng từ cửa hàng, kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm để đảm bảo không có lỗi hoặc hỏng hóc.
  • Kiểm tra giấy tờ: Đối chiếu thông tin trên giấy tờ với sản phẩm để đảm bảo sự khớp đúng.

Bước 8: Bảo quản vàng

  • Lưu trữ an toàn: Bảo quản vàng tại nơi an toàn, như két sắt tại nhà hoặc dịch vụ két sắt ngân hàng.
  • Bảo hiểm vàng: Nếu cần, bạn có thể mua bảo hiểm cho số vàng mình sở hữu để tăng cường an toàn.

Bước 9: Theo dõi giá vàng và lưu giữ giấy tờ

  • Theo dõi giá vàng: Tiếp tục theo dõi giá vàng trên thị trường để quyết định thời điểm bán lại hoặc đầu tư thêm.
  • Lưu giữ giấy tờ: Giữ gìn các giấy tờ mua bán vàng cẩn thận để sử dụng khi cần thiết, đặc biệt khi bán lại hoặc khi có tranh chấp.

Bước 10: Bán lại vàng (nếu cần)

  • Tìm cửa hàng mua lại: Khi muốn bán lại vàng, tìm cửa hàng uy tín hoặc quay lại cửa hàng đã mua để thực hiện giao dịch.
  • Thương lượng giá bán: Thương lượng giá bán và các điều kiện liên quan.
  • Hoàn tất giao dịch: Hoàn tất giao dịch bán vàng, nhận tiền và đảm bảo có đầy đủ giấy tờ liên quan.

Nhà đầu tư và bạn đọc có thể tham khảo thêm Cách theo dõi giá vàng và phân tích biểu đồ giá vàng hôm nay để có thể nắm bắt được biến động giá tại thị trường vàng. 

5. Mua vàng truyền thống nên mua ở đâu uy tín?

Mua vàng ở cửa hàng hoặc công ty kinh doanh và sản xuất vàng 

Đây là một trong những địa điểm phổ biến để mua vàng hoặc bán vàng, vì bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều sản phẩm vàng khác nhau, từ vàng miếng theo lượng, chỉ cho đến các loại trang sức vàng và tuỳ mức độ tinh khiết của vàng trong từng sản phẩm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra trực tiếp chất lượng và giá trị của sản phẩm vàng, cũng như nhận được các loại giấy tờ thông tin, chứng nhận và bảo hành vàng.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng khi mua vàng tại các cửa hàng vàng, bạn cần kiểm tra các thông tin như:  

  • Tìm hiểu kỹ về giá cả, chất lượng và nguồn gốc của vàng.
  • Chọn các cửa hàng và công ty uy tín, có đánh giá tốt từ người dùng hoặc có sự giới thiệu từ người quen.
  • Kiểm tra kỹ tem chứng nhận, hóa đơn hoặc giấy tờ liên quan khi mua vàng.
  • So sánh giá cả, chất lượng và dịch vụ của nhiều cửa hàng và công ty khác nhau để chọn lựa tốt nhất.

Câu hỏi thường gặp khi mua vàng ở những tiệm vàng truyền thống:

  1. Nhận biết vàng non tuổi, hàm lượng vàng như thế nào?

Khi mua vàng, bên cạnh việc quan tâm tới giá cả, kiểu dáng, bạn cần đặc biệt quan tâm tới tuổi của vàng, tức hàm lượng vàng có trong các sản phẩm bạn dự định mua. Tuổi vàng càng thấp, tức hàm lượng vàng trong sản phẩm càng thấp và giá trị càng giảm.

Hiện nay, một số tiệm vàng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua để tráo đổi các sản phẩm vàng hoặc đưa vàng kém chất lượng để thu lợi bất chính. Ví dụ đánh tráo các loại vàng 18K với 10K, 14K thành 9K,… Việc này khiến người mua phải hàng kém chất lượng với giá cao, dẫn đến thiệt hại về tài chính. 

Cách kiểm tra vàng:

  • Ký hiệu tuổi vàng: Trên các sản phẩm vàng thường có các ký hiệu thể hiện tuổi vàng như 24K, 18K, 14K, v.v. Ký hiệu này cho biết hàm lượng vàng trong sản phẩm.
  • Máy đo tuổi vàng: Các cửa hàng vàng uy tín thường có máy đo tuổi vàng chuyên dụng, giúp xác định chính xác hàm lượng vàng trong sản phẩm. Bạn có thể yêu cầu cửa hàng sử dụng máy này để kiểm tra.
  • Màu sắc: Vàng nguyên chất (24K) có màu vàng đậm và sáng hơn so với các loại vàng pha trộn khác. Vàng 18K và 14K thường có màu nhạt hơn do pha trộn với các kim loại khác như bạc, đồng.
  • Tính từ tính: Vàng nguyên chất không bị hút bởi nam châm. Nếu sản phẩm vàng bị hút bởi nam châm, có thể sản phẩm chứa nhiều kim loại khác hoặc không phải là vàng nguyên chất.

Hoặc mua vàng tại các cửa tiệm vàng, thương hiệu vàng uy tín trong Top 8 thương hiệu ở phần tiếp theo mà chúng tôi cung cấp.

2. Nên mua vàng tây hay vàng ta? 
  • Về giá trị: Vàng ta giữ giá trị được lâu, thậm chí còn tăng theo thời gian và khi giá vàng thế giới tăng. Trong khi vàng tây có giá trị thấp hơn do hàm lượng vàng ít hơn.
  • Về tính thanh khoản: Vàng ta dễ bán hơn, có thể đổi ra tiền mặt tại bất kỳ cửa hàng vàng truyền thống nào. Vàng tây có thể gặp khó khăn hơn và đôi khi bị ép giá khi mua đi bán lại trên thị trường.

3. Làm thế nào để không bị “hớ” khi đi mua vàng?

Thị trường vàng hiện khá phức tạp, với nhiều thương hiệu, cửa tiệm vàng và sản phẩm đa dạng. Việc lựa chọn được một nơi mua bán vàng uy tín là vô cùng quan trọng, giúp bạn yên tâm về chất lượng và giá cả. Theo đó, các cửa hàng vàng uy tín sẻ mang lại những lợi ích sau cho người mua:

  • Chất lượng đảm bảo: Các thương hiệu uy tín luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm;
  • Giá cả cạnh tranh:  Các thương hiệu uy tín thường có hệ thống cửa hàng rộng khắp toàn quốc (ít nhất là 3 chi nhánh) nên khả năng nhập vào và giá thành bán ra sẽ “hấp dẫn” hơn. 
  • Dịch vụ chuyên nghiệp:  Các thương hiệu uy tín luôn chú trọng về chất lượng dịch vụ, hậu mãi và tư vấn cho người tiêu dùng.
  • Bảo hành và đổi trả:  Các thương hiệu uy tín luôn có chính sách bảo hành, đổi trả hoặc dịch vụ lưu trữ bảo quản, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.

6. TOP 8 Thương hiệu Vàng Uy Tín Hàng Đầu Việt Nam

So sánh sản phẩm 3 thương hiệu vàng

Việt Nam là một trong những thị trường vàng lớn và phát triển, với nhiều thương hiệu nổi tiếng cung cấp các sản phẩm vàng chất cây cao. Dưới đây là danh sách các thương hiệu vàng hàng đầu được niêm yết giá trên ONUS, dựa trên sự đa dạng sản phẩm và danh tiếng trong ngành.

  1. SJC (Sài Gòn Jewelry Company)
  • Vị trí: Toàn quốc
  • Sản phẩm chính: SJC nổi tiếng với các sản phẩm vàng miếng và trang sức từ Vàng Ta (9999) đến Vàng 24K. Họ cung cấp đa dạng sản phẩm từ vàng miếng cho đến nhẫn và trang sức cao cấp.
  1. PNJ (Phú Nhuận Jewelry)
  • Vị trí: Hà Nội, HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
  • Sản phẩm chính: PNJ là một trong những thương hiệu vàng lớn tại Việt Nam, cung cấp Vàng Ta (9999) và Vàng Tây (916). Họ chuyên sản xuất các mẫu nhẫn và trang sức đa dạng và sang trọng.
  1. DOJI
  • Vị trí: Hà Nội, Hồ Chí Minh
  • Sản phẩm chính: DOJI nổi bật với các sản phẩm Vàng Ta (9999) và Vàng Tây (18K, 14K, 10K). Họ cung cấp các mẫu nhẫn và trang sức đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ cao cấp đến phổ thông.
  1. Mi Hồng
  • Vị trí: HCM, Bến Tre, Tiền Giang
  • Sản phẩm chính: Mi Hồng là thương hiệu vàng phổ biến với các sản phẩm Vàng 9999 và Vàng Tây (985, 980, 950, 750). Họ chuyên cung cấp các mẫu vàng miếng và trang sức cho thị trường miền Nam.
  1. BTMC (Bảo Tín Minh Châu)
  • Vị trí: Hà Nội
  • Sản phẩm chính: BTMC cung cấp các sản phẩm Vàng Ta (9999) và Vàng Tây (18K, 14K). Họ nổi bật với sự đa dạng từ vàng miếng cho đến các loại trang sức cao cấp.
  1. Phú Quý
  • Vị trí: Hà Nội
  • Sản phẩm chính: Phú Quý chuyên cung cấp các sản phẩm Vàng Ta (9999) và Vàng Tây. Họ nổi tiếng với các mẫu nhẫn và trang sức đa dạng và đẳng cấp.
  1. BTMH (Bảo Tín Mạnh Hải)
  • Vị trí: Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội
  • Sản phẩm chính: BTMH cung cấp các sản phẩm vàng Vàng 610 và Vàng Ta (9999). Họ nổi bật với sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong ngành vàng.
  1. Ngọc Thẩm
  • Vị trí: Tiền Giang, Vĩnh Long, Long Xuyên – An Giang, Cần Thơ, Sadec – Đồng Tháp, Trà Vinh, Tân An – Long An
  • Sản phẩm chính: Ngọc Thẩm cung cấp các sản phẩm Vàng Ta và Vàng Tây (18K). Họ nổi bật với các mẫu vàng nhẫn và trang sức sang trọng và đa dạng.

Các thương hiệu vàng này không chỉ nổi bật với sự đa dạng sản phẩm mà còn được công nhận với uy tín và chất cây qua nhiều năm hoạt động. Sự lựa chọn của bạn không chỉ đảm bảo chất cây mà còn phản ánh niềm tin và sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và sử dụng vàng.

7. Địa chỉ bán vàng theo từng khu vực 

Dưới đây là những địa điểm mà khách hàng cá nhân có thể mua vàng miếng từ các ngân hàng và trực tiếp từ thương hiệu SJC, bao gồm:

Ngân hàng

Địa điểm mua vàng 

Tại Hà Nội

Tại TP.HCM

Ngân hàng Vietcombank

1. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Sở Giao dịch: 

Số 11 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

(Xem đường đi)

2. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Hà Nội: 

Số 11B Cát Linh, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

(Xem đường đi)

3. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Ba Đình: 

Số 72 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

(Xem đường đi)

1. Trụ sở chi nhánh Vietcombank TP Hồ Chí Minh: 

Số 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, quận 1.

(Xem đường đi)

2. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Nam Sài Gòn: 

Số 23 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7.

(Xem đường đi)

3. Trụ sở chi nhánh Vietcombank Thủ Đức: 

Số 50A Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức

(Xem đường đi)

Ngân hàng Vietinbank

1. Vietinbank Phố Huế

81 Phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

(Xem đường đi)

2. Vietinbank Mai Hắc Đế

Tầng 1, Tòa nhà Hoàng Thành, 114 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

(Xem đường đi)

1. Vietinbank Hàm Nghi

Tầng 15, Tòa nhà 93 – 95 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1

(Xem đường đi)

Ngân hàng BIDV

1. Chi nhánh BIDV Sở Giao dịch 1:

Tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

(Xem đường đi)

2. Chi nhánh BIDV Hà Thành: 

74 Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

(Xem đường đi)

1. Chi nhánh BIDV TPHCM:

134 Nguyễn Công Trứ, Q1, TPHCM.

(Xem đường đi)

Ngân hàng Agribank

1.Trụ sở Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch: 

Số 2 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

(Xem đường đi)

2.Trụ sở Agribank Chi nhánh Hà Nội: 

Số 77 phố Lạc Trung, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

(Xem đường đi)

1.Trụ sở Agribank Chi nhánh Sài Gòn:

Số 02 Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

(Xem đường đi)

2. Trụ sở Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn:

Số 28-30-32 Mạc Thị Bưởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

(Xem đường đi)

Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tại các tỉnh thành khác, người dân cũng có thể mua vàng với giá bình ổn mới tại các chi nhánh của thương hiệu vàng bạc đá quý SJC như:

Tại Hải Phòng:

  • Chi nhánh SJC Hải Phòng: 89-91 Cầu Đất, Phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền. 

Tại Hạ Long – Quảng Ninh: 

  • Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Hạ Long, Khu cột Đồng Hồ, Phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. 
  • Trung tâm Vàng bạc Đá quý SJC Quảng Ninh: SH8, Đường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long. 

Tại Nha Trang – Khánh Hòa: 

  • Chi nhánh SJC Nha Trang: 13 Ngô Gia Tự, Phường Tân Lập, Nha Trang. 
  • Trung tâm Vàng bạc Đá Quý SJC Vĩnh Hải: 423 Đường Hai Tháng Tư, phường Vĩnh Hải, Nha Trang. 

Tại Thành phố Huế: 

  • Chi nhánh SJC Huế Số 7 Hùng Vương, phường Phú Hội, TP Huế. 

Tại Thành phố Quảng Ngãi: 

  • Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Quảng Ngãi : 222 Lê Trung Đình, TP Quảng Ngãi. 

Tại Biên Hòa – Đồng Nai: 

  • Chi nhánh SJC Biên Hòa: 216 Đường 30/4, Phường Thanh Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. 

Tại Cần Thơ: 

  • Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Cần Thơ: 135 Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều. 

Tại Bạc Liêu: 

  • Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Bạc Liêu : 205 Trần Phú, Khóm 3, Phường 7, thành phố Bạc Liêu. 

Tại Cà Mau: 

  • Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Cà Mau: 4A-5A Hùng Vương, Khóm 2, Phường 7, TP Cà Mau. 
  • Cửa hàng SJC Sense City Cà Mau: Gian hàng T18, Trung tâm Thương mại Sense City – số 09, Trần Hưng Đạo, Phường 5, thành phố Cà Mau.

Tổng kết

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết nhất cho kế hoạch đầu tư của nhà đầu tư, đồng thời trả lời những câu hỏi về mua vàng tại các cửa hàng truyền thống như thế nào? Nên mua vàng nào? Và Các bước mua bán vàng tại cửa hàng vàng truyền thống như thế nào?.

Với những địa chỉ giao dịch và tìm kiếm thông tin thị trường uy tín trên, nhà đầu tư hay tự mình kiểm chứng mức độ uy tín. Trên đây là những thông tin về cách đánh giá và lựa chọn địa điểm mua vàng uy tín, hy vọng sẽ hữu ích cho nhà đầu tư quan tâm.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Các loại vàng có giá trị sở hữu và đầu tư được người tiêu dùng ưa chuộng gồm những loại nào?

Khi nói đến các loại vàng được người tiêu dùng ưa chuộng để sở hữu và đầu tư, có một số loại nổi bật như sau:

  1. Vàng miếng (Vàng thỏi):

    • Vàng SJC: Vàng miếng của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được xem là một trong những loại vàng uy tín và phổ biến nhất tại Việt Nam. Đây là lựa chọn hàng đầu cho việc đầu tư dài hạn nhờ tính thanh khoản cao.
    • Vàng 9999: Được gọi là vàng bốn số 9, loại vàng này có độ tinh khiết cao, thích hợp cho đầu tư và tích trữ.
  2. Vàng trang sức:

    • Vàng trang sức vừa mang giá trị thẩm mỹ vừa có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, giá trị đầu tư của vàng trang sức thường thấp hơn vàng miếng do chi phí gia công và mẫu mã.
  3. Vàng 18K, 14K:

    • Loại vàng này thường được sử dụng làm trang sức, có độ bền cao và giá cả hợp lý hơn so với vàng 24K.
  4. Vàng chứng khoán, quỹ đầu tư vàng (ETF vàng, cổ phiếu vàng):

    • Đầu tư vào các quỹ ETF vàng hoặc cổ phiếu của các công ty khai thác vàng là cách gián tiếp sở hữu vàng, phổ biến trên thị trường quốc tế. Cách này giúp nhà đầu tư dễ dàng tham gia thị trường vàng mà không cần phải nắm giữ vàng vật chất.
  5. Vàng giấy (Chứng chỉ vàng):

    • Đây là hình thức đầu tư vàng dưới dạng chứng chỉ do ngân hàng phát hành. Người mua không cần giữ vàng vật chất nhưng vẫn được hưởng lợi từ sự biến động giá vàng.

Mỗi loại vàng có ưu điểm và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mục đích và khả năng tài chính của người tiêu dùng để lựa chọn loại vàng phù hợp nhất cho việc sở hữu và đầu tư.

Giá vàng hôm nay diễn biến như thế nào?

Giá vàng SJC:

  • Mua vào: 86,800,000 VND/lượng.
  • Bán ra: 88,800,000 VND/lượng.

Giá vàng DOJI:

  • Mua vào: 86,900,000 VND/lượng.
  • Bán ra: 88,900,000 VND/lượng.

Giá vàng PNJ:

  • Mua vào: 73,950,000 VND/lượng.
  • Bán ra: 75,600,000 VND/lượng.

Giá vàng Bảo Tín Minh Châu:

  • Mua vào: 86,900,000 VND/lượng.
  • Bán ra: 88,900,000 VND/lượng.

Giá vàng Phú Quý:

  • Mua vào: 86,100,000 VND/lượng.
  • Bán ra: 88,100,000 VND/lượng.

Mua vàng ở cửa hàng có bán lại cho Ngân hàng được không?

Hiện tại, Ngân hàng chỉ thực hiện kế hoạch bán vàng cho người dân, chứ chưa thực hiện kế hoạch mua vàng từ người dân. Tuy nhiên, nếu ai có nhu cầu bán lại sản phẩm vàng, có thể tới các chi nhánh của Thương hiệu SJC để thực hiện giao dịch.

Làm thế nào để mua vàng tại các cửa hàng vàng?

  • Bước 1: Xác định loại vàng muốn mua (vàng miếng, nhẫn, trang sức,...).
  • Bước 2: Lựa chọn cửa hàng uy tín, có giấy phép kinh doanh vàng.
  • Bước 3: Tham khảo giá vàng tại cửa hàng hoặc trên website chính thức.
  • Bước 4: Đến trực tiếp cửa hàng để xem mẫu mã và kiểm tra chất lượng vàng.
  • Bước 5: Thanh toán và nhận hóa đơn, phiếu bảo hành (nếu có).

Làm sao để biết vàng mình mua có chất lượng không?

  • Kiểm tra dấu hiệu chất lượng: vàng thường có dấu đóng chất lượng (VD: SJC, 9999).
  • Yêu cầu cửa hàng cung cấp giấy chứng nhận chất lượng.
  • Mua vàng từ các thương hiệu và cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.

SHARES
Bài viết liên quan