Tính thanh khoản là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Vậy tính thanh khoản thể hiện điều gì? Tính thanh khoản đóng vai trò gì và có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chúng? Hãy cùng ONUS mở khóa cánh cửa đến thành công trong đầu tư với tính thanh khoản!
1. Tính thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản (Liquidity) là khái niệm dùng để đo lường mức độ mà một tài sản có thể được mua hoặc bán nhanh chóng trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến giá của nó. Nói cách khác, tính thanh khoản phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách dễ dàng và thuận tiện.
- Theo Bộ luật Dân sự 2015, các loại tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo đó, tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất bởi nó có thể “bán” nhanh nhất mà giá trị trên thị trường hầu như không thay đổi.
- Tính thanh khoản – liquidity không chỉ được dùng trong thị trường Crypto nói riêng, mà còn được áp dụng và vận hành trong thị trường chứng khoán, các tài sản giao dịch nào. Một tài sản được xem là thanh khoản cao khi có thể bán được một cách nhanh chóng mà giá không giảm đáng kể so với dự định, có thể ví dụ như BTC, ETH…
- Còn các loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, bất động sản, giá vàng,… sẽ có tính thanh khoản thấp hơn vì để đổi các tài sản này thành tiền mặt cần thông qua các hình thức và quy trình giao dịch kỹ lưỡng hơn.
Ví dụ: Khối lượng giao dịch 24h của Bitcoin và ETH ( 14/12/2024 , GMT+7) như sau:
TOKEN |
Bitcoin (BTC) |
Ethereum (ETH) |
Giá (VNDC) |
2,615,603,318 VND | 100,759,542 VND |
Giá (USDT) |
101,509.83 USD | 3,910.56 USD |
Biến động 24H |
+0.79% | +0.35% |
Khối lượng 24H |
2.17b USD | 1.53b USD |
Vốn Hoá |
2t USD | 469.1b USD |
Từ đó dễ nhận thấy, đồng BTC và ETH đang có giá trị và tính thanh khoản cao khi được giao dịch liên tục với khối lượng lớn.
2. Xác định giá thanh khoản tài chính của doanh nghiệp
2.1. Giá trị thanh khoản là gì?
Giá trị thanh khoản là chỉ số được sử dụng để xác định khả năng trả nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp bằng với tài sản sẵn có của họ (< = 1 năm).
Công thức đo lường thanh khoản của một doanh nghiệp bằng khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn.
2.2. Công thức tính 3 chỉ số thanh khoản như thế nào?
Có 3 chỉ số giúp nhà đầu tư có thể xác định giá trị thanh khoản tài chính bao gồm:
Tỷ số thanh khoản hiện thời (Current ratio):
- Định nghĩa: Tỷ số này đo khả năng thanh toán các nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Công thức:
Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tổng tài sản lưu động / Tổng nợ ngắn hạn.
- Ý nghĩa: Nếu tỷ số dưới 1, có thể doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán các nợ; nếu trên 1, doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt.
Tỷ số thanh khoản nhanh (Quick ratio):
- Định nghĩa: Đây là khả năng thanh toán nợ mà không phải bán tồn kho.
- Công thức:
Tỷ số thanh khoản nhanh = (Tổng tài sản lưu động – Tồn kho) / Tổng nợ ngắn hạn.
- Ý nghĩa: Tỷ số dưới 0,5 có thể cho thấy khó khăn trong thanh toán nợ, còn từ 0,5 đến 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt.
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời (Cash ratio):
- Định nghĩa: Đo khả năng thanh toán nợ bằng tiền mặt.
- Công thức:
Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền / Tổng nợ ngắn hạn.
- Ví dụ: Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn.
- Ý nghĩa: Tỷ số càng cao, doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán nợ bằng tiền mặt.
Ví dụ về Chỉ số thanh khoản
Lấy ví dụ về hai công ty: Công ty A và công ty B với số liệu trên bảng cân đối kế toán như sau, giả sử cả hai công ty cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực:
Bảng cân đối kế toán |
A |
B |
Tiền mặt |
$5 |
$1 |
Chứng khoán |
$5 |
$2 |
Tài sản có thể nhận được |
$10 |
$2 |
Hàng tồn kho |
$10 |
$5 |
Tài sản lưu động (a) |
$30 |
$10 |
Cơ sở vật chất (b) |
$25 |
$65 |
Tài sản vô hình (c) |
$20 |
$0 |
Tổng tài sản (a+b+c) |
$75 |
$75 |
Nợ ngắn hạn (d) |
$10 |
$25 |
Nợ dài hạn (e) |
$50 |
$10 |
Tổng nợ phải trả (d+e) |
$60 |
$35 |
Vốn chủ sở hữu của cổ đông |
$15 |
$40 |
- Với công ty A:
Tỷ lệ thanh toán hiện tại = $30 / $10 = 3.0
Tỷ lệ thanh toán nhanh = ($30 – $10) / $10 = 2.0
Nợ trên vốn chủ sở hữu = $50 / $15 = 3.33
Nợ tài sản = $50 / $75 = 0,67
- Công ty B:
Tỷ lệ thanh toán hiện tại = $10 / $25 = 0,40
Tỷ lệ thanh toán nhanh = ($10 – $5) / $25 = 0,20
Nợ trên vốn chủ sở hữu = $10 / $40 = 0,25
Nợ tài sản = $10 / $75 = 0,13
Dựa vào kết quả, ta có thể đưa ra các nhận xét nhau.
Đối với công ty A, công ty có chỉ số thanh khoản cao, dựa trên tỷ lệ thanh toán ngắn hạn và tỷ lệ thanh toán nhanh đều lớn hơn 1. Tuy nhiên, chỉ số khả năng thanh toán dựa vào đòn bẩy tài chính khá cao.
Ngược lại, công ty B lại ở vị thế khác, công ty chỉ số thanh khoản thấp hơn, nghĩa là khả năng thanh khoản đầy rủi ro, nhưng bù lại sử dụng đòn bẩy tài chính chấp nhận được, không quá cao.
3. Xếp hạng thanh khoản của các tài sản trên thị trường
Hiện trên thị trường có nhiều loại tài sản được trao đổi, mua bán, tuy nhiên với mỗi loại tài sản khác nhau sẽ có tính thanh khoản cao/thấp khác nhau. Chúng sẽ được các bên liên quan như Nhà nước, Ủy ban Tài chính, Ngân hàng, Doanh nghiệp, Nhà đầu tư đánh giá.
3.1. Thanh khoản thị trường là gì?
Thanh khoản thị trường đề cập đến mức độ thanh khoản của cả thị trường. Chẳng hạn như thị trường chứng khoán và thị trường tiền điện tử, cho phép tài sản được giao dịch với giá ổn định và minh bạch.
Tính thanh khoản thị trường đóng vai trò quan để đánh giá tính khả dụng của tài sản trong việc thanh toán các khoản nợ hoặc chi trả các khoản tài chính phải trả trong kinh doanh.
Một chỉ số thanh khoản cao cho thấy tài sản hoặc công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngược lại, một chỉ số thanh khoản thấp có thể chỉ ra tình trạng tài chính bất ổn hoặc khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ tại thời điểm đánh giá chỉ số thanh khoản.
Ví dụ: Trong thị trường Crypto, tính thanh khoản được thể hiện qua những yếu tố sau đây:
Tính Thanh Khoản trong Trade Coin
Trong thị trường tiền mã hóa, tính thanh khoản là yếu tố rất quan trọng. Nó thể hiện mức độ dễ dàng mà một đồng coin có thể được giao dịch (mua hoặc bán) trên các sàn mà không làm thay đổi giá đáng kể.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản trong trade coin:
– Khối lượng giao dịch (Trading Volume): Coin có khối lượng giao dịch lớn thường có tính thanh khoản cao hơn.
– Độ phổ biến của coin: Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) có tính thanh khoản cao hơn các altcoin ít người biết đến.
– Số lượng sàn hỗ trợ: Một coin được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch sẽ có tính thanh khoản cao hơn.
– Cặp giao dịch phổ biến: Cặp giao dịch BTC/USDT hoặc ETH/USDT có tính thanh khoản cao hơn cặp giao dịch ít phổ biến.
3.2. Xếp hạng mức độ thanh khoản thị trường của các loại tài sản
Dựa trên đặc tính của các nhóm tài sản, thị trường tài chính có thể đánh giá mức độ thanh khoản của chúng ra thành các danh mục từ cao đến thấp như sau:
- Tiền mặt: Đây là tài sản có mức độ thanh khoản cao nhất, vì chúng có thể được sử dụng để thanh toán các khoản nợ và chi phí khác ngay lập tức;
- Khoản đầu tư ngắn hạn: Chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử,…;
- Khoản phải thu, các khoản nợ;
- Khoản ứng trước ngắn hạn;
- Hàng tồn kho, hàng cần thanh lý.
Xếp hạng các loại tài sản theo tính thanh khoản từ cao tới thấp
4. Thanh khoản tài chính trong thị trường kinh tế
Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư có tính thanh khoản cao; tiền điện tử và vàng cũng được xem là một tài sản có tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư và cho vay thích hợp.
Dưới đây là bảng so sánh tính thanh khoản của các sản phẩm trong thị trường kinh tế:
Tiêu chí |
Tiền điện tử |
Chứng khoán |
Hàng hóa phái sinh |
Bản chất |
Tiền điện tử là các đồng tiền mã hóa, có giá trị tương đương tiền được lưu trữ, quản lý và trao đổi trên các hệ thống thiết bị điện tử kỹ thuật số, đặc biệt là qua mạng internet. |
Chứng khoán là giao dịch mua bán cổ phần của 1 công ty |
Giao dịch 1 loại hàng hóa như cafe, lúa gạo,… trên sàn giao dịch (chợ) |
Môi trường đầu tư |
Linh hoạt lựa chọn trường phái đầu tư thích hợp. |
Linh hoạt lựa chọn trường phái đầu tư thích hợp. |
Phù hợp với mọi đối tượng mong muốn giao dịch. |
Độ rủi ro |
Giá trị của các đồng tiền biến động nhanh, nên có độ rủi ro cao. |
Giá chứng khoán biến động chậm nên giao dịch ít rủi ro. |
Giá chứng khoán biến động chậm nên giao dịch ít rủi ro. |
Tính đòn bẩy |
Khả năng tạo lợi nhuận lớn với nguồn vốn đầu tư ít |
Đòn bẩy tài chính trung bình, hạn chế rủi ro tài chính |
Đòn bẩy tài chính cao. |
Biến động thị trường |
Thay đổi nhanh, có thể trong vài giờ |
Biến động VN – Index trong vòng 30 ngày |
|
Tính thanh khoản |
Tính thanh khoản cao, giao dịch được xử lý 24/7. |
Tính thanh khoản trung bình, giao dịch theo phiên. |
Tính thanh khoản cao, giao dịch được xử lý 24/7. |
Kết luận: Xét về tổng thể, chứng khoán và hàng hóa phái sinh đều được nhà nước bảo hộ, chứng khoán thanh khoản có giới hạn và được trả cổ tức hằng năm, nhà đầu tư có thể mua dài hạn những cổ phiếu có cổ tức tốt. Hàng hóa có thanh khoản lớn, biến động mạnh, có thể giao dịch dù kinh tế phát triển hay khủng hoảng đều có thể kiếm lợi nhuận.
Riêng tiền điện tử là thị trường đầu tư nhiều mạo hiểm hơn vì chưa có chính sách rõ ràng trên luật lệ tại Việt Nam nhưng vẫn được chấp nhận hợp pháp hoá ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tiền điện tử là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn với mức sinh lời nhanh và lớn. Nó đòi hỏi sự học hỏi nghiêm túc và nỗ lực hết mình. Trừ khi bạn là người cực kỳ thông minh và đã có kinh nghiệm đầu tư tài chính dày dặn.
4.1. Thanh khoản tài chính trong chứng khoán là gì?
Thanh khoản trong thị trường chứng khoán thể hiện việc các tài sản chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,… trong thị trường được mua và bán ở một mức giá ổn định và dễ dàng ra sao.
Thanh khoản trong thị trường chứng khoán cao chứng tỏ thời gian thanh toán của mã chứng khoán đó nhanh, biểu hiện của một thị trường đang hoạt động sôi động, hiệu quả và dễ dàng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia.
4.2. Thanh khoản tài chính của cổ phiếu là gì?
Tính thanh khoản của cổ phiếu có thể hiểu là việc một cổ phiếu với một mức giá ổn định, có thể dễ dàng mua đi bán lại như thế nào.
Tuy nhiên, với một nhà đầu tư cá nhân, bạn có thể hiểu rằng cụm từ thanh khoản ở đây có nghĩa là: “Mức độ dễ bán đi của một cổ phiếu”.
Ví dụ các cổ phiếu nóng, có tính thanh khoản cao được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock ( cập nhật ngày 27/02/2024) gồm: ACB, BVH, HPG, HDB, MWG, MBB, OCB, SSB, VPB và VCG.
Bên cạnh đó, tính thanh khoản cũng giúp cho nhà đầu tư quyết định một số vấn đề sau:
- Nếu giá và thanh khoản cùng tăng trong một cổ phiếu, do đó sức mua sẽ tăng. Vì vậy, cơ hội để mua vào là thích hợp nhất.
- Nếu cổ phiếu tăng giá nhưng tính thanh khoản lại thấp, nhà đầu tư cần lưu ý khi vì đây là bẫy tăng giá. Bởi vì khi đó khả năng cổ phiếu giảm sẽ trong tương lai gần.
- Ngược lại, nếu giá cổ phiếu giảm nhưng thanh khoản thấp nhà đầu tư cần phải cẩn thận vì đây có thể là phiên xả hàng.
- Nếu giá cổ phiếu và thanh khoản cùng giảm thì đây là tính hiệu tích cực. Bởi vì cổ phiếu đang giữ lại không bán ra.
4.3. Thanh khoản tài chính của tiền điện tử là gì?
Tính thanh khoản rất quan trọng đối với bất kỳ tài sản có thể giao dịch nào, bao gồm cả tiền điện tử. Thanh khoản cao hơn trên thị trường tiền điện tử là rất tốt vì nó mang lại những lợi thế sau:
- Tổng khối lượng giao dịch của một đồng coin đề cập đến tổng khối lượng giao dịch của một đồng coin trên tất cả các sàn giao dịch có cung cấp giao dịch đồng coin đó. Điều này được sử dụng để đánh giá tính thanh khoản thị trường chung của một đồng coin cụ thể.
- Ngoài ra, ta có thể tính tổng khối lượng giao dịch trên một sàn giao dịch, nếu tổng lượng giao dịch lớn hơn biểu thị một sàn giao dịch có tính thanh khoản cao hơn.
Nên nhớ rằng, bạn hãy luôn giao dịch trên các sàn giao dịch với khối lượng giao dịch lớn để hưởng mức giá tốt hơn và giao dịch nhanh hơn.
Mới đây, Forbes đã công bố Top các loại tiền điện tử có tính thanh khoản hàng đầu dựa trên vốn hóa thị trường.
- Bitcoin (BTC) Vốn hóa thị trường: 2t USD
- Ethereum (ETH) Vốn hóa thị trường: 469.1b USD
- Tether (USDT) Vốn hóa thị trường: 140.13b USD
- Binance Coin (BNB) Vốn hóa thị trường: 104.28b USD
- U.S. Dollar Coin (USDC) Vốn hóa thị trường: 2t USD
- Solana (SOL) Vốn hóa thị trường: 107.07b USD
- XRP Vốn hóa thị trường: 138.45b USD
4.4. Mất thanh khoản tài chính là gì?
Trong quá trình đầu tư, mua bán cổ phiếu, tiền điện tử, ngoài việc nghe đến tính thanh khoản, hẳn bạn cũng có nghe đến trường hợp các mã cổ phiếu bị “mất thanh khoản”. Vậy khái niệm mất thanh khoản là gì? và nó ảnh hưởng thế nào tới tài sản và mục tiêu tài chính của nhà đầu tư?Mất thanh khoản là một trường hợp cực đoan trong thị trường tài chính. Đây là trường hợp các tài sản bị giảm liên tiếp trong nhiều lần giao dịch, với lượng dư bán lớn và gần như không có người mua. Tình huống này sẽ gây rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư.
Ví dụ: Vụ bê bối của Ngân hàng SCB hồi năm 2023, khi các khoản nợ phát sinh lãi hơn 129.000 tỷ đồng khiến cổ phiếu của SCB giảm liên tục và khó giao dịch trên sàn chứng khoán. Đây là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỷ đồng.
4.5. Tại sao tính thanh khoản tài chính lại quan trọng?
Việc đánh giá tính thanh khoản tài chính là rất quan trọng, nếu như thị trường rơi vào tình trạng mất thanh khoản, các loại tài sản sẽ gặp khó khăn hơn để bán hay chuyển hóa thành tiền mặt. Và đối với mỗi chủ thể, tính thanh khoản đóng vai trò khác nhau như:
Đối với thị trường:
- Giúp thị trường tài chính, ngân hàng, nhà đầu tư đánh giá được tình hình hoạt động và xác định các rủi ro thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp. Từ đó cân nhắc việc có nên cho một doanh nghiệp vay hoặc đầu tư cho doanh nghiệp đó không.
Đối với doanh nghiệp:
- Việc xác định được tính thanh khoản sẽ giúp những người lãnh đạo điều hành doanh nghiệp xác định được tình trạng của doanh nghiệp. Từ đó đề ra hướng đi phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Xác định các nguy cơ tiềm ẩn, đảm bảo nghĩa vụ thanh toán đúng hạn đối với các chủ nợ, những nhà đầu tư, đối tác có ý định đầu tư vào doanh nghiệp của mình.
Đối với nhà đầu tư:
- Đây là chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư quyết định được công ty nên đầu tư. Một công ty tốt, có nhiều người đầu tư vào cổ phiếu của công ty thì đây là một cổ phiếu có tính thanh khoản cao.
- Ngược lại, nếu công ty ít được biết, và lãi suất từ cổ phiếu của công ty đó thấp, nó sẽ ít tính thanh khoản, việc bán mã cổ phiếu đó cũng sẽ khó khăn hơn.
6. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản
6.1. Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau ảnh hưởng đến tính thanh khoản của thị trường chứng khoán.
- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các dữ liệu từ báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể đánh giá tính thanh khoản cao hay thấp, nếu thanh khoản cao thì doanh nghiệp đang hoạt động tốt, từ đó giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp có thể tăng và ngược lại.
- Tác động từ chính sách của nhà nước: Những chính sách mà nhà nước ban hành có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường chứng khoán thông qua việc các chính sách đó tác động tốt hay xấu, có phù hợp với tình hình phát triển của ngành nghề của doanh nghiệp hay không;
- Tác động từ các nhà đầu tư nước ngoài: Xuất phát từ các nguyên nhân vĩ mô như tiềm năng kinh tế của một ngành nghề trong nước, cũng như là chênh lệch tỷ giá hối đoái, các nhà đầu tư nước ngoài cũng mang đến tầm ảnh hưởng đáng kể đối với thị trường chứng khoán;
- Tâm lý của nhà đầu tư: Tác động tâm lý của nhà đầu tư đối với tính thanh khoản của thị trường chứng khoán rơi vào nhóm các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm. Các nhà đầu tư mới rất dễ rơi vào bẫy FOMO khi mua theo số đông thì trường và ngược lại.
6.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trên thị trường tiền điện tử
Giống như thị trường chứng khoán, tính thanh khoản của thị trường tiền điện tử cũng có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau ảnh hưởng, vậy những yếu tố đó là gì?
- Khối lượng giao dịch: Một thị trường có nhiều người mua/ bán coin có nghĩa là thị trường đó đang thanh khoản tốt. Khối lượng giao dịch thường được thống kê trong 24h đã qua. Và nhà đầu tư nên dựa vào đó để cân nhắc và đánh giá thị trường.
- Lựa chọn sàn giao dịch phù hợp: Nhà đầu tư có thể tính tổng khối lượng giao dịch trên một sàn giao dịch, nếu tổng lượng giao dịch lớn hơn biểu thị một sàn giao dịch có tính thanh khoản cao hơn.
- Sự đồng thuận của số đông: Bất kỳ một loại tài sản sản nào nếu muốn có tính thanh khoản cao thì cần phải có sự chấp nhận của số đông và tiền điện tử cũng không là ngoại lệ. Tiền điện tử được giới thiệu ra thị trường từ năm 2009 và đến nay đã nhận được sự quan tâm, tham gia của rất nhiều người, từ cá nhân đến các tổ chức.
Đầu tư tiền điện tử đang được xem là một trong những phương thức đầu tư hiệu quả bởi mang lại giá trị lợi nhuận nhanh. Bitcoin và một số loại tiền điện tử khác còn được sử dụng phổ biến trong giao dịch trực tuyến. Các chuyên gia tài chính dự đoán tiền điện tử chính là loại tiền trong tương lai của loài người.
7. Bẫy thanh khoản là gì?
Bẫy thanh khoản là hiện tượng xảy ra khi Ngân hàng Trung ương ra quyết định kích thích kinh tế bằng việc bơm tiền nhưng không thành công do nhu cầu về tiền trên thị trường không có. Trong trường hợp này, lãi suất ngân hàng hạ thấp gần mức 0 khiến mọi người có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn là để dành vào các khoản đầu tư. Nền kinh tế rơi vào suy thoái do chính sách tiền tệ mở rộng mất đi tác dụng mong muốn.
Vậy làm thế nào để nhận diện bẫy thanh khoản tài chính?
7.1. Nhận diện bẫy thanh khoản tài chính
Để nhận diện bẫy thanh khoản, nhà đầu tư có thể dựa vào 3 yếu tố:
- Lãi suất danh nghĩa tiến gần hoặc bằng 0: Khi lãi suất quá thấp trong một thời gian, nhà đầu tư sẽ đánh giá rằng lãi suất không thể tăng lên, do vậy họ có xu hướng chuyển sang nắm giữ tiền mặt hơn là đầu tư hoặc mua trái phiếu.
- Chính sách tiền tệ không có hiệu quả: Các chính sách nới lỏng tiền tệ hoặc bơm tiền cho nền kinh tế của Ngân hàng nhà nước cũng không cải thiện được tình hình. Do người dân hoặc doanh nghiệp không có niềm tin và nhu cầu để gia tăng các khoản vay trong bối cảnh suy thoái kinh tế dù lãi suất đang thấp và các ngân hàng thương mại cũng không muốn tăng nợ xấu.
- Giảm phát xảy ra: Khi xuất hiện bẫy thanh khoản, lãi suất danh nghĩa tiến dần về 0, nguồn cung tiền không thể chuyển thành nguồn cho đầu tư. Chính sách tiền tệ mất đi tác dụng vốn có, người dân trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu. Lúc này, lượng cầu trong kinh tế cũng giảm, dẫn tới hiện tượng giảm phát.
7.2. Có những rủi ro thanh khoản tài chính nào?
Rủi ro thanh khoản là nguy cơ không thể thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán trong thời gian dài, gây hậu quả nghiêm trọng đến các chủ thể trong nền kinh tế:
- Đối với ngân hàng: Không đủ khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra thành tiền, hay không có khả năng vay mượn thêm để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thanh toán;
- Đối với doanh nghiệp: Không thể thanh toán được các khoản nợ từ nhà cung cấp, khoản vay ngân hàng và những khoản nợ phát sinh, tính cả trong ngắn và dài hạn;
- Đối với nhà đầu tư: Mất nhiều thời gian và chi phí để thu hồi vốn đầu tư hoặc đang sở hữu một tài sản (chứng khoán hoặc tiền điện tử) khó tìm được người mua hoặc giá trị bán ra đang bị giảm.
7.3. Giải pháp giúp hạn chế mắc bẫy thanh khoản tài chính
Một số giải pháp giúp bạn hạn chế mắc bẫy thanh khoản:
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Nhà đầu tư nên chọn nhiều mã cổ phiếu của các công ty thuộc các ngành khác nhau hoặc các đồng tiền ảo khác để giảm rủi ro;
- Nên đầu tư dài hạn: Khác với nhóm nhà đầu tư đầu cơ, lướt sóng; với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì đây là phương pháp được ưu tiên lựa chọn.
- Theo dõi thông tin và các biến động thị trường: Luôn theo dõi thông tin, biến động thị trường và phân tích những thông tin đó để dự đoán, cập nhật để có thể ra những quyết định đầu tư kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có.
8. So sánh tính thanh khoản của thị trường tiền điện và thị trường chứng khoán? Nên đầu tư vào đâu tốt hơn?
8.1. So sánh cơ bản giữa thị trường chứng khoán và tiền điện tử ?
Như đã đề cập phía trên, thị trường tiền điện tử và chứng khoán có nhiều đặc điểm giống nhau. Cả hai đều tài sản đầu tư có độ biến động về giá trị cao, việc mua đi bán lại các sản phẩm trên đều mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Trước khi lựa chọn một trong hai hình thức crypto và chứng khoán, bạn có thể cân nhắc tham khảo 3 yếu tố mà ONUS đánh giá dưới đây:
Yếu tố đánh giá |
Đầu tư Crypto |
Đầu tư chứng khoán |
Khẩu vị rủi ro |
Yêu thích sự mạo hiểm |
Ưu tiên sự an toàn |
Quỹ thời gian đầu tư |
Dành nhiều thời gian cho hoạt động đầu tư |
Quỹ thời gian dành cho đầu tư hạn chế |
Vốn đầu tư |
Bất kỳ số vốn nào |
Vốn đầu tư nhất định |
8.2. Mức sinh lời giữa thị trường tiền điện tử và chứng khoán
So với các sản phẩm chứng khoán, giá trị các đồng coin có sự biến động lớn hơn rất nhiều. Không thiếu trường hợp giá trị tiền điện tử tăng từ 50% – 100% chỉ sau vài tuần.
Ví dụ như giá đồng Bitcoin đã trở lại sàn thương mại tiền điện tử một cách ngoạn mục:
- Ngày 23/01/2024, 1 BTC tương đương 38,613 USD. Nhưng điều khiến cộng đồng nhà đầu tư choáng ngợp khi giá BTC tăng chóng mặt trong 35 ngày sau đó, với mức tăng 50%, đạt mức 57,120.000 USD/BTC.
- Tới phiên giao dịch ngày 27/02/2024, thị trường tiền điện tử ghi nhận cú nhảy vọt ấn tượng của đồng Bitcoin khi tăng 12,04% chỉ sau 1 đêm. Điều đó có nghĩa, nếu bạn sở hữu 0,19615
- Bitcoin vào ngày 26/02, tương đương 10,000 USD thì khoản lãi của bạn sau 8 tiếng là 1,204 USD.
Với thị trường tiền điện tử, có nhiều loại coin lớn như Bitcoin, Ethereum… sở hữu khối lượng giao dịch lớn, tính thanh khoản ổn định.
Đầu tư cổ phiếu luôn được xem là kênh đầu tư có giá trị sinh lời cùng với mức độ an toàn cao hơn so với Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử Crypto nói chung. Tuy nhiên, nếu chấp nhận được rủi ro thì khả năng sinh lời cao của thị trường Crypto hiện giờ vẫn hấp dẫn nhiều nhà đầu tư mạo hiểm.
Tổng kết
Nhìn chung, thanh khoản là một đặc điểm quan trọng trong nền kinh tế. Đảm bảo tính thanh khoản luôn là một mục tiêu đối với các nhà hoạch định kinh tế. Hiểu được tính thanh khoản của thị trường sẽ là một công cụ hỗ trợ rất lớn cho việc đầu tư của bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, các nhà đầu tư đã có một cái nhìn chi tiết hơn về thanh khoản, tính thanh khoản của cổ phiếu và những yếu tố tác động đến tính thanh khoản trên thị trường. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất.
Hãy tải App ONUS ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư tiền ảo của bạn một cách uy tín và an toàn!