Trang chủ
/ Nghiên cứu
/ Tìm hiểu về Aave

Aave từ A đến Z | Thông tin, Lịch sử và Phân tích AAVE chuyên sâu

Aave AAVE
icon
1.33%
Nền tảng cho vay phi tập trung hàng đầu trên Ethereum
1D
7D
1M
3M
1Y
YTD
ALL
Created with Highcharts 9.3.3Tháng Bảy '22Tháng B…Tháng Một '23Tháng Bảy '23Tháng Một '24Tháng Bảy '24Tháng Một '2520232024202502M4M6M8M10M05G

Aave, trước đây là ETHLend, là một giao thức vay và cho vay phi tập trung cho phép người dùng gửi tài sản vào nhóm thanh khoản để kiếm lãi và vay tài sản với lãi suất thay đổi hoặc cố định. Aave ra mắt vào năm 2017 bởi Stani Kulechov, sau đợt mở bán ICO trị giá 17.8 triệu USD. Aave cũng cho phép người dùng thực hiện các khoản vay có thời hạn cực ngắn, không cần thế chấp được gọi là khoản vay Flash.

Aave là gì?

Aave là một giao thức thanh khoản phi tập trung, nơi người dùng có thể tham gia với tư cách là nhà cung cấp thanh khoản hoặc người đi vay. Các nhà cung cấp cung cấp thanh khoản cho thị trường để kiếm thu nhập thụ động, trong khi người đi vay có thể vay theo hình thức thế chấp quá mức (overcollateralised) hoặc thế chấp dưới mức (undercollateralised).

Giao thức phi tập trung Aave quản lý nợ bằng cách đảm bảo rằng tất cả các khoản vay (ngoại trừ các khoản vay nhanh) trên nền tảng của nó đều được thế chấp quá mức, nghĩa là giá trị của tài sản thế chấp phải lớn hơn chính khoản vay. Nếu giá trị tài sản thế chấp của người dùng giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định, tài sản thế chấp sẽ tự động được thanh lý để trả một số khoản nợ. Điều này đảm bảo rằng hệ thống luôn có đủ thanh khoản.

AAVE token là gì?

AAVE là native token của giao thức Aave, chủ yếu được sử dụng để quản lý giao thức Aave, vì tài sản này trao quyền biểu quyết về các vấn đề liên quan đến giao thức cho những người nắm giữ nó. Với AAVE, bạn có thể bỏ phiếu cho các đề xuất quản trị và thậm chí tạo đề xuất của riêng mình. Bạn càng nắm giữ nhiều token AAVE thì quyền biểu quyết của bạn càng lớn. 

Điểm nổi bật của AAVE

Aave khác biệt so với các giao thức (protocol) cho vay khác nhờ các tính năng và sản phẩm ưu việt. Dưới đây là một số điểm nổi bật giúp token AAVE vụt sáng và bỏ xa đối thủ trong lĩnh vực AAVE Lending:

Flashloan – Khoản vay nhanh

Flashloan cho phép người dùng vay một khoản tiền mà không cần phải thế chấp tài sản. Điểm độc đáo là toàn bộ quá trình vay và trả nợ được hoàn tất trong một giao dịch khối duy nhất.
Để thực hiện Flashloan, bạn cần viết một smart contract theo yêu cầu của giao thức. Hợp đồng này sẽ thực hiện chuỗi các bước xử lý (như giao dịch trên thị trường, trao đổi token,...) và đảm bảo rằng ngay trước khi kết thúc giao dịch, số tiền vay cùng với tất cả lãi suất và phí liên quan đã được trả lại đầy đủ cho Aave.

Dù không phải ai cũng am hiểu lập trình blockchain, nhưng thông qua các giao diện người dùng thân thiện (ví dụ như Furucombo), người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và tận dụng tính năng Flashloan để thực hiện các chiến lược tài chính phức tạp.

Swap và trả nợ bằng tài sản thế chấp

Trong Aave V2, bạn có thể hoán đổi (swap) các token đã ký gửi ngay cả khi chúng đang được sử dụng làm tài sản thế chấp. Điều này giúp người dùng linh hoạt hơn trong việc quản lý danh mục đầu tư của mình.

Một tính năng độc đáo khác là khả năng sử dụng chính tài sản thế chấp đã ký gửi để trả nợ. Điều này giúp giảm bớt áp lực về quản lý tài sản và tối ưu hóa nguồn vốn, đặc biệt trong trường hợp thị trường biến động mạnh.

Rate Switching - Chuyển đổi tỷ lệ lãi suất

Aave coin cho phép người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa lãi suất cố định và lãi suất biến động. Với bối cảnh lãi suất trên thị trường DeFi luôn biến động, tính năng này giúp người vay chủ động điều chỉnh chiến lược tài chính của mình.

Lợi ích:

  • Nếu dự đoán lãi suất sẽ tăng: Người dùng có thể chọn lãi suất cố định để đảm bảo chi phí vay không bị tăng cao trong tương lai.
  • Nếu dự đoán lãi suất sẽ giảm: Lựa chọn lãi suất biến động sẽ giúp giảm bớt chi phí vay theo thời gian.

Chiến lược lãi suất thông minh

Lãi suất trên Aave được điều chỉnh dựa trên một chỉ số gọi là Tỷ lệ sử dụng U - phản ánh lượng vốn sẵn có trong pool. Cơ chế này hoạt động theo nguyên tắc:

  • Khi nguồn vốn dư thừa: Lãi suất giảm nhằm khuyến khích người dùng cho vay thêm, giúp tăng cường thanh khoản.
  • Khi nguồn vốn khan hiếm: Lãi suất tăng để kích thích người vay trả nợ và thúc đẩy người cho vay bổ sung vốn, từ đó cân bằng cung cầu.

Chiến lược này không chỉ quản lý rủi ro thanh khoản mà còn tối ưu hóa việc sử dụng vốn, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.

Ủy quyền tín dụng (Credit Delegation)

Tính năng này cho phép người dùng, dù không có nhu cầu vay, vẫn có thể gửi tiền vào giao thức để kiếm lãi. Đồng thời, họ có thể ủy quyền khả năng vay (tín dụng) của mình cho người khác.

Lợi ích:

  • Đối với người cho vay: Kiếm được lãi từ khoản tiền gửi và có thể tận dụng cơ hội chia sẻ tín dụng để hỗ trợ cộng đồng vay mượn.
  • Đối với người vay: Truy cập vào nguồn tín dụng được ủy quyền mà không cần phải qua các thủ tục phức tạp truyền thống.

Việc ủy quyền tín dụng được thực hiện thông qua các hợp đồng pháp lý hoặc smart contract, đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch.

Những cập nhật quan trọng của AAVE

Giao thức Aave đã cập nhật nhiều sản phẩm khác nhau nhằm mục tiêu tối ưu hóa hoạt động của mình:

Aave V3

Ra mắt vào tháng 3/2022, Aave V3 đánh dấu một bước tiến mới với nhiều tính năng được bổ sung nhằm tối đa hóa ngưỡng vay trong giới hạn an toàn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường bảo mật và hỗ trợ hoạt động cross-chain. Với mục tiêu này, Aave V3 giới thiệu các chế độ như High Efficiency Mode (E-mode) và Isolation Mode cùng với các công cụ quản lý rủi ro tiên tiến. 

Cụ thể, E-mode cho phép người dùng tăng tỷ lệ cho vay dựa trên tài sản thế chấp khi vay các tài sản có mức rủi ro tương đồng, ví dụ như stablecoin, tuy nhiên chỉ áp dụng trong phạm vi các tài sản cùng loại. Ngược lại, Isolation Mode mở ra cơ hội cho những tài sản mới hoặc chưa được chứng nhận được sử dụng làm tài sản thế chấp, nhưng luôn có mức vay giới hạn nhất định nhằm giảm thiểu rủi ro do tính biến động cao của chúng. 

Một điểm đáng chú ý khác của Aave V3 là Cổng thông tin (Portal), cho phép chuyển tài sản giữa các blockchain khác nhau thông qua một giao thức cầu nối mới, đã được ban quản trị Aave phê duyệt. Đồng thời, để mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, chi phí gas trong Aave V3 đã được giảm từ 20-25%, góp phần thu hút thêm nhiều người dùng mới vào hệ sinh thái.

GHO Stablecoin

Vào tháng 7/2022, công ty hỗ trợ giao thức Aave đã thông báo rằng họ sẽ tung ra một loại stablecoin có tên là GHO. Người dùng phải cung cấp tài sản thế chấp để mint GHO và giống như các khoản vay trên Aave, GHO phải được thế chấp quá mức.

GHO, tương tự như DAI của MakerDAO, sẽ có giá trị được chốt bằng đồng đô la Mỹ và được hỗ trợ bởi một loạt tài sản tiền điện tử do người dùng lựa chọn. Người dùng cũng kiếm được tiền lãi từ tài sản thế chấp ký gửi của họ.

Lens Protocol - Mạng xã hội Web3 của giao thức Aave

Lens Protocol là một giao thức mạng xã hội phi tập trung của Aave, mở ra một kỷ nguyên mới cho trải nghiệm Web3. Thay vì bị kiểm soát bởi một tổ chức trung gian như các nền tảng truyền thống, Lens Protocol cho phép người dùng tự do tạo và quản lý hồ sơ cá nhân của mình dưới dạng NFT

Khi liên kết ví tiền điện tử với NFT, người dùng sẽ sở hữu toàn quyền đối với nội dung và thông tin cá nhân, không ai có thể can thiệp hay kiểm soát. Điều này không chỉ tạo nên một không gian mạng xã hội an toàn, minh bạch mà còn mở đường cho việc phát triển các ứng dụng mạng xã hội mới với tính tự chủ cao, phù hợp với triết lý phi tập trung của Web3.

Giá AAVE token bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Giá AAVE token bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Nhu cầu vay và cho vay tài sản trên Aave: Khi nhu cầu vay mượn cao, giá AAVE có thể tăng.
  • Tâm lý thị trường: Khi thị trường tiền điện tử tăng giá, giá AAVE có thể tăng. Ngược lại, khi thị trường điều chỉnh, giá AAVE có thể giảm.
  • Cải tiến và cập nhật công nghệ của Aave: Các bản cập nhật cải thiện hiệu suất, bảo mật hoặc tính năng của Aave có thể thu hút người dùng mới và làm tăng giá token.

 

Có nên đầu tư vào Aave?

Khi cân nhắc đầu tư vào một dự án DeFi như Aave, bạn cần chú ý đến các yếu tố cơ bản như doanh thu, TVL (tổng giá trị tài sản khóa), các trường hợp sử dụng của token cũng như lộ trình phát triển (roadmap). 

Dưới đây là một số điểm nổi bật của Aave:

  • Doanh thu và TVL hàng đầu: Aave hiện đang nằm trong top các dự án DeFi về doanh thu và TVL, cho thấy giao thức này đang có sức hút và sự tín nhiệm từ cộng đồng người dùng.
  • Token AAVE với nhiều use case: Token AAVE không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn có nhiều chức năng khuyến khích người dùng nắm giữ và staking. Điều này tạo ra động lực cho nhà đầu tư, giúp duy trì giá trị và tăng cường sự gắn bó của cộng đồng.
  • Hệ sinh thái không giới hạn trong cho vay: Aave không chỉ đơn thuần là nền tảng cho vay. Giao thức liên tục cải tiến với việc phát triển các sản phẩm và tính năng mới nhằm thu hút người dùng và mở rộng các ứng dụng của mình trong hệ sinh thái DeFi.
  • Giải pháp ứng phó với rủi ro: Trong bối cảnh thị trường luôn biến động, khả năng phản ứng nhanh và điều chỉnh chính sách là rất quan trọng. Sau vụ tấn công thao túng của Curve (CRV) khiến giao thức gặp gánh nợ xấu, Aave đã có những biện pháp kịp thời như:
    • Tạm ngừng cho vay đối với 17 token trên Ethereum có thanh khoản kém.
    • Giảm giới hạn thanh lý và điều chỉnh tỷ lệ cho vay (LTV) nhằm giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
  • Sản phẩm stablecoin GHO và hệ sinh thái mở rộng:
    • GHO: Việc phát triển stablecoin GHO không chỉ mở rộng use case cho token AAVE mà còn tạo cơ hội mới cho người dùng. Những ai tham gia staking AAVE sẽ được nhận stkAAVE, từ đó có thể vay GHO với lãi suất ưu đãi.
    • Aave V3: Sự ra mắt của phiên bản mới cùng với GHO hứa hẹn sẽ thu hút thêm người dùng và tăng doanh thu cho giao thức.
    • Lens: Đây là một nền tảng tiềm năng giúp các nhà phát triển xây dựng ứng dụng Web3 với mô hình kiếm tiền tùy chỉnh. Nếu Lens vận hành tốt, GHO có thể được tích hợp, mở rộng khả năng ứng dụng của Aave sang thị trường truyền thống và thu hút thêm dòng tiền cũng như người dùng.

Với các chỉ số mạnh mẽ về doanh thu và TVL, cùng với hệ sinh thái đa dạng và các giải pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, Aave hiện đang là một trong những dự án DeFi hấp dẫn. Tuy nhiên, như với bất kỳ khoản đầu tư nào, bạn cần thận trọng, theo dõi sát sao diễn biến của thị trường và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trước khi ra quyết định cuối cùng.

Thông số kỹ thuật
Ký hiệu
AAVE
Tên Token
Aave
Kiểm thử bảo mật
CertiK

Tỉ lệ phân bổ

Created with Highcharts 9.3.3
TỔNG
16,000,000
AAVE
Core development
30%
User experient development
20%
Management & legal
20%
Promotions & marketing
20%
Unexpected costs
10%

Trường hợp sử dụng của đồng AAVE

  • Bỏ phiếu và quyết định kết quả của Đề xuất cải tiến Aave (AIP). 
  • Người dùng stake AAVE trong Safety Module để nhận phần thưởng và phí staking từ giao thức.
Thông số thị trường
Xếp hạng
#39
Giá
3,569,143 VND
136.72 USD
Biến động (1 ngày)
+1.33%
Biến động (7 ngày)
-5.17%
Biến động (1 tháng)
-21.18%
Biến động (3 tháng)
-55.71%
Biến động (năm nay)
-56.05%
Cao nhất (1 ngày)
3,590,092 VND
Thấp nhất (1 ngày)
3,395,347 VND
Cao nhất (1 năm)
10,407,228 VND
Thấp nhất (1 năm)
1,875,887 VND
Giá ATH
17,066,342 VND
Giá ATL
614,531 VND
Số người nắm giữ
185,299
Khối lượng 24h
21,133,251.36 USD
KL Trung bình 10 ngày
35,133,143.37 USD
Vốn hóa
2,052,335,620.28 USD
Tổng cung
16,000,000 AAVE
Tổng cung tối đa
- AAVE
Lưu hành
15,100,490.15 AAVE
Vốn hóa thị trường pha loãng hoàn toàn
2,174,589,672.45 USD
Phân tích kỹ thuật
Ngắn hạn (H1)
Trung lập
Created with Highcharts 9.3.3Sức bán mạnhSức bán mạnh
Bán
Mạnh
Mua
Mạnh
37.5%
Mua
12.5%
Trung lập
50%
Bán
SMA(24)
3,515,757
Mua
SMA(72)
3,608,212
Bán
SMA(168)
3,630,884
Bán
EMA(24)
3,525,256
Mua
EMA(72)
3,584,537
Bán
EMA(168)
3,626,857
Bán
MACD Histo (12,26,9)
1,875.31
Mua
RSI(14)
51.44
Trung lập
Dài hạn (D1)
Trung lập
Created with Highcharts 9.3.3Sức bán mạnhSức bán mạnh
Bán
Mạnh
Mua
Mạnh
12.5%
Mua
12.5%
Trung lập
75%
Bán
SMA(7)
3,628,527
Bán
SMA(30)
4,167,900
Bán
SMA(90)
5,765,640
Bán
EMA(7)
3,617,153
Bán
EMA(30)
4,121,151
Bán
EMA(90)
5,198,529
Bán
MACD Histo (12,26,9)
20,662.12
Mua
RSI(14)
38.88
Trung lập
Câu hỏi thường gặp

Aave grants DAO là gì?

Giá trị vốn hoá thị trường của AAVE là bao nhiêu?

TVL của Aave là bao nhiêu?

TVL (Tổng giá trị tài sản khóa) của Aave có ý nghĩa gì?

Vai trò của AAVE trong hệ sinh thái Aave là gì?

Aave có điểm gì nổi bật so với các giao thức DeFi khác?

Làm thế nào để tham gia và sử dụng Flash Loan trên Aave?

Aave đã làm gì để đảm bảo an toàn cho các hợp đồng thông minh?

Vai trò của liquidity providers trong hệ sinh thái Aave là gì?

Tin Tức
Dữ liệu thị trường
AAVE token
Xếp hạng
#39
Giá
3,569,143 VND
136.72 USD
+1.33%
Khối lượng
$21,133,251.36
-1.9%
Vốn hóa
$2,052,335,620.28
Lưu hành
15,100,490.15 AAVE
Tổng cung
16,000,000 AAVE
Tổng cung tối đa
- AAVE
Giá ATH
17,066,342 VND
Giá ATL
614,531 VND
Số người nắm giữ
185,299
Cập nhật gần nhất vào 2025-04-16 20:20 (UTC)
5.0
Rated 5 stars out of 5
(1)
Nên đầu tư Aave (AAVE) không?
Rated 0 stars out of 5