Bạn có nhớ trò chơi Đào vàng từng khuynh đảo một thời không?
Hãy tưởng tượng bạn đang tham gia cuộc đua đầy thú vị ấy!
Trong một khoảng thời gian có hạn, bạn sẽ nhắm đến những cục vàng to lấp lánh như vàng ta quý hiếm, hay vô số hạt vàng nhỏ rực rỡ với nhiều màu sắc tựa như vàng tây?
Câu chuyện lựa chọn vàng tây hay vàng ta để tối ưu hóa giá trị trong đầu tư cũng vậy. Loại vàng nào thực sự phù hợp với bạn?
Cùng ONUS khám phá bài viết dưới đây để giúp bạn tìm ra câu trả lời thuyết phục cùng bí kíp săn vàng “chuẩn không cần chỉnh” nhé!
1. Vàng ta
1.1. Vàng ta là vàng gì?
Vàng ta là một loại vàng có hàm lượng vàng rất cao, thường từ 99% – 99.99%.
Vàng ta có đặc điểm cơ bản sau:
- Màu sắc: Vàng rực rỡ.
- Độ mềm: Mềm, dễ dát mỏng.
- Dễ bị oxy hóa: Ít bị màu theo thời gian.
- Độ bền: Thấp do độ mềm cao.
- Khả năng chế tác: Dễ dàng.
- Sự đa dạng: Ít, chủ yếu là vàng 24K và 9999.
1.2. Các loại vàng ta phổ biến
- Vàng 9999: Còn gọi là vàng 24K, là loại vàng nguyên chất nhất, với hàm lượng vàng lên đến 99,99%. Vàng 9999 thường được sử dụng để cất giữ, đầu tư hoặc làm trang sức cao cấp.
- Vàng 999: Có hàm lượng vàng cao 99,9%. Vàng 999 mềm và dẻo hơn vàng 9999, thường được sử dụng để chế tác trang sức tinh xảo.
- Vàng 99: Có hàm lượng vàng 99%. Vàng 99 cứng hơn vàng 999 và 9999 do tỷ lệ kim loại khác lớn hơn. Nhìn chung, vàng 99 không phổ biến trên thị trường như vàng 999 hay 9999.
Giá vàng ta hôm nay (Vàng miếng 24K, vàng miếng 9999) ngày 21/12/2024 tại các thương hiệu được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Thương hiệu |
Giá mua vào (VND/lượng) |
Giá bán ra (VND/lượng) |
SJC |
81,800,000 VND |
83,800,000 VND |
DOJI |
82,400,000 VND |
84,400,000 VND |
PNJ |
82,400,000 VND |
84,400,000 VND |
BTMC |
82,400,000 VND |
84,400,000 VND |
Phú Quý |
82,400,000 VND |
84,400,000 VND |
Bạn cũng có thể truy cập Giá vàng hôm nay để cập nhật thêm giá vàng nhẫn 9999 (Vàng nhẫn 9999) và các loại vàng ta khác nhé!
2. Vàng tây
2.1. Vàng tây là vàng gì?
Vàng tây là hợp kim vàng và các kim loại khác như bạc, đồng,…. Hàm lượng vàng trong vàng tây thấp hơn vàng ta, thường ở mức dưới 90%.
Vàng tây có những đặc điểm đặc trưng sau:
- Màu sắc: Đa dạng (vàng nhạt, vàng hồng, vàng trắng, đen).
- Độ mềm: Cứng hơn vàng ta do pha thêm kim loại khác.
- Dễ bị oxy hóa: Dễ bị xỉn màu hơn do pha nhiều kim loại.
- Độ bền: Cao hơn do độ cứng cao.
- Khả năng chế tác: Khó khăn hơn do độ cứng cao.
- Sự đa dạng: Nhiều, với nhiều hàm lượng vàng và màu sắc khác nhau.
Giá vàng tây hôm nay bao nhiêu 1 chỉ?
Giá vàng tây hôm nay 21/12/2024 đang được bán ở mức:
Vàng 916 (Vàng 22K): 7,723,000 VND/chỉ
Vàng 416 (Vàng 10K): 3,518,000 VND/chỉ
2.2. Các loại vàng tây phổ biến
- Vàng 10K: Có hàm lượng vàng 41,7%, thường có màu vàng nhạt. Vàng 10K có giá thành rẻ nhất trong các loại vàng tây, nhưng độ bền và khả năng giữ giá thấp hơn.
- Vàng 14K: Có hàm lượng vàng 58,5%, thường có màu vàng. Vàng 14K là loại vàng tây phổ biến nhất, có độ bền và khả năng giữ giá tốt hơn vàng 10K.
- Vàng 18K: Có hàm lượng vàng 75%, thường có màu vàng rực rỡ gần giống vàng ta. Vàng 18K có độ bền cao, khả năng giữ giá tốt và được sử dụng để chế tác trang sức cao cấp.
- Vàng trắng: Là vàng tây được pha thêm Niken hoặc Paladi để tạo màu trắng. Vàng trắng thường được mạ thêm Rhodium để tăng độ sáng bóng và chống xỉn màu.
- Vàng hồng: Là vàng tây được pha thêm Đồng để tạo màu hồng. Vàng hồng có độ cứng cao, ít bị xước và được ưa chuộng trong chế tác trang sức thời trang.
Có thể bạn quan tâm: So sánh vàng trắng và bạch kim, vàng Ý, vàng hồng
3. So sánh vàng tây và vàng ta
3.1. Điểm giống nhau
Trước tiên, hãy cùng ONUS xem xét những nét tương đồng giữa vàng tây và vàng ta:
- Thành phần chính: Cả vàng tây và vàng ta đều có thành phần chính là vàng. Dù tỷ lệ khác nhau nhưng vàng vẫn là nguyên liệu cấu thành chủ yếu.
- Tính chất: Vàng tây và vàng ta đều có tính dẻo, dễ dát mỏng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Giá trị sử dụng: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng cả vàng tây và vàng ta để làm trang sức, trang trí, tích trữ và đầu tư. Lựa chọn loại vàng nào sẽ phụ thuộc vào mục đích của bạn.
- Mức độ phổ biến: Vàng được giao dịch rộng rãi trên toàn cầu, dễ dàng mua bán tại các cửa hàng trang sức, tiệm vàng, ngân hàng,… Nhu cầu về vàng tây và vàng ta luôn cao, đặc biệt trong thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc chính trị.
3.2. Sự khác biệt
Dù sở hữu nhiều điểm tương đồng nhưng vàng tây và vàng ta vẫn sở hữu những đặc trưng riêng, tạo nên sự khác biệt giữa hai loại vàng này.
Cùng ONUS phân biệt, so sánh vàng tây và vàng ta thông qua bảng tổng hợp dưới đây nhé!
Tiêu chí |
Vàng ta |
Vàng tây |
Hàm lượng vàng |
Cao nhất (Trên 90%, thường từ 99% đến 99.99%), thể hiện độ nguyên chất và giá trị cao |
Thấp hơn (Dưới 90%, thường từ 40% đến 80%), do kết hợp thêm các kim loại khác như bạc, đồng, nickel, palladium,… |
Màu sắc |
Vàng rực rỡ Màu vàng đặc trưng |
Nhiều màu sắc Vàng, vàng nhạt, vàng hồng |
Độ cứng |
Mềm Do hàm lượng vàng cao |
Cứng Do pha trộn các kim loại khác |
Khả năng Oxi hóa |
Ít bị xỉn màu Vàng ta ít bị xỉn màu do các tác động của môi trường |
Dễ bị xỉn màu Do kết hợp các kim loại khác nên vàng tây có khả năng bị oxy hóa cao |
Khả năng chế tác |
Dễ Vàng ta mềm hơn, dễ dàng chế tác thành nhiều hình dạng |
Khó Vàng tây cứng hơn nên việc chế tác đòi hỏi kỹ thuật cao hơn |
Độ bền |
Thấp hơn Vàng ta thường không bền như vàng tây vì hàm lượng vàng thuần cao |
Cao hơn Do vàng tây kết hợp kim loại khác nên tăng độ cứng và khả năng chống xước |
Giá trị |
Cao Vàng ta đắt hơn do hàm lượng vàng nguyên chất cao |
Thấp Vàng tây có giá thành thấp hơn vì hàm lượng vàng không cao |
Tính đa dạng |
Thấp Vàng ta ít mẫu mã và màu sắc hơn so với vàng tây |
Cao Vàng tây có thể chế tác nhiều mẫu mã, màu sắc phong phú |
Tính thanh khoản |
Cao Vàng ta phổ biến và có giá trị thu hồi cao hơn vàng tây, do đó có khả năng giữ giá |
Thấp Vàng tây khi thu hồi có giá trị thấp hơn vàng ta, khả năng giữ giá thấp |
Nhìn chung, vàng ta có giá trị và tính thanh khoản cao hơn vàng tây. Trong khi đó, vàng tây được chế tác đa dạng với độ bền lớn hơn.
Vậy nên mua vàng tây hay vàng ta để tối ưu giá trị?
Nếu bạn vẫn đang phân vân nên mua vàng nào để đầu tư hay nên mua vàng nào để tích trữ thì đừng bỏ qua kinh nghiệm chọn vàng được bật mí trong phần 4 của bài viết này nhé!
4. Nên mua vàng tây hay vàng ta?
Trên thực tế, không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi “Nên mua vàng tây hay vàng ta”. Lựa chọn loại vàng nào hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá nhân trong những thời điểm cụ thể.
ONUS sẽ gợi ý cho bạn bí kíp để chọn vàng như ý với các tiêu chí sau:
Tiêu chí lựa chọn |
Vàng ta |
Vàng tây |
|
Mục đích mua vàng |
Đầu tư |
Đầu tư dài hạn |
Đầu tư ngắn hạn |
Sử dụng |
Trang sức cao cấp |
Trang sức đa dạng |
|
Sở thích cá nhân |
Độ bền |
Độ bền thấp |
Độ bền cao |
Kiểu dáng |
Chế tác đơn giản, cổ điển |
Chế tác đa dạng, hiện đại |
|
Màu sắc |
Màu vàng rực rỡ đặc trưng |
Màu sắc đa dạng |
|
Khả năng tài chính |
Nguồn vốn cao |
Nguồn vốn thấp |
|
Khẩu vị rủi ro |
Thấp |
Cao |
Để đưa ra quyết định mua vàng sáng suốt nhất, hãy theo dõi những phân tích trong nội dung tiếp theo về cách lựa chọn vàng tây và vàng ta nhé!
4.1. Theo mục đích mua vàng
Đầu tư:
- Đầu tư dài hạn: Vàng ta phù hợp cho đầu tư dài hạn với mục tiêu bảo toàn tài sản và hưởng lợi nhuận từ biến động giá vàng.
- Đầu tư ngắn hạn: Trong khi đó, vàng tây sẽ phù hợp cho đầu tư ngắn hạn với mục tiêu sinh lời từ biến động giá vàng và giá trị của các kim loại khác pha trộn trong vàng tây.
Sử dụng:
- Trang sức cao cấp: Vàng ta thường được sử dụng để chế tác trang sức cao cấp, cất giữ làm kỷ niệm hoặc quà tặng.
- Trang sức đa dạng: Nếu bạn ưa thích các loại vàng trang sức có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc thì nên lựa chọn vàng tây.
4.2. Theo khả năng tài chính
- Nguồn vốn lớn: Vàng ta có giá thành cao hơn vàng tây do hàm lượng vàng cao. Do đó, những người có nguồn lực tài chính dồi dào có thể lựa chọn vàng ta để sử dụng hoặc đầu tư.
- Nguồn vốn nhỏ: Vàng tây thường rẻ hơn vàng ta do hàm lượng vàng thấp hơn. Vì thế, nếu bạn không có nhiều tiền để sở hữu vàng ta, vàng tây sẽ là một lựa chọn hợp lý.
4.3. Theo sở thích cá nhân
- Màu sắc: Vàng ta có màu vàng rực rỡ. Vàng tây có nhiều màu sắc khác nhau như vàng nhạt, vàng hồng,…
- Kiểu dáng: Vàng ta thường được chế tác thành trang sức đơn giản, cổ điển. Vàng tây có nhiều kiểu dáng trang sức đa dạng, hiện đại.
- Độ bền: Vàng tây có độ bền cao hơn vàng ta do pha thêm các kim loại khác.
4.4. Theo khẩu vị rủi ro
- Rủi ro thấp: Nếu bạn là người ưu tiên sự an toàn thì vàng ta là lựa chọn phù hợp. Giá trị của vàng ta tương đối ổn định, thường biến động theo giá vàng thế giới. Nhiều người mua vàng ta để tích trữ trong thời gian dài. Do đó, vàng ta cũng được coi là một công cụ giữ giá phổ biến.
- Rủi ro cao: Giá trị của vàng tây không chỉ phụ thuộc vào giá vàng mà còn biến động theo giá các kim loại pha trộn được kết hợp. Hơn nữa, giá vàng tây khi thu hồi không được cao như vàng ta. Vì thế, nếu bạn không quá chú trọng đến những rủi ro này thì vàng tây vẫn là lựa chọn khá thích hợp.
Tổng kết:
Vàng tây và vàng ta đều rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam. Sự khác biệt về hàm lượng vàng khiến vàng tây và vàng ta trở thành yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Để đưa ra quyết định sáng suốt nhất, bạn nên mua vàng tây hay vàng ta theo những tiêu chí cụ thể phù hợp với mục tiêu và khả năng của bản thân.
Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!