Trader là gì? Những thách thức và rủi ro khi làm trader

KEY TAKEAWAYS:
Trader là một cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào việc mua và bán các tài sản tài chính như tiền điện tử, cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ và các sản phẩm phái sinh với mục tiêu kiếm lợi nhuận.
Quản lý rủi ro hiệu quả là rất quan trọng đối với các trader, bao gồm các chiến lược như xác định kích thước vị thế hay đặt lệnh dừng lỗ.
Trader phải tuân thủ các quy định tài chính và hiểu rõ các yêu cầu pháp lý của các thị trường mà họ giao dịch để tránh các vấn đề pháp lý và hình phạt.
Trader là gì? Những thách thức và rủi ro khi làm trader
Trader là gì? Những thách thức và rủi ro khi làm trader

Trở thành Trader đang là một xu hướng nổi bật trên thế giới trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu về công việc này. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Trader là gì và những rủi ro, thách thức mà bạn có thể sẽ gặp phải khi tham gia vào công việc này..

1. Nghề Trader là gì?

1.1. Khái niệm trader là gì?

Trader (hay nhà giao dịch) là thuật ngữ dùng để chỉ những người tham gia vào việc mua bán các loại tài sản tài chính trên các thị trường như cổ phiếu, ngoại hối (Forex), hàng hóa, và tiền điện tử nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động giá của chúng.

Khái niệm nghề trader là gì?
Khái niệm nghề trader là gì?

Trong đó, crypto trader là những nhà giao dịch chuyên mua bán và đầu tư vào tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum và các loại altcoin khác, tận dụng sự biến động giá cao của thị trường tiền điện tử để kiếm lợi nhuận.

1.2. Các công việc chính của trader

Công việc của một trader không chỉ đơn thuần là mua thấp bán cao mà còn bao gồm nhiều kỹ năng và chiến lược phức tạp để tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro. Dưới đây là một số công việc cơ bản mà các trader cần nắm rõ và thực hiện để mang về lợi nhuận:

  • Phân tích thị trường: Các trader cần phải thực hiện nhiều loại kỹ thuật để phân tích tình hình thị trường cũng như dự đoán xu hướng giá trong thời gian sắp tới.
  • Đánh giá tiềm năng của các dự án: Riêng đối với thị trường crypto, các nhà giao dịch có thể dự đoán giá của các đồng coin thông qua việc phân tích tiềm năng của dự án, các sự kiện trong thời gian tới,…
  • Lập kế hoạch giao dịch: Sau khi thực hiện những phân tích cần thiết, trader cần xây dựng kế hoạch giao dịch chi tiết, bao gồm xác định điểm vào và ra lệnh, khối lượng giao dịch, mức cắt lỗ và chốt lời, cũng như quản lý vốn một cách hiệu quả.
  • Thực hiện giao dịch: Trader sẽ sử dụng các nền tảng giao dịch để thực hiện việc vào lệnh mua hoặc bán. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và kịp thời để đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện theo đúng như kế hoạch.
  • Quản lý danh mục đầu tư: Các trader phải liên tục giám sát và điều chỉnh danh mục đầu tư của mình để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Công việc này bao gồm đánh giá lại các vị thế đang có để điều chỉnh mức cắt lỗ và chốt lời và tìm kiếm các cơ hội giao dịch mới.
  • Đánh giá và cải thiện: Sau mỗi giao dịch hoặc chu kỳ giao dịch, trader cần đánh giá hiệu suất của mình, ghi nhận những bài học kinh nghiệm và tối ưu chiến lược của mình để nâng cao hiệu quả cho các giao dịch sau này.

Trading là công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn, kỷ luật và khả năng phân tích sắc bén. Mặc dù có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, việc nắm vững kiến thức và kỹ năng là điều vô cùng quan trọng.

2. Phân biệt các phong cách giao dịch của trader

Tùy thuộc vào kỹ năng, chiến lược, mục tiêu và thời gian của mỗi người mà các trader có thể lựa chọn nhiều phong cách giao dịch khác nhau. Dưới đây là ba phong cách giao dịch phổ biến nhất:

Sự khác nhau của các phương pháp trade
Sự khác nhau giữa các phương pháp trade

2.1. Day trading

Day trading là phong cách giao dịch trong đó các trader mở và đóng tất cả các vị thế trong cùng một ngày giao dịch. Mục tiêu của day trader là kiếm lợi nhuận từ các biến động giá ngắn hạn trong ngày. Các quyết định giao dịch của day trader chủ yếu dựa trên phân tích kỹ thuật và các biểu đồ giá ngắn hạn.

Day trading là cách các trader mở và đóng tất cả các vị thế trong cùng một ngày giao dịch
Day trading là cách các trader mở và đóng tất cả các vị thế trong cùng một ngày giao dịch

Ngoài ra, để tận dụng tối đa các biến động giá nhỏ, day traders thường thực hiện nhiều giao dịch trong ngày và sử dụng đòn bẩy cao, điều này giúp tăng lợi nhuận thu được nhưng cũng đi kèm với rủi ro cao hơn. 

2.2. Swing trading

Swing trading là phong cách giao dịch trong đó các trader nắm giữ các vị thế từ vài ngày đến vài tuần để tận dụng các dao động giá lớn hơn. Swing trader thường phải kết hợp cả phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào và thoát lệnh, cũng như phân tích cơ bản để hiểu xu hướng dài hạn của thị trường.

Các trader nắm giữ các vị thế từ vài ngày đến vài tuần để tận dụng các dao động giá lớn hơn
Các trader nắm giữ các vị thế từ vài ngày đến vài tuần để tận dụng các dao động giá lớn hơn

So với day trading, swing traders thực hiện ít giao dịch hơn và tập trung vào các cơ hội lớn trên thị trường. Các nhà giao dịch theo trường phái này không cần phải theo dõi thị trường liên tục trong ngày, phù hợp với những người không thể dành toàn bộ thời gian cho trading.

2.3. Giao dịch Scalping 

Scalping là phong cách giao dịch trong đó các trader tìm cách kiếm những khoản lợi nhuận nhỏ trên mỗi vị thế từ những biến động giá rất ngắn hạn. Các giao dịch scalping thường dài chỉ vài giây cho đến vài phút và các nhà giao dịch theo phong cách này thường thực hiện hàng chục đến trăm lệnh giao dịch mỗi ngày.

Trader tìm cách kiếm khoản lợi nhuận nhỏ trên mỗi vị thế từ biến động giá ngắn hạn
Trader tìm cách kiếm khoản lợi nhuận nhỏ trên mỗi vị thế từ biến động giá ngắn hạn

Các scalper phải có khả năng phản ứng nhanh chóng với những biến động giá của thị trường. Đồng thời, do việc mở và đóng rất nhiều giao dịch hàng ngày, kiểm soát tâm lý cũng như quản lý rủi ro là yếu tố rất quan trọng quyết định thành công của các scalper.

Mỗi phong cách giao dịch đều có ưu và nhược điểm riêng, việc lựa chọn phong cách phù hợp phụ thuộc vào tính cách, kinh nghiệm và mục tiêu của từng trader.

3. Lợi ích và cơ hội khi trở thành trader

Nghề trader mang đến nhiều lợi ích và cơ hội hấp dẫn, bao gồm:

  • Tiềm năng thu nhập cao: Với chiến lược và kỹ năng phù hợp, các trader có thể tạo ra thu nhập không giới hạn. Toàn bộ thu nhập của họ dựa trên hiệu quả giao dịch và khả năng cá nhân.
  • Linh hoạt và chủ động trong công việc: Trading là công việc có thể làm ở bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối internet, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Các trader có thể dễ dàng tự do quản lý thời gian và lựa chọn thời điểm làm việc phù hợp với bản thân, không bị ràng buộc bởi giờ hành chính.
  • Cơ hội học hỏi và phát triển bản thân: Với việc phải liên tục cập nhật kiến thức về thị trường, phân tích kỹ thuật và cơ bản, cũng như các yếu tố kinh tế và chính trị, trader sẽ có thể mở rộng hiểu biết về kinh tế toàn cầu và nâng cao kỹ năng giao dịch của bản thân.
  • Các sự kiện, cuộc thi trong thị trường tiền điện tử: Ngoài việc kiếm lợi nhuận từ các giao dịch, ở thị trường Crypto, những nhà giao dịch tài năng còn có thể tham gia các cuộc thi do các sàn giao dịch lớn tổ chức để nhận những phần thưởng có giá trị cao và rất nhiều quà tặng.
Những lợi ích hấp dẫn khi tham gia công việc trading
Những lợi ích hấp dẫn khi tham gia công việc trading

Ngoài ra, với việc tham gia vào các cộng đồng trader, hội thảo, bạn cũng có thể kết nối được với nhiều người cùng đam mê, sở thích, tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

4. Những thách thức và rủi ro khi làm trader

Song song với những lợi ích và cơ hội, các trader cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là những thách thức và rủi ro mà trader thường gặp phải:

  • Biến động thị trường: Các thị trường tài chính như tiền điện tử luôn có sự biến động mạnh mẽ, khiến cho việc dự đoán giá cả trở nên khó khăn và đầy rủi ro.
  • Áp lực tâm lý: Trader phải đối mặt với áp lực tâm lý cực lớn từ việc đưa ra quyết định liên tục và quản lý rủi ro, do đó dễ dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi sau thời gian dài.
  • Mất mát tài chính: Các quyết định sai lầm có thể dẫn đến thiệt hại tài chính nghiêm trọng, đặc biệt khi thiếu kinh nghiệm hoặc không có kế hoạch giao dịch tốt.
  • Cạnh tranh cao: Thị trường tài chính đầy sự cạnh tranh với nhiều trader giàu kinh nghiệm, do đó để có thể kiếm được lợi nhuận từ trading đòi hỏi các nhà giao dịch phải liên tục nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình

Những thách thức và rủi ro này đòi hỏi trader phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kiên nhẫn và khả năng quản lý rủi ro tốt để thành công trong lĩnh vực đầy khó khăn này.

5. Các kỹ năng cần có của một trader

Để trở thành một trader thành công, bạn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng quan trọng. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản mà một trader cần có:

  • Phân tích kỹ thuật và cơ bản: Các trader cần biết và áp dụng được những công cụ phân tích để dự đoán xu hướng giá và ra quyết định giao dịch.
  • Quản lý rủi ro: Thị trường tài chính đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không thiếu rủi ro. Quản lý rủi ro là một kỹ năng quan trọng giúp trader bảo vệ vốn và giảm thiểu thiệt hại. Một kế hoạch quản lý rủi ro phù hợp sẽ giúp bạn bảo vệ vốn đầu tư, giảm thiểu tổn thất và tăng khả năng sinh lời trong các giao dịch.
  • Kỷ luật và kiên nhẫn: Kỷ luật và kiên nhẫn là yếu tố then chốt giúp trader duy trì chiến lược giao dịch và không bị lôi cuốn bởi những biến động ngắn hạn của thị trường.
  • Kỹ năng ra quyết định: Trong trading, khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi trader phải có khả năng xử lý thông tin một cách hiệu quả, đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu và không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.
Những kỹ năng cần thiết mà trader cần có
Những kỹ năng cần thiết mà trader cần có

6. Lời khuyên cho những người mới bắt đầu

Bắt đầu sự nghiệp trading là một thách thức đối với nhiều người mới, nhưng với các lời khuyên sau đây, hy vọng bạn có thể dễ dàng tiếp cận với công việc trading này hơn:

  • Liên tục học hỏi và nghiên cứu: Học hỏi không ngừng là yếu tố quan trọng giúp bạn nắm bắt và nâng cao về kỹ năng giao dịch. Đầu tư thời gian vào việc học các nguyên lý của thị trường tài chính, cách thức hoạt động của các công cụ tài chính, và các chiến lược giao dịch khác nhau.
  • Bắt đầu với tài khoản demo: Trước khi đầu tư tiền thật, bạn nên thực hành với các tài khoản giao dịch thử nghiệm (demo) để làm quen với các thao tác giao dịch và thử nghiệm chiến lược mà không gặp rủi ro tài chính.
  • Quản lý vốn cẩn thận: Luôn đặt mức cắt lỗ và chốt lời để bảo vệ vốn và tránh các rủi ro không đáng có. Điều này đặc biệt quan trọng trong các giai đoạn thị trường biến động mạnh, khi việc không có mức cắt lỗ có thể dẫn đến mất toàn bộ tiền trong tài khoản.
  • Tìm hiểu và phát triển chiến lược: Hãy xây dựng, tìm hiểu và thử nghiệm nhiều loại chiến lược giao dịch khác nhau để tìm ra phương pháp tối ưu nhất với bản thân. Mỗi chiến lược cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng qua các giai đoạn thị trường khác nhau để đảm bảo tính hiệu quả và khả năng sinh lời trong dài hạn.
  • Kiên nhẫn và kỷ luật: Không nên nôn nóng kiếm lời nhanh chóng. Hãy kiên nhẫn và tuân thủ các nguyên tắc giao dịch đã đặt ra. 
  • Chọn lựa sàn giao dịch uy tín: Trong trading, chọn sàn giao dịch là một việc rất quan trọng, có thể giúp bạn tránh bị lừa đảo và mất nhiều chi phí khi giao dịch. Một trong những sàn giao dịch hàng đầu là ONUS với hơn 4.5 triệu người dùng, mang trải nghiệm đầu tư ưu việt cùng 600 loại tài sản điện tử đa dạng.
  • Năm vững những kiến thức cơ bản: Nếu bạn là người mới, việc hiểu rõ các kiến thức cơ bản và cách giao dịch sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định trên thị trường. Hãy tham gia khóa học trade coin miễn phí của ONUS để trang bị cho mình những kiến thức hữu ích nhất và làm chủ được quyết định đầu tư của mình.
Lời khuyên dành cho những trader mới
Lời khuyên dành cho những trader mới

Bằng cách trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết và tuân thủ các lời khuyên trên, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp giao dịch của mình. Hãy nhớ rằng, thành công trong trading không đến ngay lập tức, mà là kết quả của sự nỗ lực, kiên trì và học hỏi không ngừng.

7. Tổng kết

Công việc trading không chỉ mang lại nhiều cơ hội và lợi ích hấp dẫn mà còn đầy thách thức và rủi ro. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về trader là gì, đồng thời có những sự chuẩn bị khi mới bước chân vào thị trường tài chính.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Đòn bẩy là gì và tại sao trader sử dụng nó?

Đòn bẩy là việc sử dụng vốn vay để tăng cường khả năng sinh lợi nhuận từ các giao dịch. Trader sử dụng đòn bẩy để tăng cơ hội lợi nhuận, nhưng điều này cũng đi kèm với rủi ro mất mát cao hơn.

Có cần phải có bằng cấp để trở thành trader không?

Không cần bằng cấp cụ thể để có thể làm trader, nhưng kiến thức và kinh nghiệm là rất quan trọng. Nhiều trader có thể tự học thông qua các khóa học trực tuyến, sách và tài liệu nghiên cứu.

Làm thế nào để thành công với nghề trader?

Để trở thành một trader thành công, cần học hỏi liên tục, phát triển kỹ năng phân tích thị trường, quản lý rủi ro hiệu quả, duy trì kỷ luật đồng thời thường xuyên cập nhật kiến thức về các xu hướng và chiến lược giao dịch.

SHARES