Thị trường chứng khoán 2024: Hướng dẫn từ A đến Z chi tiết

KEY TAKEAWAYS:
Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,...
Có hai loại thị trường: thị trường sơ cấp (phát hành chứng khoán lần đầu) và thị trường thứ cấp (giao dịch chứng khoán đã được phát hành).
Cổ phiếu: Đại diện cho quyền sở hữu một phần vốn của doanh nghiệp, mang lại lợi nhuận thông qua cổ tức và tăng giá cổ phiếu.
Trái phiếu: Là công cụ nợ, mang lại lợi nhuận cố định thông qua lãi suất.
Chứng khoán phái sinh: Hợp đồng mua bán tài sản cơ sở trong tương lai, giúp phòng ngừa rủi ro và kiếm lợi từ biến động giá.
Chứng chỉ quỹ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu một phần vốn góp trong quỹ đầu tư, được quản lý bởi các chuyên gia.
Chứng quyền đảm bảo: Hợp đồng quyền chọn mua/bán chứng khoán cơ sở, mang lại đòn bẩy cao và khả năng sinh lời lớn.
Cổ phiếu được dự đoán là tâm điểm đầu tư với nhiều yếu tố hỗ trợ, nhất là nhóm ngành chứng khoán.
Chứng khoán có biên độ giao động nhỏ (tăng tối đa 7-20%/phiên), trong khi Crypto có thể tăng vọt hơn 50%/ngày.
Crypto có thể mang lại lợi nhuận nhanh chóng, nhưng rủi ro cao hơn so với chứng khoán.

Tổng quan về các sản phẩm của thị trường chứng khoán Việt Nam – Tâm điểm đầu tư năm 2024

  • Bạn đang có ý định đầu tư chứng khoán? 
  • Bạn là người mới bước chân vào thị trường chứng khoán? 
  • Bạn chưa hiểu rõ về các sản phẩm đầu tư và chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này? 
  • Bạn muốn hạn chế rủi ro thua lỗ một cách tối ưu và đang tìm kiếm bí quyết sinh lời? 

Bài viết này dành riêng cho bạn với các điểm nổi bật sau:

  1.  5 loại sản phẩm của thị trường chứng khoán phổ biến nhất hiện nay là gì?
  2. Phương án đầu tư sinh lời hiệu quả cho từng loại sản phẩm và các hình thức đầu tư tiềm năng khác?

Hãy sẵn sàng cho hành trình chinh phục tăng sinh lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán đầy hứa hẹn cùng ONUS nhé.

1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 

1.1. Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán đang là kênh đầu tư tài chính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trải qua nhiều năm vận hành và phát triển thì hiện nay, đây vẫn luôn là kênh đầu tư được nhà nước chú trọng nhiều nhất.

Về cơ bản và dễ hiểu nhất, thị trường chứng khoán là nơi các hoạt động về tài chính diễn ra như phát hành, giao dịch, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán, đơn vị tài chính diễn ra. 

Hàng hóa được giao dịch trên thị trường chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, được hiểu là quyền sở hữu về tư bản. 

Thị trường chứng khoán được phân loại thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:

  • Thị trường sơ cấp: Nơi chứng khoán được phát hành lần đầu tiên để thu hút nguồn vốn đầu tư;
  • Thị trường thứ cấp: Nơi chứng khoán đã được phát hành được giao dịch giữa các nhà đầu tư với nhau;

Chứng khoán là sản phẩm tài chính bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và một số công cụ tài chính trung và dài hạn khác, được phát hành để huy động vốn cho các doanh nghiệp và chính phủ. 

thị trường chứng khoán là gìNhư vậy, bản chất khái niệm thị trường chứng khoán là nơi giải quyết nhu cầu huy động, sử dụng nguồn vốn cho các doanh nghiệp nói ṛiêng và nền kinh tế thị trường nói chung. 

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết 5 loại sản phẩm đầu tư tại thị trường chứng khoán bạn ko nên bỏ qua

Có thể bạn quan tâm: Thị trường Crypto là gì? Sinh lời nhanh chóng khi đầu tư crypto cùng ONUS 

1.2. So sánh giữa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam 

Việc đầu tư vào các sản phẩm của thị trường chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ quỹ tốt hơn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như mục tiêu đầu tư của bạn, mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận được và kiến thức của bạn về thị trường chứng khoán.

Nếu bạn có sự hiểu biết sâu rộng và khả năng phân tích thị trường tốt, thì nên đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh hay các sản phẩm khác của thị trường. Ngược lại, nếu bạn chưa đủ khả năng phân tích thị trường, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn muốn đầu tư thì lựa chọn đầu tư vào chứng chỉ quỹ để được các quản lý chuyên nghiệp giúp đỡ và Nhà đầu tư có thể tìm hiểu sâu hơn về thị trường.

Vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn cho mình một sản phẩm chứng khoán để đầu tư, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về các loại chứng khoán này, như bảng so sánh mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

 

CỔ PHIẾU 

TRÁI PHIẾU  

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 

CHỨNG CHỈ QUỸ/ETF

CHỨNG QUYỀN ĐẢM BẢO(CW)

Xu hướng đầu tư

Đầu tư – nắm giữ tài sản là chứng khoán vốn

Đầu tư – nắm giữ tài sản là chứng khoán nợ 

Đầu cơ – Tham chiếu theo chỉ số cơ sở (VN30) và giúp Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro 

Đầu tư – tham chiếu theo rổ chứng khoán cơ sở 

Đầu cơ – tham chiếu theo giá chứng khoán cơ sở và giúp Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro

Mức hiểu biết chuyên sâu

Cao

Trung bình 

Cao 

Thấp 

Cao 

Thanh khoản 

Cao

Thấp

Cao 

Thấp 

Thấp 

Đòn bẩy 

Trung bình 

Không 

Cao 

Trung bình 

Rất cao 

Thời gian sở hữu 

Không giới hạn 

Tối đã đến ngày đáo hạn

Tối đa đến ngày đáo hạn 

Không giới hạn 

Tối đa đến ngày đáo hạn 

Thời gian thanh toán 

Sau 2 ngày (T+2)

Sau 1 ngày (T+1)

Ngay lập tức (T+0)

Sau 2 ngày (T+2)

Ngay lập tức (T+0)

Biến động giá

Không giới hạn 

Không 

Cao 

Thấp 

Thấp

Khả năng sinh lời

Trung bình 

Thấp

Cao 

Trung bình 

Trung bình

Quyền tự tự do quyết định của Nhà đầu tư 

Có 

Có 

Cao 

Không 

Không 

Rủi ro thanh toán 

Rủi ro từ doanh nghiệp phá sản 

Rủi ro từ doanh nghiệp phá sản

Trung tâm bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán 

Rủi ro từ doanh nghiệp phá sản

Rủi ro khi tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán 

Bảng so sánh giữa các sản phẩm đầu tư trên thị trường chứng khoán. 

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và phân tích rõ hơn về khái niệm cũng như cách hoạt động của 05 sản phẩm đầu tư chính trên thị trường chứng khoán. Sau khi xem xong, bạn có thể quyết định lựa chọn phương thức đầu tư, tối ưu nguồn vốn đầu tư và gia tăng lợi nhuận, cũng như giảm thiểu rủi ro trong hành trình đầu tư của mình

2. Các sản phẩm của thị trường chứng khoán Việt Nam

Theo định nghĩa trong Luật Chứng khoán, sản phẩm của thị trường chứng khoán là các tài sản bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh(CKPS), chứng chỉ quỹ(CCQ) và chứng quyền đảm bảo (CW). Những loại tài sản này có điểm chung là một bằng chứng xác nhận sở hữu hợp pháp của người sở hữu(Nhà đầu tư) đối với tài sản của doanh nghiệp đã phát hành. Bảng so sánh sản phẩm chứng khoán

2.1. Cổ phiếu

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác định quyền và lợi ích hợp pháp của Người sở hữu (Nhà đầu tư) cổ phiếu đối với một phần vốn của tổ chức phát hành cổ phiếu (công ty và doanh nghiệp). Người sở hữu cổ phiếu được hưởng cổ tức tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đó.

Cổ phiếu được coi là sản phẩm riêng của công ty cổ phần phát hành ra nó, đại diện cho một phần vốn điều lệ của công ty đó. 

Hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành hai dạng cổ phiếu:

  • Cổ phiếu thường: 
  • Quyền trong quản lý và kiểm soát doanh nghiệp: Cổ đông có quyền tham gia bỏ phiếu, ứng cử vào Hội đồng quản trị, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
  • Quyền đối với tài sản của doanh nghiệp: Cổ đông được quyền nhận phần lợi nhuận của doanh nghiệp chia cho cổ đông hàng năm dưới hình thức cổ tức. Trong trường hợp, doanh nghiệp phá sản hay giải thể, cổ đông được quyền nhận một phần giá trị còn lại của doanh nghiệp (sau khi đã thanh toán các khoản nợ, các chi phí và thanh toán cho cổ đông ưu đãi).
  • Quyền chuyển nhượng cổ phần sở hữu: Cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần cho người khác bằng cách bán lại trên thị trường chứng khoán. Ngoài các quyền lợi nêu trên, cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường còn có thể hưởng những quyền khác như: quyền được ưu tiên mua cổ phiếu mới do doanh nghiệp phát hành…
  • Cổ phiếu ưu đãi: 
  • Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý doanh nghiệp: Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được hưởng 1 mức cổ tức cố định, xác định trước, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ đông ưu đãi còn được nhận cổ tức trước cổ đông thường. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể, cổ đông ưu đãi được nhận những gì còn lại của doanh nghiệp trước các cổ đông thường.
  • Không được hưởng quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, cũng như thông qua các vấn đề quan trọng trong quản lý doanh nghiệp.
  • Cổ phiếu ưu đãi có thể được phép chuyển đổi thành cổ phiếu thường, nhưng cổ phiếu thường thì không được phép chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi.

Để hiểu rõ và chi tiết hơn về các loại hình đầu tư này dành cho ai, lợi ích là gì, những điểm nổi bật của từng loại hãy cùng ONUS khám phá ở phần 2 nhé

2.2. Trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu. Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cho tổ chức phát hành vay một mức vốn( tương ứng với mệnh giá của trái phiếu) và nhận được khoản lãi định kỳ theo tỷ lệ lãi suất nhất định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành.

Trái phiếu có xác định khoảng thời gian cụ thể và công ty phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản cho vay bạn đầu khi nó đáo hạn. Và vì trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty, doanh nghiệp bị giải thể/ phá sản thì Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước.

Vậy những công ty hay tổ chức nào có thể phát hành trái phiếu trên thị trường? Trên thị trường chứng khoán hiện nay, các chủ thể có thể phát hành trái phiếu gồm:

  • Doanh nghiệp: Trái phiếu doanh nghiệp;
  • Chính phủ: Công trái hay trái phiếu chính phủ;
  • Kho bạc nhà nước: Trái phiếu kho bạc.  

Một số thuật ngữ liên quan tới trái phiếu: 

  • Trái chủ: Là người sở hữu trái phiếu(người cho tổ chức phát hành trái phiếu vay);
  • Mệnh giá trái phiếu: Là giá trị được ghi trên trái phiếu(tương ứng với số vốn gốc);
  • Giá phát hành trái phiếu: là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá trái phiếu phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm(%) của mệnh giá;
  • Giá trái phiếu: Là mức giao dịch, mua và bán trái phiếu trên thị trường vào một thời điểm xác định;
  • Kỳ hạn trái phiếu: Là thời gian được tính từ lúc trái phiếu được phát hành cho đến khi đáo hạn; theo đó ngày đáo hạn là ngày mà tổ chức phát hành phải mua lại trái phiếu;
  • Lãi suất trái phiếu: Là loại lãi suất của tổ chức phát hành cam kết hoàn trả cho trái chủ(nhà đầu tư). Lãi suất trái phiếu có thể là thả nổi hoặc cố định, được trả theo kỳ hạn và có quy định rõ ràng trong bản cáo bạch trái phiếu.

Các loại trái phiếu trên thị trường chứng khoán

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau trên thị trường bao gồm trái phiếu được niêm yết và trái phiếu không niêm yết(trái phiếu OTC) trên các sàn giao dịch:

  • Trái phiếu niêm yết: Là các trái phiếu được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán(VSD) và được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tập chung như HOSE hoặc HNX. Các giao dịch trái phiếu sẽ tuân theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán niêm yết.
  • Trái phiếu không niêm yết (trái phiếu OTC): Là các trái phiếu được giao dịch trên thị trường phi tập trung và việc giao dịch trái phiếu được tiến hành dựa trên thỏa thuận giữa các nhà đầu tư với nhau theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”

2.3. Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh, hay có tên khác là hợp đồng tương lai là thỏa thuận mua bán giữa người mua và người bán tại một thời điểm nhất định trong tương lai, giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở được xác định trước. Chứng khoán phái sinh thường được phân loại căn cứ vào tài làm cơ sở, ví dụ như: hàng hóa cơ bản (nông sản, kim loại, vàng, bạc, vật tư,…); tiền tệ; chỉ số cổ phiếu; trái phiếu;… cho hợp đồng.

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:

  • Hợp đồng kỳ hạn;
  • Hợp đồng tương lai;
  • Hợp đồng quyền chọn;
  • Hợp đồng hoán đổi.

Trong đó, hợp đồng tương lai sẽ là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, cụ thể Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu (VN30 và HNX30) và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ(kỳ hạn 5 năm). 

Đối với VN30 và HNX30, Nhà đầu tư có thể tham gia với hai vị thế mua (long) hoặc bán (short):

  • Nếu thị trường giảm, Nhà đầu tư tham gia vị thế mua sẽ lỗ, và với vị thế bán sẽ sinh lãi;
  • Nếu thị trường tăng, Nhà đầu tư tham gia vị thế mua sẽ có lãi, và với vị thế bán sẽ lỗ.

Vậy tại sao Hợp đồng tương lai (VN30) được coi là chỉ số cơ sở?

  • Chỉ số VN30 được tính dựa trên rổ 30 cổ phiếu có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất trên sàn HOSE;
  • NV30 phản ánh biến động giá chứng khoán chính xác hơn so với VNIndex;
  • Giá trị giao dịch của các mã thuộc VN30 chiếm phần lớn giao dịch chứng khoán trên Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam;
  • Phản ánh cung cầu thực và ít bị nhiễu động bởi thị trường;
  • VN30 được đánh giá lại mỗi 6 tháng một lần nên sẽ loại bỏ các mã Cổ phiếu có diễn biến tiêu cực.

Lợi ích của chứng khoán phái sinh đối với nhà đầu tư nói riêng và thị trường nói chung:

  • Hiệu ứng đòn bẩy cao nhưng không phải vay;
  • Hưởng lợi hai chiều khi nhà đầu tư có thể mua (long) khi VN30 tăng hoặc bán khống (short) khi VN30 giảm, đây là điều thị trường cơ sở chưa cho phép;
  • Chốt lãi/cắt lỗ ngay trong ngày giao dịch (T+0).

Có thể bạn quan tâm: Phái sinh tiền điện tử là gì? Nên đầu tư đồng coin phái sinh nào?

2.4. Chứng chỉ quỹ ETF

Chứng chỉ quỹ là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một phần vốn góp trong quỹ đại chúng của Nhà đầu tư. Trong đó, quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của các Nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc nhiều dạng tài sản đầu tư khác.

Bản chất của hoạt động đầu tư chứng chỉ quỹ là việc ủy thác vốn cho chuyên gia của các công ty tài chính. Tức là bạn chỉ cần “chọn mặt gửi vàng” cho một công ty đầu tư uy tín trên thị trường và chuyển tiền đầu tư, công ty nhận được ủy thác sẽ hỗ trợ cho các nhà đầu tư. Đặc điểm này sẽ giúp ích rất nhiều cho các Nhà đầu tư không có nhiều kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng thu được lợi nhuận và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm.

Ưu điểm của chứng chỉ quỹ là gì?

  • Lợi nhuận gia tăng và rủi ro giảm thiểu nhờ việc linh hoạt phân bổ và cơ cấu vốn vào nhiều công cụ tài chính hoặc nhiều dạng tài sản đầu tư khác nhau trên thị trường;
  • Giảm phí giao dịch bao gồm chi phí giao dịch nhiều loại tài sản khác nhau, chi phí tìm kiếm thông tin,…;
  • Tính chuyên nghiệp cao do được quản lý bởi các Công ty quản lý quỹ tài chính, với đội ngũ chuyên gia tài chính có trình độ và kinh nghiệm đầu tư lâu năm;
  • Một số loại hình thức được miễn hoặc chịu thuế thấp hơn so với việc đầu tư trực tiếp.

Hiện nay, có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư căn cứ theo các tiêu chí khác nhau, nhưng về cơ bản quỹ đầu tư có thể phân ra thành 3 loại chính:

  • Quỹ đầu tư theo nguồn huy động vốn: Là quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng) và Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên);
  • Quỹ đầu tư theo cấu trúc vận động vốn: Là quỹ đóng và quỹ mở;
  • Quỹ đầu tư theo cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ: Là các quỹ đầu tư dạng công ty và quỹ đầu tư dạng hợp đồng; 

2.5. Chứng quyền đảm bảo (CW) 

Chứng quyền có đảm bảo đúng như tên gọi, là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành và có đặc điểm tương tự như một hợp đồng quyền chọn. Chứng quyền đảm bảo cho phép người sở hữu có quyền mua (chứng quyền mua) chứng khoán cơ sở tại một mức giá được xác định (giá thực hiện) tại một thời điểm được ấn định trước (ngày đáo hạn) tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 02 năm.

Mỗi chứng quyền luôn gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở và có 1 tỷ lệ chuyển đổi để làm căn cứ xác định lãi/lỗ vào ngày đáo hạn. Các chứng khoán cơ sở này thường thuộc rổ VN30.

Lợi ích của Nhà đầu tư khi nắm giữ CW:

  • Tỷ suất sinh lời cao: So với cổ phiếu, Chứng quyền đảm bảo (CW) là sản phẩm đòn bẩy cao nên nhà đầu tư chỉ cần bỏ số vốn nhỏ đã có thể đạt trạng thái tương tự như khi đầu tư cổ phiếu;
  • Phòng ngừa rủi ro: Không rủi ro call margin như chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh.
  • Dễ dàng tiếp cận: Nhà đầu tư có thể dễ dàng đăng ký mua CW vào thời điểm tổ chức phát hành chào bán tại thị trường sơ cấp hoặc mua trên thị trường thứ cấp sau khi CW được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, Nhà đầu tư không bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu trừ việc không được giao dịch ký quỹ đối với CW.

Trong đầu tư, thời điểm là vô cùng quan trọng. Muốn sinh lời với số vốn đầu tư nhỏ, bạn phải biết chớp thời cơ và đầu tư đúng thời điểm. Vậy trong năm 2024, đâu là tâm điểm đầu tư hiệu quả nhất để sinh lời nhanh và hạn chế rủi ro kinh doanh?

3. Cổ phiếu chứng khoán – tâm điểm của thị trường chứng khoán năm 2024 

Sau một năm 2023 nhiều sự biến động, thì sang năm 2024, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ và phát triển cả về chất và lượng, với nhiều yếu tố hỗ trợ.  

Diễn biến các chỉ số trên sàn HOSE từ đầu năm 2023 đến nay. Nguồn VNEXPRESS. 

Hai tháng quý đầu năm 2024 đánh dấu thị trường chứng khoán đang có sự dịch chuyển liên tục giữa các nhóm ngành, sau ngân hàng hiện nay là nhóm chứng khoán. Không phải ngẫu nhiên cổ phiếu chứng khoán thu hút dòng tiền đầu tư, nhóm này đang sở hữu nhiều động lực hơn so với mặt bằng chung của các thị trường tài chính khác.

Diễn biến chứng khoán 2024

Top 3 chỉ số ngành có sự tăng điểm nhiều nhất trong tháng đầu năm 2024 gồm: chỉ số ngành tài chính (VNFIN) tăng 6,47%; chỉ số ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) tăng 5,49%; chỉ số ngành dịch vụ tiện ích (VNUTI) tăng 1,84%. Bên cạnh đó, các chỉ số ngành giảm điểm nhiều nhất gồm: chỉ số ngành bất động sản (VNREAL) giảm 3,25%; chỉ số ngành năng lượng (VNENE) giảm 2,03%; chỉ số ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (VNCONS) giảm 1,75%.

Trong tháng 01/2024, thị trường cổ phiếu tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng về thanh khoản, thể hiện ở khối lượng giao dịch bình quân đạt 726,2 triệu cổ phiếu/ngày, với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 16.531 tỷ đồng/ngày; tăng lần lượt 4,60% về khối lượng và 3,58% về giá trị so với tháng 12/2023.

Trong tháng đầu năm 2024, theo đà tăng của thị trường cổ phiếu, thanh khoản giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW) cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với khối lượng giao dịch bình quân đạt trên 56,8 triệu CW/ngày, tương ứng giá trị giao dịch bình quân hơn 42,7 tỷ đồng/ngày; tăng lần lượt 20,40% về khối lượng và 42,30% về giá trị so với tháng 12/2023.

Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng đầu năm đạt trên 52.551 tỷ đồng, chiếm hơn 7,22% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua ròng trong tháng với giá trị hơn 1.304 tỷ đồng.

Tính đến hết ngày 31/01/2024, có 628 mã chứng khoán đang niêm yết và giao dịch trên HOSE, gồm 396 mã cổ phiếu, 04 mã chứng chỉ quỹ đóng, 14 mã chứng chỉ quỹ ETF và 214 mã chứng quyền có bảo đảm. Tổng khối lượng chứng khoán niêm yết đạt trên 152,9 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa cổ phiếu trên HOSE đạt hơn 4,7 triệu tỷ đồng, tăng 3,34% so với cuối năm 2023 và chiếm gần 94% tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết toàn thị trường và tương đương 46,06% GDP năm 2023.

 4. Nên đầu tư Chứng khoán hay Crypto, Bitcoin?

Dù được sáng tạo và phát triển sau chứng khoán rất nhiều, nhưng hiện nay với đà tăng mạnh mẽ của Bitcoin thời gian qua đã đưa tiền ảo này vượt qua các tài sản truyền thống như vàng và cổ phiếu về mức độ sinh lời cho các nhà đầu tư tài chính.

4.1. Sự kiện lịch sử: 11 quỹ Bitcoin ETF giao ngay được SEC chấp thuận

Sáng ngày 11/1/2024 (giờ Việt Nam), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã chính thức phê duyệt 11 quỹ Bitcoin ETF giao ngay. Đây là một bước ngoặt lịch sử cho thị trường tiền điện tử, mở ra cánh cửa cho dòng vốn đầu tư khổng lồ từ các quỹ đầu tư lớn trên thế giới.

Sự kiện này mang lại nhiều lợi ích cho thị trường tiền điện tử:

  • Hợp pháp hóa Bitcoin: Việc SEC chấp thuận quỹ Bitcoin ETF giao ngay là một bước tiến lớn trong việc hợp pháp hóa Bitcoin tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
  • Thu hút dòng vốn đầu tư: Quỹ ETF sẽ giúp thu hút dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư truyền thống, những người vốn e ngại đầu tư trực tiếp vào Bitcoin.
  • Tăng thanh khoản: Quỹ ETF sẽ giúp tăng thanh khoản cho thị trường Bitcoin, giúp cho việc mua bán Bitcoin dễ dàng hơn.
  • Nâng cao nhận thức: Việc SEC chấp thuận quỹ Bitcoin ETF sẽ giúp nâng cao nhận thức về Bitcoin và thị trường tiền điện tử.

Dưới đây là một số quỹ Bitcoin ETF giao ngay được SEC chấp thuận:

  • iShares Bitcoin Trust (IBIT) của BlackRock
  • Wise Origin Bitcoin Fund (FBTC) của Fidelity
  • Valkyrie Bitcoin Strategy ETF (BTF)
  • VanEck Bitcoin Strategy ETF (XBTF)
  • ProShares Bitcoin Strategy ETF (BITO)

ETF tại thị trường tiền điện tử khác gì so với chứng khoán?

  • Tài sản cơ sở: ETF chứng khoán đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các tài sản truyền thống khác. Trong khi đó, ETF tiền điện tử đầu tư vào Bitcoin hoặc các loại tiền điện tử khác.
  • Mức độ biến động: Thị trường tiền điện tử thường biến động mạnh hơn thị trường chứng khoán. Do đó, ETF tiền điện tử cũng có thể biến động mạnh hơn ETF chứng khoán.
  • Quy định: Thị trường tiền điện tử vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và chưa được quy định chặt chẽ như thị trường chứng khoán. Do đó, ETF tiền điện tử có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với ETF chứng khoán.

Kết luận:

Việc SEC chấp thuận 11 quỹ Bitcoin ETF giao ngay là một sự kiện lịch sử quan trọng cho thị trường tiền điện tử. Đây là bước ngoặt giúp thu hút dòng vốn đầu tư lớn từ các quỹ đầu tư lớn trên thế giới, góp phần hợp pháp hóa Bitcoin và nâng cao nhận thức về thị trường tiền điện tử. 

Có thể bạn quan tâm: Bitcoin ETF là gì? Vì sao nhiều nhà đầu tư lại mong đợi?

4.2. Cổ phiếu và Bitcoin có gì khác biệt?

Không giống như chứng khoán với biên độ giao động nhỏ (tăng tối đa từ 7 – 20% trong một phiên giao dịch), giá crypto trong ngày có thể tăng vọt trên 50% so với số vốn ban đầu, giúp nhà đầu tư bỏ túi lợi nhuận khủng chỉ sau thời gian ngắn. 

Vậy câu hỏi nhà đầu tư nên tham gia thị trường chứng khoán hay thị trường tiền điện tử Crypto? Cùng tìm hiểu cơ hội cũng như rủi ro của từng thị trường để có lựa chọn đúng đắn nhất nhé.

Ta có thể lấy ví dụ so sánh giữa cổ phiếu và Bitcoin để có thể đánh giá: 

Tiêu chí so sánh

Cổ phiếu

Bitcoin

Quyền sở hữu

Cổ phiếu là bằng chứng xác nhận tính sở hữu hợp pháp của một nhà đầu tư đối với tài sản hoặc cổ phần của công ty phát hành cổ phiếu.

Bitcoin không được coi là một tài sản vì con người không thể kiểm soát theo khả năng, không xác định được thuộc tính.

Tính pháp lý

Được quản lý và kiểm soát từ cơ quan quản lý nhà nước và chịu sự quy định của pháp luật

Trên thế giới đã có nhiều nước công nhận và coi Bitcoin là một đồng tiền có tính pháp lý. Theo luật định Việt Nam vẫn nhiều hạn chế về mặt pháp lý của đồng tiền này. 

Hình thức giao dịch

Giao dịch thông qua các sàn chứng khoán có cơ quan quản lý rõ ràng

Giao dịch mọi lúc mọi nơi qua kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào

Sàn giao dịch

Sàn HOSE

Sàn HNX

Sàn UpCom

Sàn giao dịch tiền mã hóa tập trung và phi tập trung

Thời gian giao dịch

Nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch cổ phiếu từ thứ hai đến thứ sáu. Thời gian mở và đóng cửa thị trường giữa các sàn giao dịch chứng khoán là khác nhau.

Thị trường tiền mã hóa không đóng cửa, Bitcoin có thể được giao dịch mọi lúc qua Internet

Điều kiện phát hành

Phát hành theo luật chứng khoán và quy định của công ty. Một công ty đại chúng có thể phát hành số lượng cổ phiếu tùy theo ý muốn để huy động vốn dưới sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán, các công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu.

Bitcoin có nguồn cung giới hạn ở 21 triệu BTC, điều này giúp chúng trở nên khan hiếm và tăng giá theo từng thời kì

Mức độ an toàn

Đảm bảo an toàn vì được quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước.

Rủi ro tương đối nhưng đã được các tổ chức lớn sử dụng để giao dịch, mua bán như Paypal, Starbucks, Testla, Mastercard

Số tiền đầu tư

Không yêu cầu nhà đầu tư phải bỏ vốn tối thiểu bao nhiêu tiền. Thông thường số tiền đầu tư cổ phiếu sẽ bằng số lượng cổ phiếu nhân với thị giá cổ phiếu mà nhà đầu tư giao dịch tại thời điểm đầu tư. Số lượng cổ phiếu giao dịch tối thiểu sẽ phụ thuộc vào quy định của mỗi sàn

Không quy định, tùy vào mong muốn đầu tư của người chơi

Lựa chọn khi đầu tư

Nhà đầu tư được lựa chọn đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu thuộc nhiều doanh nghiệp, ngành nghề khác nhau

Nhà đầu tư chỉ được đầu tư vào một loại tiền mã hóa duy nhất

 

Có thể thấy, thị trường chứng khoán hay tiền điện tử Crypto đều có những cơ hội và rủi ro nhất định, để gặt hái được thành công dù tham gia thị trường nào nhà đầu tư đều cần tích lũy kiến thức và làm giàu thêm kinh nghiệm của mình về thị trường.

Đầu tư cổ phiếu luôn được xem là kênh đầu tư có giá trị sinh lời cùng với mức độ an toàn cao hơn so với Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử Crypto nói chung. Tuy nhiên, nếu chấp nhận được rủi ro thì khả năng sinh lời cao của thị trường Crypto hiện giờ vẫn hấp dẫn nhiều nhà đầu tư mạo hiểm.

5. Đầu tư ONUS Coin và ONUS Shares: Phân tích dưới góc nhìn chứng khoán

Tiềm năng của ONUS coin dưới góc nhìn chứng khoán

5.1. P/E là gì? Đánh giá giá trị doanh nghiệp tại thị trường chứng khoán

P/E (Price/Earnings) là tỷ số giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). P/E thể hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng trả cho một đồng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Dựa vào P/E, nhà đầu tư có thể đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp:

  • P/E cao: Cổ phiếu được định giá cao, tiềm năng tăng giá ngắn hạn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cẩn trọng vì rủi ro cao.
  • P/E thấp: Cổ phiếu được định giá thấp, tiềm năng tăng giá dài hạn.

5.2. Áp dụng P/E trong chứng khoán cho ONUS Coin và ONUS Shares:

ONUS chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nhưng mô hình ONUS Shares giúp ước tính P/E của ONUS Coin:

Ví dụ:

  • Anh B đầu tư 11,000 ONUS vào ONUS Shares 1 năm.
  • Giá ONUS hiện tại: 10,150 VNDC.
  • Anh B nhận được 448.3 ONUS sau 6 chu kỳ (12 tuần).
  • Ước tính lợi nhuận chia sẻ 1 năm: 1946.7 ONUS.
  • EPS: 19,759,005 VNDC / 11,000 = 1796 VNDC.
  • P/E của ONUS: 10,150 / 1796 = 5.65.

Phân tích P/E:

  • P/E thấp so với ngành (CoinBase: 447.76) và các công ty chứng khoán (SSI: 31.5).
  • Tiềm năng tăng giá của ONUS trong tương lai.
  • Lượng ONUS tham gia ONUS Shares thấp, có thể ảnh hưởng đến Earning và P/E.

5.3. So sánh P/E của ONUS với các doanh nghiệp cùng ngành:

Doanh nghiệp

P/E

ONUS

5.65

CoinBase

447.76

SSI

31.5

VNDirect

16.38

VPS

11.9

P/E của ONUS thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Kết luận:

  • P/E thấp, lợi nhuận chia sẻ ổn định, tiềm năng tăng giá của ONUS.
  • Người tham gia ONUS Shares sớm sẽ nhận nhiều lợi ích.
  • Nên đầu tư dài hạn để tối ưu lợi nhuận.

Có thể bạn quan tâm: Crypto hay chứng khoán: Lựa chọn đầu tư nào cho năm 2024?

Tổng kết 

Có thể nói, thị trường chứng khoán là lĩnh vực rất rộng và đang dạng danh mục, sản phẩm đầu tư, đối với các nhà đầu tư mới thì đây sẽ là một khó khăn lớn để bắt đầu học và tìm hiểu. Tuy nhiên, các sản phẩm đầu tư của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể gói trọn lại trong ba nhóm hạng mục đầu tư chính: Chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh và chứng chỉ quỹ. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu sâu sắc hơn về thị trường và các sản phẩm của thị trường chứng khoán để có những giao dịch đầu tư hiệu quả. 

ONUS: Bến đỗ an toàn cho hành trình đầu tư của bạn

  • Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ về các sản phẩm của thị trường chứng khoán và các loại tiền trên thị trường tiền điện tử.
  • Sau đó, bạn hãy xác định rõ ràng mục tiêu đầu tư của mình.
  • Tất nhiên, bạn cần chuẩn bị một số vốn nhất định.
  • Sau khi có vốn, bạn hãy mở tài khoản tại một sàn giao dịch chứng khoán (dành cho nhà đầu tư chứng khoán) hoặc tài khoản tại một sàn giao dịch tiền điện tử uy tín (dành cho nhà đầu tư tiền điện tử). 
  • Sàn ONUS là một lựa chọn tốt cho bạn, vì ONUS luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản và thông tin người dùng với giải pháp an ninh mạng của CyStack và hàng loạt tính năng vượt trội khác. Tải app ONUS để biết thêm chi tiết!

Lý do nên chọn ONUS để đầu tư crypto

Xem thêm ONUS Whitepaper tại đây

Bắt đầu hành trình đầu tư an toàn cùng ONUS

Hãy tải ứng dụng ONUS và đăng ký tài khoản để bước vào thế giới đầu tư tiền điện tử an toàn và hiệu quả:

Tải ứng dụng ONUS:

Giao dịch crypto tại ONUS

Kết nối với ONUS:

  • Facebook:

Telegram:

Hỗ trợ khách hàng:

Hãy cùng ONUS kiến tạo tương lai tiền điện tử!

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Cách mua và giao dịch chứng khoán như thế nào?

Để mua và giao dịch chứng khoán, bạn cần thực hiện các bước sau:

  1. Mở tài khoản chứng khoán:
  • Chọn công ty chứng khoán uy tín.
  • Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu (CMND/CCCD, sổ hộ khẩu,...)
  • Điền đầy đủ thông tin vào mẫu mở tài khoản.
  • Nộp hồ sơ và chờ xét duyệt.
  1. Nạp tiền vào tài khoản:
  • Chọn phương thức nạp tiền phù hợp (chuyển khoản ngân hàng, internet banking,...).
  • Nhập thông tin nạp tiền chính xác.
  • Xác nhận giao dịch.
  1. Chọn mã chứng khoán muốn mua:
  • Tìm hiểu thông tin về công ty phát hành cổ phiếu (báo cáo tài chính, tiềm năng phát triển,...).
  • Phân tích kỹ thuật và cơ bản để chọn mã chứng khoán tiềm năng.
  1. Đặt lệnh mua/bán chứng khoán:
  • Chọn loại lệnh (lệnh thị trường, lệnh giới hạn,...).
  • Nhập số lượng cổ phiếu muốn mua/bán.
  • Nhập giá mua/bán (tùy loại lệnh).
  • Xác nhận giao dịch.
  1. Theo dõi và quản lý danh mục đầu tư:
  • Theo dõi biến động giá cổ phiếu.
  • Cập nhật tin tức về thị trường và doanh nghiệp.
  • Đánh giá hiệu quả đầu tư và điều chỉnh danh mục đầu tư khi cần thiết.

Lưu ý:

  • Đầu tư chứng khoán có rủi ro.
  • Nên trang bị kiến thức về thị trường và doanh nghiệp trước khi đầu tư.
  • Không nên đầu tư tất cả vốn vào một mã chứng khoán.
  • Nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các nguồn thông tin sau:

  • Website của các công ty chứng khoán.
  • Website của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • Các trang web tin tức tài chính.
  • Các khóa học về đầu tư chứng khoán.

Đầu tư chứng khoán có rủi ro không?

Khi tham gia thị trường chứng khoán, không ai có thể phán đoán chính xác giá chứng khoán khi nào tăng, khi nào giảm. 

Nếu giá chứng khoán bạn mua giảm xuống dưới mức giá khi bạn mua, tức bạn đang bị lỗ. Đây là rủi ro khi tham gia đầu tư chứng khoán. 

Trong đầu tư, rủi ro là điều khó tránh khỏi, nhưng sau những lần thử nghiệm thất bại, vốn kinh nghiệm của bạn được tích lũy và sẽ trở thành “vũ khí” giúp bạn trở thành nhà đầu tư thông thái sau này.

Những tiêu chí khi chọn mua chứng khoán?

Một mã chứng khoán tốt nên đầu tư là một mã có tiềm năng giá trong tương lai, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và có 6 tiêu chí đánh giá gồm: 

  1. Tỷ lệ nợ < 1.1
  2. Chỉ số thanh toán nợ hiện tại > 1.5
  3. Tăng trưởng EPS>0 trong 5 năm gần nhất
  4. Chỉ số P/E <9
  5. Chỉ số P/B < 1.2
  6. Công ty chủ thể trả cổ tức đều đặn.

 

Tôi có một số tiền hạn chế mà muốn đầu tư thì nên chọn chứng khoán hay crypto?

Với những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường tài chính, bài toán vốn ít, đầu tư ra sao để đảm bảo gia tăng lợi nhuận thì đầu tư crypto có thể phù hợp ở một vài yếu tố sau:

  • Mức vốn khởi điểm linh hoạt: Chỉ từ vài trăm nghìn đồng, phù hợp với mọi đối tượng.
  • Khả năng sinh lời cao: Thị trường tiềm năng, biến động mạnh, mang đến cơ hội lớn.
  • Tính thanh khoản cao: Dễ dàng mua bán, chuyển đổi sang tiền mặt.

So sánh với đầu tư chứng khoán:

  • Yêu cầu vốn lớn: Cần mua theo một lượng nhất định, gây khó khăn cho nhà đầu tư mới.
  • Tính thanh khoản thấp: Khó bán hơn so với Crypto.

Vì vậy, Crypto là lựa chọn lý tưởng cho:

  • Nhà đầu tư mới: Bắt đầu hành trình đầu tư với số vốn nhỏ.
  • Người muốn thử sức với thị trường tiềm năng: Tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận. 

Tải App ONUS để nhận 270.000 VND để bắt đầu sinh lời tự động tại Apple Store | Google Play Stores bạn nhé!

SHARES