Polygon và Solana: Blockchain nào nổi trội hơn năm 2024?

KEY TAKEAWAYS:
Cả hai hệ sinh thái Polygon và Solana đều sở hữu khả năng mở rộng mạng blockchain tốt, thời gian xử lý giao dịch cực kỳ nhanh lên tới hơn 60,000 giao dịch trên giây.
Dù sở hữu nhiều ưu điểm về hiệu suất nhưng trải nghiệm người dùng của Solana chưa thực sự liền mạch như Polygon. Ngoài ra, kiến trúc và công nghệ độc đáo của Solana tuy mang lại hiệu suất cao nhưng cũng có thể tăng thêm độ phức tạp cho những nhà phát triển mới.
Cả Polygon và Solana đều mong muốn giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum, và đều sở hữu nhiều tính năng, tiện ích độc đáo. Tuy nhiên nếu xét tổng thể các khía cạnh, Polygon có lẽ sẽ nhỉnh hơn nhờ khả năng mở rộng tốt, hiệu suất cao, đồng thời thân thiện đối với những nhà phát triển ứng dụng.

Cả Polygon và Solana đều đã thể hiện mình là những nền tảng blockchain vô cùng quan trọng trong thị trường tiền điện tử. Cả hai đều cung cấp những tính năng, giải pháp độc đáo phục vụ nhu cầu cho các nhà phát triển ứng dụng phi tập trung (dApp) và nhóm người dùng riêng. Để so sánh sự khác biệt giữa Polygon với Solana, mời mọi người tham khảo bài viết này!

Polygon vs Solana
So sánh Polygon và Solana

1. Giới thiệu về Polygon và Solana

1.1. Polygon là gì?

zk rollup

POLYGON là một dự án Layer-2 của blockchain Ethereum, giúp mở rộng quy mô và cải thiện những vấn đề tồn tại trên mạng lưới Ethereum như tốc độ giao dịch chậm, khả năng mở rộng hạn chế và phí cao. Polygon kết hợp giữa Plasma Framework và mô hình Proof-of-stake, cho phép các hợp đồng thông minh được thực hiện dễ dàng, có thể mở rộng và tự trị.

Xem thêm: 

1.2. Solana là gì? 

Solana là gì?

SOLANA là một nền chuỗi blockchain đơn khối được biết đến với tốc độ và hiệu suất hoạt động cao. Đây là blockchain web-scale đầu tiên trên thế giới. Mã thông báo SOL là tiền điện tử gốc của nền tảng này và được sử dụng để thanh toán phí giao dịch.

Xem thêm: 

2. So sánh Polygon với Solana

Polygon vs Solana
Bảng so sánh tổng quan hệ sinh thái Polygon và Solana

Bây giờ, chúng ta có thể thảo luận chi tiết hơn về sự khác biệt chính giữa cả 2 nền tảng blockchain Polygon và Solana. 

2.1. Cơ chế đồng thuận của Polygon và Solana

Về cơ bản, cả Polygon và Solana đều sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Tuy nhiên, có một chút khác biệt trong cách Polygon và Solana áp dụng PoS vào blockchain của mình. Nếu người dùng tham gia Polygon, họ có thể stake tài sản để đóng góp vào việc bảo mật mạng lưới, đổi lại phần thưởng dưới dạng token MATIC.

Cơ chế đồng thuận PoS mang lại nhiều lợi ích, nổi bật là khả năng bảo mật và hiệu quả sử dụng năng lượng. Việc tận dụng PoS cũng giúp Polygon xử lý các giao dịch nhanh chóng với chi phí thấp. Tuy nhiên, nó lại đối mặt với thách thức liên quan đến phân quyền, vì những người stake nhiều token hơn sẽ có nhiều cơ hội được chọn làm người xác nhận cao hơn. 

Định nghĩa Proof of Stake

Solana lại sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake kết hợp với một cơ chế độc đáo khác là Proof of History. Cơ chế này cung cấp các dấu thời gian được kiểm chứng và bất biến cho mọi sự kiện xảy ra trên chuỗi, cho phép Solana xử lý giao dịch cực nhanh và hiệu quả. 

Cơ chế PoH là yếu tố quan trọng đằng sau hiệu suất cao và khả năng mở rộng của Solana. Nó cho phép mạng xác thực giao dịch một cách an toàn mà không yêu cầu sức mạnh tính toán hoặc băng thông lớn. Hơn nữa, nó còn kết hợp với PoS để xác thực khối, nâng cao hơn nữa tính bảo mật cho mạng. 

2.2. Tốc độ giao dịch Polygon và Solana

Cả Polygon và Solana đều có tốc độ giao dịch nhanh, gần như ngang nhau. 

Solana sử dụng giao thức Gulfstream và thuật toán đồng thuận blockchain tBFT (Tower Byzantine Fault Tolerance), một biến thể cải tiến của BFT giúp xóa bỏ thời gian “giao tiếp” giữa các node, nhờ đó giảm thời gian xử lý giao dịch và tăng hiệu quả xử lý tổng thể. Kết quả là Solana có thể xử lý lên tới 50,000 – 65,000 giao dịch mỗi giây, cao hơn đáng kể so với nhiều nền tảng blockchain khác đặc biệt là nếu so sánh với Ethereum.

Với Polygon, TPS được ghi nhận lên tới 75,000 giao dịch trên giây (trong điều kiện lý tưởng). Nhờ cơ chế đồng thuận độc đáo, cùng các giải pháp mở rộng liên tục được phát triển và nâng cấp, Polygon gần như không có đối thủ khi nói về tốc độ giao dịch. 

2.3. Khả năng mở rộng của Polygon và Solana

Cả Polygon và Solana đều liên tục triển khai các giải pháp độc đáo để xử lý khối lượng giao dịch ngày càng tăng và cung cấp các công cụ mạnh mẽ cho các nhà phát triển. Như đã nói ở trên, Solana có thể xử lý từ 55,000 đến 65,000 giao dịch một giây, con số này thậm chí còn lên tới hơn 70,000 trên Polygon.

2.4. Phí giao dịch/phí gas của Polygon và Solana

Phí gas của Polygon có thể xuống thấp tới 0,00008436 MATIC ($0,0001), và có thể thay đổi tùy theo tốc độ giao dịch. Nếu muốn giao dịch diễn ra nhanh hơn, người dùng hoàn toàn có lựa chọn trả nhiều tiền hơn. 

Solana cũng tương tự, với mức phí chỉ 0,000005 SOL ($0,0001) cho mỗi giao dịch. Hơn nữa, Solana cũng duy trì mức phí cố định, do người dùng không cạnh tranh giành không gian khối để xử lý giao dịch. 

2.5. Ngôn ngữ/Công cụ Smart Contract của Polygon và Solana

Polygon lựa chọn Solidity, Golang và Vyper làm ngôn ngữ phát triển hợp đồng thông mình. Solidity là ngôn ngữ lập trình cấp cao dành cho blockchain trên nền tảng Ethereum và EVM, cho phép các nhà phát triển xây dựng logic riêng cho các ứng dụng phi tập trung. 

Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ lập trình này để xây dựng các hợp đồng thông minh an toàn có thể tương đối khó với những nhà phát triển mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngược lại, Solana lựa chọn Rust, C và C++ – những ngôn ngữ lập trình phổ biến hơn, vừa có độ an toàn vừa dễ tiếp cận đối với các lập trình viên. 

2.6. Trải nghiệm người dùng và nhà phát triển

Solana đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý trong không gian tiền điện tử nhờ tốc độ giao dịch ấn tượng và mức phí thấp. Các thuộc tính này biến Solana trở thành nền tảng phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu xử lý tốc độ cao. 

Tuy nhiên, dù sở hữu nhiều ưu điểm về hiệu suất nhưng trải nghiệm người dùng của Solana chưa thực sự liền mạch như Polygon. Bên cạnh đó, kiến trúc và công nghệ độc đáo của nền tảng này tuy mang lại hiệu suất cao nhưng cũng có thể tăng thêm độ phức tạp cho những người muốn tiếp cận. 

Polygon lại gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các nhà phát triển. Môi trường của Polygon phổ biến nhờ tính thân thiện với người dùng và rào cản gia nhập thấp. Các nhà phát triển, đặc biệt là những người mới bắt đầu với blockchain blockchain, có thể thấy dễ dàng hơn khi bắt đầu xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApps) trên Polygon.

Ngoài ra, Polygon còn tương thích với EVM, cho phép các nhà phát triển dễ dàng chuyển tiền giữa Polygon và các mạng phổ biến khác như Optimism, FantomAvalanche mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nào hoặc phải trả phí giao dịch cao.

3. Ưu điểm – Hạn chế của Polygon và Solana

Polygon

Solana

Đặc điểm nổi bật

- Tương thích với Ethereum 

- Hiệu suất cao, tốc độ giao dịch lên tới hơn 65,000 TPS

- Khả năng mở rộng tốt

- Cơ chế đồng thuận PoH độc đáo

- Hệ thống Gulfstream cho phép các giao dịch chờ xử lý trong memory pool 

- Có thể kích hoạt nhiều hợp đồng thông minh, tiết kiệm chi phí và thời gian

Ưu điểm

- An toàn, bảo mật 

- Liên tục được phát triển và mở rộng

- Mang lại trải nghiệm tương tự như trên Ethereum

- Tốc độ xử lý cao, lên tới 50,000 – 65,000 TPS

- Khả năng mở rộng tốt

Hạn chế

Sự ra mắt của Ethereum 2.0 có thể làm Polygon mất đi ưu thế là giải pháp Layer 2 hàng đầu hiện nay

- Các phần cứng hỗ trợ cho Solana tương đối đắt đỏ

- Chưa đủ phi tập trung

4. Quan hệ đối tác của Polygon và Solana

4.1. Polygon

Polygon đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều dự án nổi bật. Điển hình nhất phải kể tới Aave – nền tảng cho vay phi tập trung, hay SushiSwap –  sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung và Decentraland – nền tảng thực tế ảo được hỗ trợ bởi chuỗi khối Ethereum. Những sự hợp tác này cho phép Polygon cung cấp đa dạng dịch vụ và ứng dụng cho người dùng.

Nhờ có quan hệ hợp tác với hàng ngàn dự án lớn nhỏ trong thị trường tiền điện tử, Polygon mở rộng được mạng lưới của mình và cung cấp trải nghiệm liền mạch. Việc tích hợp các dự án nổi bật như Aave và Sushiswap cũng mang lại tiện ích bổ sung cho mạng Polygon, khiến nó trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều nhà phát triển và người dùng. 

4.2. Solana

Solana cũng đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với một số công ty đáng chú ý. Trong số đó có FTX, một trong những sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu hiện nay hay Serum – sàn giao dịch phi tập trung được xây dựng trên chuỗi khối Solana. 

Những mối quan hệ đối tác này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của Solana trên thị trường tiền điện tử, cho phép Solana tận dụng thế mạnh và nguồn lực của đối tác, góp phần phát triển và mở rộng hệ sinh thái của mình. 

5. Tổng kết

Cả Polygon và Solana đều mong muốn giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum, mỗi dự án đều có những ưu nhược điểm riêng, cũng như nhiều tính năng, tiện ích độc đáo. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể các khía cạnh, Polygon dường như đang nhỉnh hơn nhờ khả năng mở rộng tốt, hiệu suất cao, hơn nữa còn thân thiện đối với những nhà phát triển ứng dụng. 

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Sự khác biệt giữa Solana và Polygon là gì?

Cả Polygon và Solana đều là mạng blockchain nhưng có sự khác biệt về thuật toán đồng thuận, ngôn ngữ lập trình, kiến trúc, khả năng mở rộng,...

Nền tảng nào tốt cho nhà phát triển hơn?

Việc lựa chọn giữa Polygon và Solana tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng nhà phát triển. Nếu họ ưu tiên khả năng mở rộng, phí giao dịch thấp và tích hợp liền mạch với hệ sinh thái Ethereum thì Polygon sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Polygon và Solana có những dự án nào nổi bật?

Các dự án nổi bật trên Polygon gồm có Aave, Curve Finance, SushiSwap. Trong khi đó, Solana sở hữu những cái tên tiềm năng như Serum, Raydium, Mango Markets,...

SHARES