So sánh Arbitrum và Optimism – Ai chiến thắng cuộc đua Layer 2

KEY TAKEAWAYS:
Layer 2 tập trung vào việc tăng tốc độ giao dịch và giảm chi phí, đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo mật và phi tập trung vốn có của blockchain.
Arbitrum có độ tương thích tốt hơn với EVM, giúp việc di chuyển dự án từ Ethereum sang dễ dàng hơn Optimism.
Cả hai mạng lưới đều sử dụng phương pháp Optimistic Rollup, nghĩa là hầu hết các giao dịch được xử lý ngoài chuỗi trong khi vẫn duy trì mức độ bảo mật cao thông qua các điểm kiểm tra định kỳ trên mainnet Ethereum.

​​Arbitrum và Optimism là hai cái tên nổi bật nhất trong lĩnh vực giải pháp mở rộng Layer 2 cho Ethereum. Cùng chung mục tiêu giải quyết vấn đề tắc nghẽn và chi phí cao trên Ethereum, hai dự án này lại sở hữu những chiến lược phát triển khác biệt. Cùng tìm hiểu và so sánh 2 mạng lưới Arbitrum và Optimism qua bài viết này.

1. Tìm hiểu về Layer 2

Nền tảng blockchain Layer 1, dù sở hữu tính bảo mật và phi tập trung tuyệt vời, vẫn gặp phải vấn đề về khả năng mở rộng. Việc xử lý lượng giao dịch lớn có thể dẫn đến tắc nghẽn mạng, tăng phí giao dịch và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Vì vậy, Layer 2 ra đời như một giải pháp được thiết kế để bổ sung cho Layer 1, Layer 2 tập trung vào việc tăng tốc độ giao dịch và giảm chi phí, đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo mật và phi tập trung vốn có của blockchain.

Ưu điểm của Layer 2:

  • Phí giao dịch thấp hơn: Nhờ kết hợp nhiều giao dịch ngoài chuỗi thành một giao dịch Layer 1 duy nhất, Layer 2 giúp giảm tải dữ liệu và chi phí cho người dùng.
  • Tốc độ giao dịch nhanh hơn: Khả năng xử lý song song nhiều giao dịch trên Layer 2 giúp tăng tốc độ xử lý, mang đến trải nghiệm mượt mà cho người dùng.
  • Khả năng mở rộng: Layer 2 có thể mở rộng quy mô mạng lưới một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.

2. Tổng quan về Arbitrum 

2.1. Arbitrum là gì? 

Arbitrum là gì?
Arbitrum là gì?

Arbitrum được tích hợp hoàn toàn với Ethereum, tương thích với các hợp đồng thông minh và DApp hiện có của mạng. Arbitrum One và Arbitrum Nova là hai blockchain riêng biệt của mạng lưới Arbitrum, được phát triển với công nghệ khác nhau và sử dụng với mục đích khác nhau.

Arbitrum được tích hợp hoàn toàn với Ethereum, tương thích với các hợp đồng thông minh và DApp hiện có của mạng. Arbitrum One và Arbitrum Nova là hai blockchain riêng biệt của mạng lưới Arbitrum, được phát triển với công nghệ khác nhau và sử dụng với mục đích khác nhau.

2.2. Những đặc điểm nổi bật của Arbitrum

Là một nền tảng Optimistic Rollup, Arbitrum mang đến khả năng xử lý giao dịch nhanh hơn từ 10 đến 100 lần so với Ethereum, đồng thời giảm thiểu đáng kể phí gas cho người dùng. Dưới đây là những đặc trưng của Arbitrum:

  • Bảo mật tuyệt đối, phi tập trung: Arbitrum kế thừa tính bảo mật và phi tập trung từ Ethereum. Nhờ vậy, các giao dịch được đồng thuận và lưu trữ trên Ethereum, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài sản của người dùng.
  • Khả năng tương thích cao: Arbitrum có mức độ tương thích cao với EVM (Ethereum Virtual Machine). Nhờ vậy, các nhà phát triển có thể dễ dàng di chuyển và phát triển sản phẩm của mình từ Ethereum hoặc các EVM Blockchain khác sang Arbitrum. Offchain Labs cũng đã mở rộng EVM thành EVM+, hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ lập trình mới như Rust hay C++.
  • Đa dạng sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu: Offchain Labs cam kết hỗ trợ tất cả các dự án với những nhu cầu khác nhau từ Gaming, DeFi tới Trading. Các sản phẩm nổi bật của Arbitrum bao gồm: Arbitrum Stylust, Arbitrum Nova, Arbitrum Orbit

3. Tổng quan về Optimism

3.1. Optimism là gì?

Optimism là gì?
Optimism là gì?

Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, Optimism có thể xử lý giao dịch nhanh hơn nhiều so với Ethereum, đồng thời giảm đáng kể phí gas, mang đến trải nghiệm mượt mà và tiết kiệm hơn cho người dùng.

Hiện tại, Optimism đã được áp dụng bởi nhiều dự án nổi tiếng như Coinbase, Magi, Combo Network,… Đây là minh chứng cho sự tin tưởng và đánh giá cao của cộng đồng blockchain đối với Optimism. Hệ sinh thái đa dạng này hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, mang đến nhiều lợi ích cho người dùng.

3.2. Những đặc điểm nổi bật của Optimism

Optimism có 4 đặc trưng nổi bật sau: 

  • Tăng tốc giao dịch, giảm thiểu chi phí: Optimism ứng dụng công nghệ Optimistic Rollup tiên tiến, kết hợp nhiều giao dịch thành một, mang đến tốc độ xử lý nhanh chóng, độ trễ thấp và giảm thiểu đáng kể phí gas. So với Ethereum hiện tại, Optimism có thể giảm phí gas đến 100 lần, giúp người dùng trải nghiệm giao dịch mượt mà và tiết kiệm hơn.
  • Mở rộng tiềm năng, tối ưu hóa hiệu quả: Với nền tảng OVM (Optimistic Virtual Machine), Optimism tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng dụng phi tập trung (dApps) trên Ethereum chuyển đổi sang hệ sinh thái Optimism một cách dễ dàng, chỉ với vài thay đổi nhỏ về mã code. Nhờ vậy, Optimism mở ra khả năng mở rộng to lớn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các dApps trong tương lai.
  • Bảo mật tối ưu, an tâm sử dụng: Công nghệ tiên tiến của Optimism đảm bảo khả năng mở rộng cho mạng lưới Layer 2 mà vẫn duy trì mức độ bảo mật nghiêm ngặt như trên Ethereum. Người dùng có thể an tâm sử dụng Optimism mà không lo ngại về rủi ro bảo mật.
  • Trải nghiệm người dùng nâng cao: Các dự án mới sử dụng giải pháp mở rộng Layer 2 của Optimism được hưởng lợi từ phí thấp hơn, giao dịch nhanh hơn và trải nghiệm người dùng tổng thể tốt hơn.

4. So sánh Arbitrum và Optimism

Arbitrum và Optimism là hai cái tên thống trị thị trường giải pháp mở rộng Layer 2 cho Ethereum. Cả hai đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng, vậy đâu là nền tảng số 1?

4.1. Những điểm giống nhau của Arbitrum và Optimism

  • Tương thích với Ethereum: Cả Arbitrum và Optimism đều được thiết kế để tương thích với mạng lưới Ethereum. Chúng tận dụng mô hình bảo mật và cơ sở hạ tầng của Ethereum, cho phép các nhà phát triển dễ dàng chuyển các hợp đồng thông minh hiện có sang các giải pháp Layer 2 này.
  • Optimistic Rollups: Cả hai đều sử dụng phương pháp Optimistic Rollup, nghĩa là hầu hết các giao dịch được xử lý ngoài chuỗi trong khi vẫn duy trì mức độ bảo mật cao thông qua các điểm kiểm tra định kỳ trên mainnet Ethereum. Điều này cho phép xử lý giao dịch nhanh hơn và giảm đáng kể phí gas so với việc thực hiện trực tiếp trên mạng Ethereum.
  • Phi tập trung: Cả Arbitrum và Optimism đều ưu tiên tính phi tập trung bằng cách dựa vào một mạng lưới xác thực viên đảm bảo tính chính xác của các giao dịch ngoài chuỗi trước khi gửi chúng lên mainnet Ethereum để thanh toán cuối cùng. Quy trình xác thực phân tán này đảm bảo rằng không có một thực thể nào kiểm soát hoàn toàn hệ thống.

4.2. Những điểm khác nhau về công nghệ

Cả Arbitrum và Optimism đều là những giải pháp mở rộng Layer 2 nổi bật sử dụng công nghệ Optimistic Rollup. Tuy nhiên, hai nền tảng này có một số điểm khác biệt quan trọng về cách thức hoạt động, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng, bảo mật và sự phát triển hệ sinh thái.

Cách thức hoạt động:

  • Optimism: Sử dụng phương pháp re-execute transaction để giải quyết tranh chấp, đảm bảo khả năng mở rộng cao.
  • Arbitrum: Áp dụng multi-round rollup, chia nhỏ tranh chấp và giải quyết on-chain, tập trung vào bảo mật mạng lưới.

Khả năng tương thích EVM: Arbitrum có độ tương thích tốt hơn với EVM, giúp việc di chuyển dự án từ Ethereum sang dễ dàng hơn Optimism.

Lịch sử nâng cấp:

  • Optimism: Chỉ trải qua một lần nâng cấp Bedrock, tập trung vào Superchain.
  • Arbitrum: Nâng cấp liên tục: Arbitrum One -> Nitro -> Stylus, ra mắt Arbitrum Nova và Orbit.

4.3. Về vấn đề bảo mật

Cả Arbitrum và Optimism đều sử dụng Fraud Proofs để bảo mật mạng lưới. Tuy nhiên, hai dự án này có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề bảo mật khác nhau, dẫn đến mức độ bảo mật và hiệu quả sử dụng vốn khác nhau.

  • Optimism: Ưu tiên bảo mật mạng lưới. Đặt nhiều dữ liệu trên Layer 1 và áp dụng thời hạn rút tiền dài hơn. Điều này khiến cho việc tấn công 51% tốn nhiều chi phí hơn, nâng cao độ an toàn cho mạng lưới.
  • Arbitrum: Arbitrum đặt ít dữ liệu trên Layer 1 và rút ngắn thời gian rút tiền. Việc này giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài sản nhưng có thể khiến mạng lưới dễ bị tấn công hơn.

Có thể thấy về vấn đề bảo mật Optimism đang chiếm ưu thế hơn so với Arbitrum.

4.4. Về tốc độ và khả năng xử lý thông tin 

Cả Arbitrum và Optimism đều mang đến những cải tiến vượt bậc về tốc độ và khả năng xử lý dữ liệu so với mạng chính Ethereum. Giao dịch trên các giải pháp Layer 2 này có thể được xử lý nhanh hơn nhiều nhờ sử dụng chuỗi phụ (sidechain) hoặc công nghệ rollup. Điều này cho phép xử lý nhiều giao dịch hơn trên mỗi giây (TPS), giúp người dùng thực hiện giao dịch nhanh chóng và hiệu quả.

4.5. Phí giao dịch

Phí giao dịch là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn giải pháp Layer 2 phù hợp. Dưới đây là so sánh chi tiết về phí giao dịch của Arbitrum và Optimism:

Các loại phí trên Arbitrum bao gồm: phí Gas, phí tạo tài khoản mới trên Arbitrum One. Người dùng sẽ cần trả phí bằng ETH khi giao dịch trên Aribitrum. Mức phí sẽ biến động theo nhu cầu mạng lưới, thường thấp hơn Ethereum và trong khoảng $0.2 – $1.

Các loại phí  Optimism bao gồm: phí Gas, phí Sequencer (phí trả cho Sequencer, đơn vị chịu trách nhiệm sắp xếp và đóng gói giao dịch). Người dùng có thể thanh toán bằng ETH và OP (token Optimism). Phí Gas trên Optimism biến động theo nhu cầu mạng lưới, thường thấp hơn Ethereum. Ngoài ra, phí Sequencer trên Optimism vào khoảng 0.05% giá trị giao dịch.

4.6. Về hệ sinh thái

Hệ sinh thái:

  • Tổng giá trị bị khóa (TVL): Arbitrum cao hơn Optimism (2,64 tỷ USD so với 780 triệu USD).
  • Số lượng dự án: Arbitrum có nhiều dự án, dApps hơn so với Optimism
TVL của Arbitrum và Optimism
TVL của Arbitrum và Optimism theo DefiLlama

Theo phân tích của Blockcrunch về hai hệ sinh thái, tổng giá trị bị khóa (TVL) của Arbitrum ít phụ thuộc vào một lĩnh vực cụ thể hơn so với Optimism. Gần 30% TVL của Arbitrum đến từ giao dịch phái sinh và 22% từ các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Trong khi đó, DEX chiếm gần 42% TVL trên Optimism, với chỉ khoảng 17% đến từ giao dịch phái sinh.

Điều này cho thấy hệ sinh thái của Arbitrum phân bổ rủi ro tốt hơn, không phụ thuộc quá nhiều vào một lĩnh vực duy nhất. Ngược lại, Optimism có vẻ tập trung hơn vào thị trường DEX, tiềm ẩn rủi ro cao hơn nếu thị trường này biến động mạnh.

Dự án nổi bật:

  • Arbitrum: GMX (sàn giao dịch phi tập trung), Curve Finance (AMM)
  • Optimism: Synthetix (tài sản tổng hợp), Uniswap, Perpetual Protocol, Curve Finance

5.  ARB Token và OP Coin

5.1. ARB

ARB là token gốc của Arbitrum. Token này không có chức năng trả phí giao dịch trên Arbitrum One.

  • Tên: Arbitrum
  • Ký hiệu: ARB
  • Nền tảng: Arbitrum
  • Loại: Governance
  • Tổng cung: 10,000,000,000 ARB
  • Cung lưu hành: 1,275,000,000 ARB

Xem thêm:

5.2. OP

OP Coin (OP) là token quản trị của Optimism, được sử dụng để staking, tham gia quản trị, thanh toán phí giao dịch và nhận phần thưởng airdrop.

  • Ký hiệu: OP
  • Tên Token: OPTIMISM
  • Nền tảng: Optimism
  • Cung lưu hành: 957,378,568 OP
  • Tổng cung: 4,290,000,000 OP

Xem thêm:

Hiện nay, Arbitrum (ARB) và OPTIMISM (OP)  đang được hỗ trợ trên ứng dụng ONUS, cho phép người dùng thực hiện các tính năng sau:

  • Giao dịch Off-chain: Gửi, nhận tài sản với người dùng khác trên cùng hệ thống.
  • Nạp On-chain: Nhận ARB/OP chuyển từ các nền tảng khác về ứng dụng ONUS thông qua mạng lưới hỗ trợ
  • Quy Đổi: Thực hiện quy đổi từ VNDC hoặc USDT sang ARB/OP và ngược lại.

 

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Trên Arbitrum trả phí giao dịch bằng gì?

Người dùng sẽ cần trả phí bằng ETH khi giao dịch trên Aribitrum.

Nền tảng nào bảo mật tốt hơn? Arbitrum hay Optimism?

Cả Arbitrum và Optimism đều sử dụng Fraud Proofs để bảo mật mạng lưới. Tuy nhiên, hai dự án này có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề bảo mật khác nhau, dẫn đến mức độ bảo mật và hiệu quả sử dụng vốn khác nhau.

Cụ thể: 

  • Optimism: Ưu tiên bảo mật mạng lưới. Đặt nhiều dữ liệu trên Layer 1 và áp dụng thời hạn rút tiền dài hơn.
  • Arbitrum: Đặt ít dữ liệu trên Layer 1 và rút ngắn thời gian rút tiền. Việc này giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài sản nhưng có thể khiến mạng lưới dễ bị tấn công hơn.

Có thể thấy về vấn đề bảo mật Optimism đang chiếm ưu thế hơn so với Arbitrum.

SHARES
Bài viết liên quan