Tích sản là gì? Các kênh đầu tư tích sản nào tốt nhất hiện nay? Làm sao để sớm đạt được sự tự do tài chính? Sau đây ONUS sẽ bật mí 6 kênh tích sản hiệu quả, hướng dẫn cách tích sản chi tiết để bạn nắm được bí quyết xây dựng tài chính cá nhân bền vững.
1. Tích sản là gì?
Tích sản là một khái niệm trong quản lý tài chính cá nhân, mô tả quá trình tích lũy tài sản một cách có kế hoạch và đều đặn thông qua tiết kiệm hoặc đầu tư.
Tích sản được thực hiện để đạt các mục tiêu tài chính lớn và dài hạn, chẳng hạn: Đảm bảo tài chính cho tuổi già, đạt được các cột mốc lớn trong cuộc đời, hỗ trợ gia đình và con cái hoặc đối phó với bất ổn kinh tế.
Tích sản không chỉ dừng lại ở việc giữ tiền trong tài khoản tiết kiệm mà còn là cách bạn đầu tư tài sản vào các kênh sinh lời, như cổ phiếu, quỹ mở, vàng, hoặc bất động sản.
Từ khóa cốt lõi của tích sản là kỷ luật tài chính và lãi kép – nghĩa là bạn cần duy trì thói quen đầu tư/tiết kiệm định kỳ, để tiền của bạn không chỉ tăng trưởng mà còn tự sinh thêm giá trị theo thời gian.
2. Điểm khác biệt giữa tích sản với đầu cơ/tiết kiệm
Tích sản: Mang tính bền vững, tập trung vào sự tăng trưởng dài hạn của tài sản. Các quyết định đầu tư thường không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hay biến động ngắn hạn của thị trường.
Tiết kiệm: Chỉ đơn thuần là cất giữ tiền trong ngân hàng hoặc két sắt mà không tạo ra giá trị tăng thêm đáng kể (trừ khi có lãi suất, thường thấp hơn lạm phát).
Đầu cơ: Chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Đây không hẳn là một phương pháp phù hợp với những người muốn xây dựng tài chính bền vững.
3. Các phương thức tích sản phổ biến
Tích sản có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu tài chính. Dưới đây là các hình thức tích sản phổ biến, được nhiều người áp dụng để tích lũy tài sản một cách hiệu quả.
3.1. Tiết kiệm định kỳ
Đây là hình thức tích sản đơn giản và an toàn nhất, thường được nhiều người lựa chọn khi mới bắt đầu. Bằng cách gửi một khoản tiền cố định vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng theo định kỳ (hàng tháng, hàng quý), bạn có thể dần dần tích lũy một khoản tiền đáng kể mà không cần lo lắng về rủi ro.
Ưu điểm:
- Rủi ro thấp, phù hợp với người thích sự ổn định.
- Dễ dàng quản lý, không yêu cầu kiến thức tài chính chuyên sâu.
- Tạo kỷ luật tài chính, phù hợp với người không thích rủi ro hoặc muốn xây dựng quỹ khẩn cấp.
Nhược điểm: Lãi suất thấp, thường không cao hơn tốc độ lạm phát.
3.2. Đầu tư định kỳ (Dollar-Cost Averaging/DCA)
Đầu tư định kỳ là hình thức bạn mua một lượng tài sản cố định, chẳng hạn như cổ phiếu, quỹ mở, hoặc tiền điện tử, theo chu kỳ nhất định bất kể giá thị trường lên hay xuống.
Chiến lược này giúp bạn tận dụng giá thấp trong giai đoạn thị trường giảm và giảm thiểu rủi ro từ biến động giá. Hình thức này phù hợp với những người chấp nhận rủi ro trung bình và hướng đến tăng trưởng tài sản dài hạn.
Ưu điểm:
- Giảm thiểu rủi ro biến động giá ngắn hạn, hạn chế tác động của biến động giá thị trường.
- Tăng trưởng tốt nếu đầu tư vào các kênh có tiềm năng sinh lời cao.
Nhược điểm:
- Yêu cầu kỷ luật tài chính cao.
- Cần thời gian dài để thấy kết quả rõ rệt.
3.3. Tái đầu tư lợi nhuận (Lãi kép)
Lãi kép là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức mạnh của tích sản. Đơn giản, lãi kép là khi bạn tái đầu tư lợi nhuận hoặc lãi suất từ số tiền ban đầu, cho phép tiền của bạn tự sinh lời liên tục qua các chu kỳ thời gian. Hình thức này phù hợp với những người có mục tiêu tài chính dài hạn và kiên nhẫn chờ đợi.
Ưu điểm:
- Tăng trưởng tài sản mạnh mẽ theo thời gian.
- Hiệu quả hơn khi đầu tư dài hạn.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào việc giữ lại lợi nhuận thay vì tiêu dùng ngay.
Ví dụ: Nếu bạn đầu tư 10 triệu đồng với lãi suất 8%/năm và tái đầu tư lợi nhuận, sau 10 năm, bạn không chỉ có 18 triệu (10 triệu gốc và 8 triệu tiền lãi đơn), mà số tiền sẽ lên tới hơn 21.6 triệu nhờ lãi kép. Điều này cho thấy, thời gian và tính kiên nhẫn là hai yếu tố cốt lõi để lãi kép phát huy hiệu quả tối đa trong tích sản.
3.4. Tích lũy tài sản vật chất
Tích sản thông qua việc sở hữu các tài sản vật chất như vàng, bất động sản, hoặc các hàng hóa có giá trị cao. Đây là hình thức phổ biến để lưu trữ giá trị tài sản trong thời gian dài và bảo vệ tài sản trước lạm phát.
Ưu điểm: Giá trị tài sản ổn định hoặc tăng trưởng theo thời gian.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi vốn đầu tư lớn (đặc biệt với bất động sản).
- Thanh khoản kém hơn so với tài sản tài chính.
4. Top 7 kênh tích sản hiệu quả hiện nay
Sau khi đã hiểu tích sản là gì và lý do tại sao cần tích sản sớm, hãy cùng khám phá 7 kênh tích sản hiệu quả dưới đây.
4.1. Gửi tiết kiệm ngân hàng
Gửi tiết kiệm ngân hàng là một kênh tích sản phổ biến mà nhiều người lựa chọn với một số hình thức như: Tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn.
Gửi tiền vào ngân hàng là hình thức tích lũy an toàn, dễ dàng thực hiện. Tuy lãi suất không cao (chỉ khoảng từ 4% – 6%/năm) nhưng đó vẫn là một cách gia tăng tài sản ổn định và đáng tin cậy.
Khi gửi tiền vào ngân hàng trong một khoảng thời gian dài, bạn nên xem xét tới yếu tố lạm phát khiến đồng tiền bị mất giá. Nếu tình hình kinh tế giảm sút và vật giá tăng cao, giá trị tiền tiết kiệm của bạn sẽ giảm đi.
Hơn nữa, bạn sẽ bị phụ thuộc vào lãi suất tiết kiệm do ngân hàng niêm yết, không có khả năng tự kiểm soát tỷ lệ lợi nhuận đối với khoản đầu tư của mình.
4.2. Tích sản vàng
Tích sản vàng là hình thức đầu tư truyền thống phù hợp với những ai có kế hoạch đầu tư lâu dài bởi vàng là loại tài sản không bao giờ mất giá, lại có tính thanh khoản cao, có thể đổi vàng ra tiền bất cứ lúc nào.
Nhìn chung, vàng sở hữu những đặc điểm ưu việt như sau:
- Khả năng chống lạm phát
- Tính thanh khoản cao
- Tài sản trú ẩn an toàn
- Giá trị trường tồn
Có 2 động lực chính hỗ trợ xu hướng tăng giá của giá vàng, đó là: Nhu cầu đầu tư và Nhu cầu tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm kiếm một kênh đầu tư an toàn trong dài hạn thì tích sản vàng cũng là một lựa chọn hợp lý. Đối với những ai có mức thu nhập trung bình, mỗi tháng bạn có thể bỏ ra ít nhất 4 triệu đồng để mua vàng tích lũy.
Nên mua vàng gì để tích sản?
Mua vàng để tích sản thì nên mua vàng miếng hay vàng nhẫn có lợi hơn? Cùng tham khảo bảng so sánh bên dưới:
Tiêu chí |
||
Hình thức |
Được làm bằng vàng 9999, đúc thành miếng vuông hoặc hình chữ nhật, thường có trọng lượng từ 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ hoặc 1 lượng. |
Là loại vàng mỏng được đúc thành nhẫn tròn, không khắc thêm chi tiết gì để đảm bảo trọn vẹn giá trị, thường có trọng lượng từ 0.5 đến 3 chỉ. |
Giá cả |
Vàng miếng thường có giá trị cao hơn so với các loại vàng khác nhưng không có nghĩa là đầu tư vàng miếng có lợi hơn. Cần xem xét đến chênh lệch giá mua và giá bán cũng như mức tăng giá trên thị trường. |
Vàng nhẫn có giá thấp hơn so với vàng miếng, giá mua so với giá bán thường chênh nhau khoảng 1 triệu đồng/lượng. Tùy từng thời điểm mà mức chênh này có thể co lại hoặc giãn ra. |
Chất lượng |
Vàng miếng là vàng đặc ruột, hàm lượng nguyên chất cao, được những công ty uy tín sản xuất nên chất lượng đảm bảo. |
Thường có hàm lượng vàng thấp hơn do khi chế tác đã được pha thêm kim loại khác để tăng độ cứng. |
Về tích trữ lâu dài |
Phù hợp tích trữ lâu dài |
Phù hợp tích trữ lâu dài |
Tính thanh khoản |
Dễ giao dịch và bán lại, không phụ thuộc vào mẫu mã, kích cỡ. |
Đối với loại nhẫn tròn ép vỉ thường dễ bán hơn. Còn nhẫn trang sức khi đeo sẽ bị mài mòn, mất trọng lượng dẫn đến mất giá. |
Qua bảng trên ta có thể rút ra kinh nghiệm, những người có thu nhập cao thì có thể cân nhắc mua vàng miếng từ 1 chỉ trở lên để tích sản. Còn những người có thu nhập vừa phải có thể chọn vàng nhẫn để tích trữ. Thay vì phải bỏ ngay một khoản tiền lớn để mua vàng miếng, bạn có thể mua từng chiếc nhẫn nửa chỉ để tích lũy.
Cập nhật Giá vàng hôm nay: Biểu đồ giá vàng Việt Nam, thế giới trực tuyến.
Nguyên tắc cần biết khi tích sản vàng
- Lựa chọn thời điểm: Thời điểm đầu tư vàng tốt nhất là khi tình trạng lạm phát tăng cao, đồng tiền sẽ bị mất giá. Hoặc thời điểm chứng khoán có dấu hiệu giảm sút hoặc bất ổn chính trị thế giới, giá vàng cũng rất cao. Khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới ở mức dưới 500,000 VNĐ/lượng thì bạn nên cân nhắc đầu tư. Ngược lại, bạn không nên mua khi giá vàng đạt đỉnh.
- Chọn địa chỉ mua vàng uy tín: Nên chọn các địa điểm mua/bán vàng uy tín trong ngành, có giấy chứng nhận của hiệp hội vàng cũng như giấy chứng nhận của chính phủ. Một mẹo nhỏ là bạn mua vàng ở đâu thì nên bán ngay ở đó, giá sẽ tốt hơn.
- Kiên trì trong quá trình tích sản vàng: Nên tập trung tích sản vàng trong dài hạn, trong ngắn hạn chắc chắn vàng không đem lại lợi nhuận cao.
- Cập nhật thị trường cung – cầu vàng thế giới thường xuyên: Vàng chủ yếu được cung cấp từ những quốc gia có trữ vàng lớn, có tầm ảnh hưởng đến thị trường vàng thế giới như Nga, Ấn Độ, Canada, Trung Quốc,… Nhu cầu của xã hội về vàng từ xưa tới nay luôn tăng, khi nguồn cung khan hiếm thì khi ấy vàng sẽ tăng giá.
4.3. Tích sản Đô-la Mỹ (USD)
Đô-la Mỹ (USD) được xem là đồng tiền dự trữ quốc tế mạnh nhất, sở hữu mức độ ổn định cao hơn nhiều so với các loại tiền tệ khác. Nhờ vậy, tích sản USD được xem là kênh trú ẩn an toàn, giúp bảo vệ tài sản khỏi rủi ro lạm phát và biến động thị trường.
Việc mua bán USD cũng tương đối dễ dàng, bạn có thể thực hiện tại các ngân hàng thương mại, các cửa hàng thu đổi ngoại tệ hoặc tiệm vàng. Ngoài ra, đồng USD có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành các loại tiền tệ khác trên thị trường quốc tế. Điều này giúp bạn có thể nhanh chóng giải ngân khi cần thiết.
Tuy nhiên, tỷ giá USD có thể thay đổi theo tình hình kinh tế – chính trị thế giới. Do vậy, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao thị trường và trau dồi kiến thức về kinh tế – tài chính để đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp.
Cập nhật tỷ giá USD/VND hôm nay – Quy đổi giá Dollar (Đô La) sang tiền Việt, USD sang VND online nhanh chóng, chính xác tuyệt đối.
4.4. Tích sản cổ phiếu
Tích sản cổ phiếu là việc bạn bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua một hoặc nhiều mã cổ phiếu. Tuy nhiên, để đúng với ý nghĩa của “tích sản” thì hành động này cần được diễn ra trong một khoảng thời gian dài với tần suất đều đặn và liên tục, cho đến khi bạn đạt được một khối lượng cổ phiếu như đúng mục tiêu đề ra.
Phương pháp đầu tư này đòi hỏi bạn phải luôn kiên trì để hoàn thành mục tiêu. Ví dụ, bạn dành ra 8,000,000 VND/tháng để mua cổ phiếu, việc này sẽ được lặp đi lặp lại theo chu kỳ hàng tháng cộng thêm giá cổ phiếu tăng lên. Từ đó, việc tích sản này sẽ mang đến cho các bạn mô hình “lãi mẹ đẻ lãi con”. Để tham gia tích sản cổ phiếu, bắt buộc bạn phải có kiến thức, khả năng phân tích, đánh giá xu hướng thị trường và kỹ năng ra quyết định.
Những lợi ích và hạn chế của tích sản cổ phiếu
Lợi ích:
- Dễ dàng bắt đầu với số vốn nhỏ: Bạn sẽ không cần phải bắt đầu với số vốn khổng lồ mà chỉ cần tích lũy một khoản nhỏ đều đặn từ 1.5 triệu đồng/tháng. Việc tích sản bằng cổ phiếu sẽ giúp bạn tận dụng sức mạnh về thời gian và vốn đầu tư một cách tối ưu nhất.
- Tạo nguồn thu nhập thụ động ổn định: Theo nghiên cứu, thị trường chứng khoán có mức sinh lời từ 10 – 15%/năm trong khoảng từ 5 – 10 năm. Do vậy, việc tích sản bằng cổ phiếu về lâu dài sẽ giúp bạn có thêm một nguồn thu nhập thụ động.
- Cổ phiếu là tài sản có tính thanh khoản cao: Với cổ phiếu, bạn có thể mua/bán hoặc chuyển đổi thành tiền bất cứ lúc nào. Nhu cầu mua vào và bán ra trên thị trường chứng khoán luôn cao, thủ tục dễ dàng.
Hạn chế:
- Dễ mắc sai lầm bởi các biến động nhỏ: Các nhà đầu tư cần giữ cái nhìn khách quan nhất về sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. Tránh những lo lắng về sự lên xuống giá cổ phiếu trong ngắn hạn mà dẫn đến những quyết định đáng tiếc.
- Rủi ro không kiểm soát được vốn: Một trong những sai lầm mà các nhà đầu tư hay mắc phải khi tích sản cổ phiếu là mua quá nhiều loại cổ phiếu khác nhau. Điều này khiến cho bạn không kiểm soát hết được những rủi ro về vốn, dễ dàng bỏ qua những biến động nhỏ, gây ra tình trạng hao mòn vốn theo thời gian.
Cách chọn cổ phiếu tích sản tiềm năng
- Phân tích cơ bản: Dựa trên các yếu tố cơ bản như doanh thu, lợi nhuận, sản phẩm và dịch vụ, tài chính, quản lý và lãnh đạo. Các công cụ định giá để đánh giá tiềm năng cổ phiếu: P/E (tỷ lệ P/E),DCF (dòng tiền chiết khấu), P/B (tỷ lệ P/B).
- Phân tích kỹ thuật: Là phân tích dữ liệu lịch sử của cổ phiếu, gồm giá cả, khối lượng giao dịch và các chỉ báo MA (trung bình động), RSI (chỉ số sức mạnh tương đối).
- Theo dõi tin tức: Theo dõi sự kiện mới nhất liên quan đến công ty và ngành công nghiệp, đọc báo cáo ngành để đưa ra quyết định đầu tư. Ví dụ, nếu công ty có kế hoạch mở rộng hoặc sắp thực hiện một dự án lớn, cổ phiếu của công ty đó sẽ có tiềm năng tích sản tốt.
- Tìm hiểu xu hướng tăng trưởng ngành: Bạn có thể tìm hiểu về những ngành đang tăng trưởng nhanh chóng và các công ty trong ngành đó để mở rộng danh mục cổ phiếu tích sản.
Hướng dẫn tích sản cổ phiếu từ A-Z hiệu quả, an toàn
Bước 1: Đặt mục tiêu
Hãy bắt đầu từ việc đặt mục tiêu chung về lợi nhuận, sau đó chia nhỏ mục tiêu theo mỗi giai đoạn thực hiện. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu trong 2 năm bạn cần đạt được mức lợi nhuận là 15%/năm từ cổ phiếu, vậy thì hãy đặt câu hỏi mỗi năm bạn cần bỏ ra bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu, nên mua bao nhiêu loại cổ phiếu và mua loại nào tiềm năng.
Bước 2: Lựa chọn cổ phiếu phù hợp
Có hàng ngàn loại cổ phiếu trên thị trường với mức giá khác nhau, bạn nên lựa chọn loại cổ phiếu phù hợp với khả năng của mình. Nếu bạn chỉ có 4 triệu đồng và giá cổ phiếu A là 20,000 VNĐ thì bạn có thể mua được 200 cổ phiếu A. Trường hợp bạn cần tích lũy nhiều cổ phiếu hơn, hãy tìm cách tăng thu nhập hoặc chi tiêu tiết kiệm hơn nữa.
Bước 3: Lên kế hoạch giải ngân
Dựa vào mục tiêu ban đầu, bạn lên kế hoạch giải ngân số tiền cần thiết để mua cổ phiếu mỗi tháng. Bạn cần nghiêm túc trong việc giải ngân đầy đủ và đúng hạn số tiền này. Thêm vào đó, bạn có thể linh hoạt trong việc giải ngân theo diễn biến thị trường. Nếu thị trường đi xuống, đây là cơ hội mua cổ phiếu giá tốt. Bạn có thể giải ngân nhiều hơn để nắm bắt cơ hội mua vào.
Bước 4: Theo dõi danh mục cổ phiếu
Đối với đầu tư tích sản bằng cổ phiếu, bạn nên theo dõi biến động giá cổ phiếu trong danh mục với tần suất 1 – 2 lần/tuần. Điều này giúp phát hiện sớm những cơ hội và rủi ro, kịp thời thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp hơn.
Bước 5: Duy trì tích lũy
Tích lũy lâu dài và đều đặn là chìa khóa thành công của tích sản cổ phiếu. Bạn cần nghiêm túc thực hiện tích lũy thường xuyên, giữ vững tâm lý để đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư tích sản.
Lưu ý để tích sản cổ phiếu đạt hiệu quả cao
- Tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính doanh nghiệp, quy mô – tiềm năng tăng trưởng, kế hoạch phát triển trong tương lai,…
- Phải xem xét định giá cổ phiếu của doanh nghiệp bằng nhiều phương pháp như P/E ratio, P/B ratio, DCF,..
- Chọn thời điểm đầu tư phù hợp để giảm rủi ro và tăng lợi nhuận.
- Nên đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau, tuyệt đối không đặt tất cả tiền đầu tư vào một cổ phiếu.
- Phải quản lý rủi ro bằng cách đặt một mức giá dừng lỗ để đảm bảo an toàn cho khoản vốn đầu tư.
- Cần theo dõi định kỳ việc tích sản cổ phiếu, cập nhật thông tin về doanh nghiệp và thị trường một cách kịp thời.
- Nên có kế hoạch thoát khỏi vị thế đầu tư khi giá cổ phiếu không còn hấp dẫn hoặc khi giá cổ phiếu đạt tới mức lợi nhuận mong muốn.
4.5. Chứng chỉ Quỹ
Khi mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng giảm sút, các quỹ đầu tư đã trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những ai muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Các quỹ đầu tư thường đa dạng về lĩnh vực như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, vàng, ngoại tệ,…
Việc mua chứng chỉ Quỹ giúp bạn hạn chế rủi ro hơn so với tự đầu tư trực tiếp. Lý do là bởi các quỹ đầu tư thường có đội ngũ chuyên gia về đầu tư và quản lý tài sản giàu kinh nghiệm, có khả năng phân tích thị trường và quản trị rủi ro. Ngoài ra, các quỹ đầu tư thường đa dạng hóa danh mục đầu tư, giúp giảm thiểu tác động của những yếu tố không xác định trên thị trường đến số vốn của bạn.
Một vài chứng chỉ quỹ đáng mua nhất hiện tại có thể kể đến như: Chứng chỉ quỹ VFMVF1, chứng chỉ quỹ VCBF – TBF, chứng chỉ quỹ VEOF, chứng chỉ quỹ SSI-SCA, chứng chỉ quỹ VNDAF thuộc các công ty hoặc tập đoàn tài chính lớn tại Việt Nam như Dragon Capital, Vietcombank, VinaCapital, SSI, VNDirect,…
4.6. Bất động sản
Đầu tư bất động sản là một kênh tích sản truyền thống và luôn được xem là một lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao trong đầu tư. Bất động sản là một loại tài sản có tính cố định, được sử dụng trong mục đích thương mại hoặc nhu cầu cá nhân. Điều này giúp bất động sản có tính chất bền vững, ổn định hơn so với nhiều loại tài sản khác.
Đối với những người có thế mạnh trong đầu tư dài hạn thì bất động sản là một trong những kênh tích sản mang giá trị bền vững và đem lại lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, bất động sản là một sản phẩm có giá trị cao, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một nguồn vốn lớn (từ 100 triệu đồng trở lên).
4.7. Tích sản với tiền điện tử (Crypto)
Tiền điện tử (cryptocurrency) đã trở thành một kênh tích sản hiện đại, đặc biệt hấp dẫn với những người trẻ tuổi và có tư duy chấp nhận rủi ro cao. Với sự tăng trưởng vượt bậc của Bitcoin, Ethereum và nhiều loại tiền điện tử khác, đây được coi là một phương thức tích sản đầy tiềm năng, miễn là bạn biết cách quản lý rủi ro.
Tiềm năng của tiền điện tử trong tích sản
Bitcoin và Ethereum là hai trong số những loại tiền điện tử lớn nhất và phổ biến nhất, đã chứng minh khả năng tăng trưởng vượt bậc qua các chu kỳ thị trường. Từ năm 2010 đến nay, giá Bitcoin đã tăng từ vài đô la lên hơn 100,000 đô la, với mức lợi nhuận vượt xa hầu hết các kênh đầu tư truyền thống.
Ethereum cũng đã cho thấy giá trị vượt trội khi trở thành nền tảng blockchain hàng đầu cho các ứng dụng phi tập trung (DeFi) và NFT. Mới đây, giá Ethereum – đồng tiền mã hóa lớn thứ 2 thị trường, đã tăng vượt 4,000 đô la Mỹ.
Tiền điện tử không yêu cầu vốn lớn để bắt đầu. Bạn có thể mua một phần nhỏ của Bitcoin hoặc Ethereum với số tiền nhỏ chỉ từ 50,000 USD với ứng dụng ONUS.
ONUS là sàn giao dịch tiền mã hóa với gần 5 triệu người dùng trong nước và quốc tế. Không chỉ cho phép người dùng lưu trữ tài tài sản một cách an toàn, ONUS còn cung cấp các tính năng giúp mua, bán, giao dịch hơn 600 tài sản phổ biến với tỷ giá tốt nhất trên thị trường không mất phí giao dịch và kèm theo nhiều tiện ích.
Tải ứng dụng ONUS để nhận 270,000 VND và trải nghiệm các tính năng đầu tư ưu việt ngay hôm nay!
Phương pháp tích sản tiền điện tử
- Đầu tư định kỳ (DCA – Dollar-Cost Averaging).
- Staking, farming để gia tăng tài sản.
Ưu và nhược điểm của tích sản tiền điện tử
- Ưu điểm: Lợi nhuận cao, thanh khoản tốt, đa dạng cơ hội đầu tư
- Nhược điểm: Biến động giá lớn, cần kiến thức sâu về thị trường.
Một số lưu ý khi tích sản với tiền mã hóa
- Ưu tiên các đồng tiền có vốn hóa lớn và hệ sinh thái mạnh như Bitcoin, Ethereum, hoặc các stablecoin đáng tin cậy (USDT, USDC).
- Sử dụng ví lưu trữ an toàn (ví lạnh).
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, không đặt tất cả vốn vào một loại tiền điện tử.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về tiền điện tử, các quy định pháp lý, và xu hướng công nghệ blockchain để đưa ra quyết định phù hợp.
4.8. So sánh các hình thức tích sản
Dưới đây là bảng so sánh các hình thức tích sản để bạn có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của bản thân:
Hình thức tích sản |
Độ khó |
Vốn |
Đối tượng phù hợp |
Gửi tiết kiệm ngân hàng |
Dễ |
Từ 100,000 VND trở lên |
Phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt phù hợp với những người có thu nhập thấp, thích những kênh tài chính trú ẩn an toàn, ít rủi ro. |
Vàng |
Trung bình |
Từ 4,000,000 VND trở lên |
Phù hợp với những người có thu nhập từ 8 triệu đồng/tháng trở lên, có khả năng tiết kiệm được ít nhất 4 triệu đồng/tháng. |
USD |
Dễ |
Từ 1,000,000 VND trở lên |
Phù hợp với những người có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên, có khả năng tiết kiệm được ít nhất 1 triệu đồng/tháng. |
Cổ phiếu |
Khó |
Từ 1,500,000 VND trở lên |
Phù hợp với những người có thu nhập từ 6 triệu đồng/tháng trở lên, có khả năng tiết kiệm được ít nhất 1.5 triệu đồng/tháng và đã có kiến thức chuyên môn về chứng khoán. |
Chứng chỉ Quỹ |
Trung bình |
Từ 100,000 VND trở lên |
Phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn cần có kiến thức về cách chọn chứng chỉ Quỹ uy tín, an toàn. |
Bất động sản |
Khó |
Từ 100,000,000 VND trở lên |
Phù hợp với những người có thu nhập cao, từ 50 triệu đồng/tháng trở lên. Đồng thời đòi hỏi bạn phải am hiểu sâu rộng về thị trường bất động sản. |
Crypto |
Trung bình |
Từ 50,000 VND |
Phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt là người trẻ, am hiểu công nghệ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro |
5. Bí quyết xây dựng tài chính cá nhân vững vàng qua tích sản
- Xác định mục tiêu tài chính cá nhân
Một kế hoạch tích sản hiệu quả luôn bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu tài chính cụ thể. Điều này giúp bạn biết mình cần bao nhiêu tiền và trong bao lâu để đạt được các cột mốc quan trọng.
Hãy xác định các mục tiêu: Ngắn hạn (1-3 năm), trung hạn (3-10 năm), dài hạn (>10 năm). Đồng thời ghi rõ mục tiêu tài chính, số tiền cần thiết và thời gian để hoàn thành. Điều này sẽ là kim chỉ nam cho kế hoạch tích sản của bạn.
- Đánh giá khả năng tài chính và mức độ rủi ro
Trước khi bắt đầu tích sản, bạn cần biết mình có thể dành ra bao nhiêu thu nhập mỗi tháng để đầu tư hoặc tiết kiệm. Hãy phân bổ thu nhập hợp lý, áp dụng quy tắc 50-30-20 với 50% cho chi tiêu cơ bản, 30% cho nhu cầu cá nhân, và 20% cho tiết kiệm/tích sản.
Nếu bạn thích sự an toàn, hãy chọn các kênh như gửi tiết kiệm hoặc trái phiếu. Nếu chấp nhận rủi ro cao hơn, hãy cân nhắc chứng khoán hoặc tiền điện tử. Không nên tích sản vượt quá khả năng tài chính để tránh ảnh hưởng đến các chi phí sinh hoạt hàng ngày.
- Đa dạng hóa danh mục tích sản
Không nên “đặt tất cả trứng vào một giỏ”, bạn nên đa dạng hóa danh mục tài sản nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lời trong dài hạn. Hãy kết hợp nhiều kênh như gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán và tiền điện tử.
- Áp dụng chiến lược đầu tư định kỳ (DCA), tận dụng sức mạnh của lãi kép
- Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tích sản
6. Lợi ích của tích sản
Đối với những ai đang lập kế hoạch tài chính cá nhân, tích sản sẽ là một phần quan trọng trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Một số lợi ích tích cực của tích sản mà bạn có thể quan tâm là:
6.1. Xây dựng nền tảng tài chính vững chắc
Tích sản là một công cụ hiệu quả giúp bạn tích lũy tài sản một cách an toàn và bền vững. Thay vì đặt cược vào những khoản đầu tư rủi ro cao hoặc phụ thuộc vào các yếu tố may rủi, tích sản mang lại sự ổn định cho tài chính cá nhân.
Qua thời gian, quá trình này giúp bạn giảm áp lực tài chính trong tương lai, tạo ra một “lớp đệm” tài chính để bạn có thể tự tin đối mặt với những biến động kinh tế hoặc những giai đoạn khó khăn.
6.2. Tối ưu hóa dòng tiền cá nhân
Một trong những lợi ích lớn của tích sản là khả năng giúp bạn cân bằng giữa chi tiêu và đầu tư. Thay vì tiêu xài không kiểm soát hoặc chỉ tập trung tiết kiệm ngắn hạn, tích sản khuyến khích bạn trích một phần thu nhập đều đặn để đầu tư hoặc tiết kiệm dài hạn.
Điều này không chỉ giúp bạn tối ưu hóa dòng tiền cá nhân mà còn tạo ra thói quen tài chính kỷ luật, một yếu tố then chốt để đạt được sự ổn định và phát triển tài chính lâu dài.
6.3. Đạt được mục tiêu tài chính dài hạn
Tích sản là một con đường hiệu quả để bạn đạt được các mục tiêu tài chính lớn trong đời. Những kế hoạch dài hạn như chuẩn bị quỹ hưu trí, giáo dục con cái, hoặc mua nhà đều có thể dễ dàng hoàn thành nếu bạn bắt đầu tích sản sớm và đều đặn.
Thay vì phải dồn tiền trong thời gian ngắn với áp lực cao, tích sản cho phép bạn chia nhỏ mục tiêu lớn thành các khoản tích lũy nhỏ hơn nhưng bền vững, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.
6.4. Hình thành thói quen tiết kiệm
Kiếm tiền đã khó nhưng giữ tiền còn khó hơn đối với những người không biết cách chi tiêu và tiết kiệm. Nếu kiên trì tích sản, bạn sẽ nghiêm túc hơn trong việc trích một phần thu nhập một cách liên tục và đều đặn trong thời gian dài.
Điều này không những tạo nên thói quen tiết kiệm mà còn giúp bạn quản lý chi tiêu đúng cách ngay từ khi còn trẻ. Nếu không có sự liên tục và đều đặn của tích sản thì sẽ rất khó để bạn có thể tiến xa hơn trên con đường tự do tài chính.
7. Những lưu ý khi bắt đầu tích sản
Tích sản là một chiến lược tài chính lâu dài, đòi hỏi sự kỷ luật và kế hoạch rõ ràng. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình này hiệu quả và tránh các rủi ro không đáng có, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Bắt đầu càng sớm càng tốt: Thời gian là yếu tố quan trọng nhất trong tích sản, đặc biệt khi bạn tận dụng lãi kép. Càng bắt đầu sớm, bạn càng có nhiều thời gian để tài sản tăng trưởng theo cấp số nhân.
- Luôn duy trì quỹ dự phòng: Quỹ dự phòng là “lớp bảo vệ” giúp bạn không phải rút tiền từ kế hoạch tích sản khi gặp sự cố bất ngờ (mất việc, bệnh tật, hoặc khẩn cấp).
- Xác định mục tiêu và kế hoạch rõ ràng: Không nên tích sản một cách mơ hồ. Bạn cần xác định rõ mục tiêu tài chính (mua nhà, nghỉ hưu, quỹ học tập cho con cái) để lựa chọn hình thức và kênh tích sản phù hợp.
- Chọn kênh tích sản phù hợp với khả năng tài chính: Không phải mọi kênh tích sản đều phù hợp với tất cả mọi người. Bạn cần dựa vào thu nhập, mức độ chấp nhận rủi ro, và kiến thức tài chính để lựa chọn kênh phù hợp.
- Không chạy theo xu hướng hoặc cảm xúc: Thị trường tài chính luôn có những “cơn sốt” hoặc những giai đoạn giảm giá mạnh. Hành động theo cảm xúc (FOMO hoặc bán tháo) có thể làm hỏng kế hoạch tích sản của bạn.
- Tận dụng công nghệ và công cụ tài chính: Hiện nay có nhiều ứng dụng và công cụ tài chính giúp bạn tích sản dễ dàng hơn, từ việc tự động hóa đầu tư định kỳ đến theo dõi danh mục tài sản.
- Tránh đầu tư vượt khả năng tài chính: Đừng để kế hoạch tích sản trở thành gánh nặng tài chính. Nếu bạn dồn quá nhiều tiền vào tích sản mà không đủ chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, rất dễ dẫn đến thất bại.
- Trang bị kiến thức tài chính: Hiểu rõ về các kênh tích sản và thị trường tài chính sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn.
8. Tạm kết
Có thể thấy, tích sản không chỉ là một chiến lược tài chính hiệu quả mà còn là một bước đi thông minh để bảo đảm sự ổn định và an toàn tài chính cho bản thân và gia đình. Hy vọng sau bài viết này bạn đã chọn được cho mình một vài kênh tích sản phù hợp để thực hiện những dự định tương lai.