OpenSea là gì? Chi tiết về NFT Marketplace OpenSea 2024

KEY TAKEAWAYS:
OpenSea là một thị trường NFT phi tập trung, cho phép người dùng mua bán, trao đổi các tài sản NFT của mình dựa trên các hợp đồng thông minh trên blockchain.
OpenSea cung cấp nhiều tính năng, bao gồm tìm kiếm và khám phá NFT, tạo, mua và bán NFT, quản lý và đấu giá NFT.
OpenSea có tính bảo mật cao, sử dụng smart contract để đảm bảo giao dịch NFT diễn ra nhanh chóng, minh bạch và không cần thông qua bên thứ ba.
OpenSea được thiết kế phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại, tạo ra một nguồn thanh khoản lớn cho các NFT trong cả thế giới crypto và non-crypto.

OpenSea là sàn giao dịch NFT lớn nhất thị trường crypto với hơn 3 triệu người dùng hoạt động và khối lượng giao dịch hàng ngày khoảng 4.5 triệu USD tính đến tháng 1 năm 2024. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết NFT Marketplace OpenSea mới nhất trong năm 2024 trong bài viết dưới đây.

OpenSea là gì?
OpenSea là gì?

1. Tổng quan về khái niệm NFT Marketplace

1.1. NFT là gì?

NFT là viết tắt của Non-fungible token – một loại tài sản kỹ thuật số được lưu trữ trên blockchain, một sổ cái kỹ thuật số được phân cấp. NFT được tạo ra để đại diện cho một tài sản độc đáo, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, video, hoặc thậm chí là vật phẩm trong trò chơi điện tử. 

NTF cho đến nay mới thật sự trở nên nổi tiếng và được mọi người nhắc đến rất nhiều dù chúng đã xuất hiện từ năm 2014. 

1.2. NFT Marketplace là gì?

NFT marketplace là một nơi để mọi người mua bán, trao đổi, thậm chí là tạo ra các NFT. Có thể nói, NFT marketplace giống như một sàn giao dịch tiền mã hoá, nhưng thay vì tiền mã hoá, người dùng sẽ giao dịch các NFT.

NFT marketplace đóng vai trò là nền tảng trung gian tạo điều kiện thuận lợi cho sự tương tác giữa người sáng tạo và người thu thập trong không gian NFT. NFT marketplace cung cấp một số tính năng chính sau:

  • Trưng bày NFT: Các NFT marketplace đóng vai trò như các phòng trưng bày được tuyển chọn, giúp người dùng dễ dàng khám phá nhiều loại NFT, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, album nhạc NFT, bất động sản ảo và thậm chí cả hàng hóa ảo trong trò chơi điện tử.
  • Mua bán NFT: Người dùng có mua và niêm yết NFT để bán và kiếm lợi nhuận trên nền tảng NFT marketplace. 
  • Đảm bảo quyền sở hữu: NFT marketplace đảm bảo việc chuyển quyền sở hữu an toàn từ người bán sang người mua. Điều này được thực hiện bằng cách tận dụng công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh.
  • Cung cấp thông tin: Các thị trường NFT thường hiển thị thông tin về độ hiếm và nguồn gốc của NFT, cho phép người sưu tập đưa ra quyết định sáng suốt.

2. Tổng quan về OpenSea

2.1. OpenSea là gì?

OpenSea là một thị trường NFT phi tập trung, cho phép người dùng mua bán, trao đổi các tài sản NFT của mình dựa trên các hợp đồng thông minh trên blockchain.

Trên OpenSea, người dùng có thể tìm thấy nhiều loại NFT khác nhau, bao gồm các vật phẩm sưu tầm, vật phẩm hoặc nhân vật trong game, video nghệ thuật,…

OpenSea đã thu hút được sự chú ý của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, bao gồm Lupe Fiasco, Kevin Kelly và mới đây là họa sĩ người Việt Xèo Chu, người đã bán bức tranh NFT của mình với giá 23.000 đô la.

OpenSea được thiết kế phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại, tạo ra một nguồn thanh khoản lớn cho các NFT trong cả thế giới crypto và non-crypto.

2.2. Lịch sử ra đời của OpenSea

Devin Finzer và Alex Atallah thành lập OpenSea vào tháng 12 năm 2017. Nguồn cảm hứng của họ xuất phát từ CryptoKitties, một trò chơi blockchain sử dụng NFT được phát hành trước đó trong cùng năm. Finzer và Atallah tin rằng OpenSea có thể trở thành sàn giao dịch để mua các token NFT như vậy. Y Combinator đã chấp nhận OpenSea vào chương trình tăng tốc của họ vào năm 2018, mô tả công ty khởi nghiệp này là “sàn giao dịch ngang hàng cho hàng hóa crypto”.

2.3. Các tính năng OpenSea cung cấp

2.3.1. Tìm kiếm và khám phá NFT

Tìm kiếm và khám phá NFT
Tìm kiếm và khám phá NFT

OpenSea cung cấp một loạt các tính năng tìm kiếm và khám phá để giúp người dùng tìm thấy các NFT phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ.

Tìm kiếm cơ bản của OpenSea cho phép người dùng tìm kiếm các NFT dựa trên tên, danh mục, nghệ sĩ. Ví dụ: nếu bạn muốn tìm kiếm tất cả các NFT của nghệ sĩ Beeple, bạn có thể nhập “beeple” vào thanh tìm kiếm.

Tìm kiếm nâng cao của OpenSea cung cấp nhiều bộ lọc hơn, cho phép người dùng tìm kiếm các NFT dựa trên các tiêu chí cụ thể hơn. Ví dụ: bạn có thể sử dụng bộ lọc để tìm kiếm các NFT có giá dưới 1 ETH, hoặc các NFT được tạo ra trong một khoảng thời gian cụ thể.

2.3.2. Tạo, mua và bán NFT

Tạo, mua và bán NFT trên Opensea
Tạo, mua và bán NFT trên Opensea

OpenSea cho phép người dùng tạo NFT của riêng họ. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ tích hợp của OpenSea hoặc bằng cách sử dụng một nền tảng bên thứ ba như Remix. 

OpenSea có một danh mục khổng lồ gồm các NFT từ nhiều loại khác nhau, bao gồm nghệ thuật kỹ thuật số, trò chơi, âm nhạc, thẻ giao dịch, và hơn thế nữa. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và khám phá các NFT dựa trên các tiêu chí như tên, danh mục, giá,…

2.3.3. Quản lý sở hữu

Tính năng Quản lý sở hữu của OpenSea cho phép người dùng quản lý danh mục NFT của họ. Tính năng này bao gồm các chức năng sau:

  • Xem danh sách NFT: Người dùng có thể xem danh sách tất cả NFT của họ trên một trang duy nhất.
  • Tìm kiếm NFT: Người dùng có thể tìm kiếm NFT trong danh mục của họ dựa trên tên, danh mục, nghệ sĩ,…
  • Sắp xếp NFT: Người dùng có thể sắp xếp NFT trong danh mục của họ theo tên, danh mục, ngày mua,…
  • Chỉnh sửa thông tin NFT: Người dùng có thể chỉnh sửa thông tin về NFT, chẳng hạn như tên, mô tả, và hình ảnh.
  • Xóa NFT: Người dùng có thể xóa NFT khỏi danh mục của họ.

Ngoài ra, tính năng Quản lý sở hữu của OpenSea còn cung cấp một số tính năng bổ sung, chẳng hạn như:

  • Theo dõi giá cả: Người dùng có thể theo dõi giá cả của NFT trong danh mục của họ.
  • Truy cập lịch sử giao dịch: Người dùng có thể truy cập lịch sử giao dịch của tất cả NFT trong danh mục của họ.
  • Tạo bộ sưu tập: Người dùng có thể tạo bộ sưu tập để sắp xếp NFT của họ.

2.3.4. Đấu giá

Đấu giá trên Opensea
Đấu giá trên Opensea

Tính năng này cho phép người dùng tạo phiên đấu giá cho NFT của họ, cho phép người mua tham gia đấu giá và đặt giá mua tối thiểu.

2.3.5. Make a deal

Make a deal
Make a deal

Tính năng Make a deal của OpenSea là một tính năng giao dịch NFT ngang hàng (peer-to-peer), cho phép người dùng trao đổi NFT với nhau mà không cần thông qua hệ thống đấu giá hoặc đặt giá. Tính năng này được cung cấp bởi Seaport, nền tảng giao dịch NFT tiên tiến của OpenSea ra mắt vào tháng 6 năm 2022.

2.4. Đặc điểm nổi bật của OpenSea 

– OpenSea cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra NFT và xác thực chúng thông qua các cuộc đấu giá.

– OpenSea có tính bảo mật cao, hạn chế rủi ro khi các NFT được lưu trữ trực tiếp trên ví của người dùng.

– OpenSea sử dụng smart contract để đảm bảo giao dịch NFT diễn ra nhanh chóng, minh bạch và không cần thông qua bên thứ 3.

– Người dùng mua NFT trên OpenSea đều có toàn quyền sở hữu.

3. So sánh OpenSea với các NFT Marketplace khác

3.1. Top 5 sàn giao dịch NFT lớn nhất hiện nay

3.1.1 OpenSea

OpenSea là thị trường NFT hàng đầu với tỷ lệ hoa hồng thấp và hàng triệu người dùng. Nền tảng này phù hợp với mọi người, từ những nhà phát triển, nghệ sĩ và nhà đầu tư có kinh nghiệm đến những người mới bắt đầu.

OpenSea
OpenSea

Trên OpenSea, người dùng có thể mua bán các vật phẩm sưu tầm NFT, các vật phẩm hoặc nhân vật trong game, các video nghệ thuật,…

OpenSea được xây dựng và thiết kế phù hợp với xu hướng thị trường hiện tại, tạo ra một nguồn thanh khoản lớn cho nhiều loại NFT, bao gồm cả NFT trong lĩnh vực tiền mã hóa và phi tiền mã hóa.

3.1.2 LooksRare

LooksRare
LooksRare

LooksRare là một dự án NFT Marketplace được phát triển dựa trên nền tảng của OpenSea. Do đó, LooksRare kế thừa được nhiều đặc điểm của OpenSea, bao gồm giao diện người dùng, các tính năng cơ bản và khả năng tương thích với các loại NFT. Tuy nhiên, LooksRare cũng có một số điểm khác biệt so với OpenSea, bao gồm mức phí giao dịch thấp hơn (2% so với 2.5% của OpenSea) và token riêng của dự án.

3.1.3. Magic Eden 

Magic Eden
Magic Eden

Magic Eden là nền tảng mua và bán NFT phi tập trung hàng đầu trên blockchain Solana. Nền tảng này cho phép người dùng mua, bán tài sản kỹ thuật số một cách dễ dàng, với chi phí giao dịch thấp, tính thanh khoản cao và trải nghiệm người dùng trực quan. Magic Eden tập trung vào việc trở thành điểm đến cho tất cả mọi người để khám phá, giao dịch và tạo NFT.

3.1.4. Binance NFT Marketplace

Binance NFT Marketplace
Binance NFT Marketplace

Binance NFT Marketplace là thị trường NFT được Binance ra mắt với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và tên tuổi. Các tác phẩm NFT độc quyền của họ đã được chia sẻ ngay sau khi ra mắt.

Hiện tại, chỉ những người sáng tạo đã được phê duyệt mới có thể sử dụng nền tảng để đúc NFT. Tuy nhiên, trong tương lai, tất cả người dùng đã đăng ký sẽ có thể mint NFT. Để sử dụng Binance NFT Marketplace, người dùng chỉ cần có tài khoản Binance đã KYC.

3.1.5. Mintbase

Mintbase
Mintbase

Mintbase là nền tảng cho phép tất cả mọi người tạo, mua bán và trao đổi NFT với chi phí thấp và tốc độ nhanh. Nền tảng này cũng cho phép người dùng tùy chỉnh phí bản quyền và các thông số NFT khác, đồng thời tạo cửa hàng NFT của riêng họ.

Mintbase được xây dựng trên NEAR Protocol, mang lại cho nền tảng những lợi thế như phí giao dịch thấp, tốc độ giao dịch cao và khả năng mở rộng vô hạn. Trên Mintbase, người dùng có thể tạo bất kỳ loại NFT nào, bao gồm âm nhạc, ảnh, vé tham dự sự kiện, membership,…

3.2. So sánh OpenSea với các NFT Marketplace khác

OpenSea có một số ưu điểm nổi bật so với các thị trường NFT khác, bao gồm:

  • Danh mục NFT đa dạng: OpenSea hỗ trợ nhiều loại NFT khác nhau, bao gồm nghệ thuật kỹ thuật số, trò chơi, thẻ giao dịch, nhạc, video và hơn thế nữa.
  • Phí cạnh tranh: OpenSea thu phí giao dịch 2.5% đối với người bán, thấp hơn so với nhiều thị trường NFT khác.
  • Tính năng phong phú: OpenSea cung cấp một loạt các tính năng cho người mua, người bán và nhà sáng tạo, bao gồm đấu giá, danh sách chờ, thanh toán bằng thẻ tín dụng và hơn thế nữa.

Tuy nhiên, OpenSea cũng có một số nhược điểm, bao gồm:

  • An ninh: OpenSea đã phải đối mặt với một số vụ hack và lừa đảo trong quá khứ.
  • Tính tập trung: OpenSea là một nền tảng tập trung, có nghĩa là nó có nguy cơ bị kiểm soát bởi một nhóm nhỏ người.

4. Khám phá các sản phẩm NFT đang bán trên OpenSea

4.1. Các loại NFT đang được bán trên OpenSea

Dưới đây là các loại NFT đang được bán trên OpenSea bao gồm: 

  • Art: Các NFT đại diện cho các tác phẩm nghệ thuật bao gồm các bức tranh kỹ thuật số, tranh vẽ, âm nhạc, phim, thơ hoặc sách. Art NFT cho phép các nghệ sĩ bán hoặc cho thuê tác phẩm nghệ thuật của họ trên NFT marketplace để kiếm lợi nhuận.
  • Gaming: NFT Gaming là các loại NFT được tạo và sử dụng trên các trò chơi blockchain. NFT Gaming cho phép người chơi sở hữu tài sản số trên blockchain, mua, bán, giao dịch NFT trên các sàn giao dịch, đồng thời tạo ra trải nghiệm chơi game thú vị và thậm chí kiếm thêm thu nhập.
  • Memberships: NFT thành viên là một loại NFT cung cấp quyền truy cập vào trải nghiệm, tiện ích hoặc những đặc quyền mà chỉ người sở hữu mới nhận được.
  • PFPs: Ảnh đại diện hay ảnh hồ sơ là một loại NFT mà người dùng sử dụng để làm ảnh đại diện cá nhân trong không gian kỹ thuật số. Mỗi PFP đều thể hiện nét cá tính và phong cách riêng của người sở hữu. Với vai trò quan trọng, PFPs đóng vai trò làm cầu nối giúp thể hiện tính cá nhân và sự độc đáo của người dùng trong không gian kỹ thuật số.
  • Photography: Photography NFT đang cung cấp một cách mới để các nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia bán tác phẩm của họ trực tuyến. Một tác phẩm Photography NFT nổi tiếng có thể trị giá hàng triệu USD.
  • Music: NFT âm nhạc là một tài sản kỹ thuật số riêng biệt được phát hành trên blockchain và được liên kết với một bài hát, album hoặc video clip. Các nghệ sĩ có thể tạo tài sản kỹ thuật số dưới dạng NFT đại diện cho âm nhạc, vé buổi hòa nhạc, hàng hóa độc quyền hoặc trải nghiệm ảo mà sau đó người mua có thể sở hữu, sử dụng hoặc giao dịch. Mua NFT âm nhạc có thể được coi là một cách hỗ trợ nghệ sĩ, giống như mua nhạc trực tiếp của họ, trong khi vẫn cho phép người khác thưởng thức tác phẩm.

4.2. Top 10 bộ sưu tập đang bán trên OpenSea hot nhất 2024

1. Mutan Ape Yacht Club

Mutan Ape Yacht Club là một bộ sưu tập bao gồm 20,000 NFT “mutant” lấy cảm hứng từ bộ sưu tập Bored Ape Yacht Club nổi tiếng. Sự hiếm có của các NFT mutant, quyền truy cập độc quyền của bộ sưu tập và các đặc quyền dành riêng cho thành viên đã khiến Bored Ape Yacht Club trở thành một trong những bộ sưu tập NFT phổ biến nhất trên thị trường NFT. Với cộng đồng đông đảo, lộ trình đầy tham vọng, đội ngũ mạnh mẽ và danh sách quan hệ đối tác ngày càng tăng, giá trị của bộ sưu tập Mutan Ape Yacht Club có khả năng tăng trưởng rất lớn.

2. Bored Ape Yacht Club

Bored Ape Yacht Club là bộ sưu tập bao gồm 10,000 NFT hình vượn mang phong cách cartoon, với các đặc điểm và trang phục ngẫu nhiên. Bored Ape Yacht Club là một trong những bộ sưu tập NFT nổi tiếng nhất thế giới, với tính thanh khoản cao và cộng đồng gắn kết. Chủ sở hữu BAYC được hưởng lợi từ quyền truy cập vào câu lạc bộ du thuyền ảo, thương mại độc quyền và các đặc quyền khác.

3. Pudgy Penguins 

Pudgy Penguins là bộ sưu tập gồm 8,888 NFT chim cánh cụt trên blockchain Ethereum. Pudgy Penguins được tạo ra bởi một nhóm sinh viên đại học vào tháng 7/2021 và được bán cho Luca Netz với giá 2.5 triệu USD vào tháng 4/2022. Các NFT thuộc bộ sưu tập Pudgy Penguins có hình chú chim cánh cụt mũm mĩm và có trang phục khác nhau, bao gồm mũ đội đầu, quần áo và phụ kiện. Pudgy Penguins đã bán được hơn 400 triệu USD các món đồ sưu tầm kỹ thuật số, tăng lên hơn 900,000 người theo dõi trên Instagram và ra mắt đồ chơi tại 2,000 cửa hàng Walmart trên khắp Hoa Kỳ. 

4. Azuki

Bộ sưu tập NFT Azuki bao gồm 10,000 hình đại diện. Khi sở hữu NFT Azuki, chủ sở hữu sẽ trở thành thành viên và có quyền truy cập vào The Garden, nơi các nghệ sĩ và những người đam mê Web3 gặp nhau để tạo ra một tương lai phi tập trung. Người sở hữu bộ sưu tập Azuki cũng có quyền truy cập vào các phần thưởng và một số trải nghiệm độc quyền.

5. Milady Maker

Milady Maker là một bộ sưu tập gồm 10,000 NFT tổng hợp theo phong cách thẩm mỹ neochibi và được mã hoá trên blockchain Ethereum. Bộ sưu tập Milady Maker lấy cảm hứng từ thời trang đường phố Tokyo từ thập niên 2000. Những hình đại diện Milady này được thiết kế tỉ mỉ để thể hiện cá tính thời trang của mỗi chủ sở hữu. Đây là bộ sưu tập hiếm hoi vừa được Elon Musk, CEO của Twitter và Telsa nhắc đến.

6. TinFun

TinFun là một bộ sưu tập PFP NFT độc đáo nhằm tôn vinh và giới thiệu sự phong phú của di sản văn hóa phương Đông thông qua tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao. Để tạo ra bộ sưu tập TinFun, đội ngũ phát triển đã khám phá các dự án trong không gian NFT, đi sâu vào những câu chuyện và nền tảng văn hóa đa dạng thông qua các loại hình nghệ thuật và văn hóa cộng đồng khác nhau. 

7. Trump Digital Trading Cards Series 2

Trump Digital Trading Cards Series 2 là seri thứ 2 của bộ sưu tập NFT của Donald Trump, cựu tổng thống của Hoa Kỳ. Mỗi NFT thuộc bộ sưu tập Trump Digital Trading Cards Series 2 có một mã định danh duy nhất được ghi lại trên blockchain và có thể được sử dụng để chứng nhận tính xác thực cũng như quyền sở hữu. Người dùng có thể thu thập, tích lũy và nhận một số đặc quyền như ăn tối ở Miami, ​​tham gia một cuộc gọi online qua Zoom; hoặc có một cuộc hẹn uống cocktail dài một tiếng tại Mar-a-Lago với cựu tổng thống.

8. Lil Pudgys

Lil Pudgys là một bộ sưu tập gồm 22,222 NFT có nguồn gốc từ Pudgy Penguins. Những người nắm giữ bộ sưu tập Lil Pudgy sẽ nhận được quyền truy cập độc quyền vào các trải nghiệm, sự kiện, cơ hội cấp phép IP,…

9. The Doge Pound

Doge Pound NFT, còn được cộng đồng gọi là “OG Doge”, là bộ sưu tập NFT đầu tiên của thương hiệu The Doge Pound. The Doge Pound là một cộng đồng những người yêu chó và được thành lập nhằm mục đích giúp đỡ những chú chó trên toàn cầu. The Doge Pound hiện đang xây dựng nơi trú ẩn cứu hộ chó lớn nhất ở Đông Phi.

10. Wonky Stonks

Wonky Stonks là sản phẩm đầu tiên của Dự án LedgArt, bao gồm 8,736 biểu đồ tài chính trên blockchain Ethereum. Mỗi bộ sưu tập kỹ thuật số Wonky Stonk đều được bắt nguồn theo thuật toán từ một số thuộc tính tiềm năng và được kết hợp để đạt được mức độ hiếm và độc quyền.

5. Cách tạo NFT trên OpenSea

Bước 1: Truy cập website của OpenSea

Truy cập website của OpenSea
Truy cập website của OpenSea

Bước 2: Chọn Tab Profile, sau đó chọn “Create”

Chọn Tab Profile, sau đó chọn “Create"
Chọn Tab Profile, sau đó chọn “Create”

Bước 3: Đăng nhập vào Opensea bằng Ví Web3 của bạn

Đăng nhập vào Opensea bằng Ví Web3 của bạn
Đăng nhập vào Opensea bằng Ví Web3 của bạn

Bước 4: Điền thông tin chi tiết về bộ sưu tập 

Điền thông tin chi tiết về bộ sưu tập 
Điền thông tin chi tiết về bộ sưu tập

Bước 5: Chọn “Create” để mint NFT

Tổng kết 

NFT là viết tắt của Non-fungible token – một loại tài sản kỹ thuật số được lưu trữ trên blockchain, một sổ cái kỹ thuật số được phân cấp. 

NFT Marketplace là một nền tảng giúp việc lưu trữ và bán NFT trở nên đơn giản. Những mã thông báo này thường có sẵn để mua hoặc đấu giá ở một mức giá đã định. Để sử dụng NFT marketplace, người dùng cần tạo một tài khoản và liên kết ví điện tử của họ với nền tảng. Ví điện tử là một ứng dụng hoặc phần mềm lưu trữ các NFT.

OpenSea là một thị trường NFT phi tập trung, cho phép người dùng mua bán, trao đổi các tài sản NFT của mình dựa trên các hợp đồng thông minh trên blockchain.

Có thể bạn quan tâm:

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp
SHARES