ETHW là gì? Tìm hiểu về cách hoạt động, ứng dụng thực tế của ETHW. Các trường hợp sử dụng, giá trị, cách lưu trữ và đầu tư ETHW.
1. Giới thiệu về hệ sinh thái EthereumPoW
1.1. EthereumPoW là gì?
EthereumPoW hay ETHW là phiên bản phân nhánh của blockchain Ethereum được tạo ra bởi một công ty khai thác tại Trung Quốc sau khi tiến hành The Merge, sự kiện hợp nhất các lớp thực thi và đồng thuận của Ethereum.
Blockchain Ethereum đã chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW) sang cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) vào ngày 15/09/2022. Sau sự kiện này, mạng lưới Ethereum đã chính thức phân nhánh thành hai chain khác nhau, bao gồm chain chính Ethereum sử dụng cơ chế Proof-of-Stake (PoS) và chain EthereumPoW giữ nguyên cơ chế cơ chế Proof-of-Work (PoW).
1.2. Mục đích ra đời của EthereumPoW
Việc chuyển đổi sang PoS sẽ giảm lượng khí thải carbon của Ethereum và cho phép mạng lưới này mở rộng quy mô và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên mạng. Tuy nhiên, một số công ty khai thác Ethereum tin rằng việc chuyển sang cơ chế Proof-of-Stake (PoS) sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập của họ bởi các thợ đào sẽ không thể tiếp tục quá trình đào coin của họ để kiếm phần thưởng.
Để giải quyết vấn đề này, một mạng lưới hard fork giữ nguyên cơ chế Proof-of-Work (PoW) với tên gọi là EthereumPoW đã chính thức ra đời. EthereumPoW giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép các thợ đào tiếp tục sử dụng các thiết bị đào của họ để xác thực các giao dịch. Tuy nhiên, họ sẽ nhận được phần thưởng là ETHW thay vì ETH.
1.3. Đội ngũ phát triển EthereumPoW
Đội ngũ phát triển EthereumPoW (ETHW), được gọi là ETHW Core, đã thông báo vào ngày 13/09/2022 rằng mạng chính ETHW của họ sẽ ra mắt trong vòng 24 giờ kể từ The Merge. Các thành viên ETHW Core đều thuộc cộng đồng ủng hộ cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (PoW) và hoạt động ẩn danh.
Thành viên ETW Core duy nhất lộ diện là người sáng lập mạng lưới, Chandler Guo. Chandler Guo là người ủng hộ cơ chế PoW và không đồng tình với quyết định chuyển sang cơ chế Proof-of-Stake (PoS) của Ethereum Foundation. Chandler Guo đã khởi xướng phiên bản hard fork PoW của Ethereum để cung cấp một nền tảng mới cho những thợ đào muốn tiếp tục sử dụng Ethereum với cơ chế Proof-of-Work (PoW).
1.4. EthereumPoW hoạt động như thế nào?
Ethereum Proof of Work hoạt động tương tự như mạng Ethereum ban đầu trước khi chuyển sang cơ chế Proof-of-Stake (PoS). Trong hệ thống Proof-of-Work (PoW), thợ đào xác minh các giao dịch và thêm các block mới vào mạng lưới bằng cách giải các phương trình toán học phức tạp.
Khi thợ đào giải thành công phương trình toán học, một block mới chứa các giao dịch được xác thực sẽ được thêm vào mạng lưới. Sau đó, thợ đào xác thực giao dịch thành công sẽ nhận được phần thưởng là ETHW và phí giao dịch. Quá trình này đảm bảo tính bảo mật và đồng thuận trong mạng vì tất cả các thợ đào sẽ cạnh tranh để giành quyền tạo block tiếp theo và nhận phần thưởng.
Không giống như cơ chế Proof-of-Stake (PoS), cơ chế Proof-of-Work (PoW) được coi là một cách phi tập trung hơn để xác minh giao dịch vì cơ chế này yêu cầu nhiều máy tính hơn để xác nhận và phê duyệt các giao dịch.
1.5. So sánh Ethereum và EthereumPoW
Sau sự kiện The Merge, mạng Ethereum được chia thành hai phiên bản: Ethereum, sử dụng thuật toán đồng thuận PoS và EthereumPoW, sử dụng thuật toán PoW cũ hơn. EthereumPoW cho phép các thợ đào nhận được phần thưởng ETHW bằng cách giải các phương trình toán học phức tạp, trong khi những người xác thực sẽ cần stake ETH vào mạng lưới nhằm mục đích tạo ra doanh thu.
1.6. So sánh EthereumPoW (ETHW) và Ethereum Classic
Giống như ETHW, Ethereum Classic được phân nhánh từ Ethereum và thừa hưởng những ưu điểm nổi bật của Ethereum. Mặc dù Ethereum Classic sử dụng thuật toán PoW như EthereumPoW, Ethereum Classic vẫn có lợi thế nhờ tốc độ hash rate cao và tốc độ tăng trưởng giá ổn định. Ngoài ra, Ethereum Classic đã có mặt trên thị trường từ năm 2016, lâu hơn so với EthereumPoW và đã chứng minh được độ phổ biến, thành tích tăng trưởng và độ minh bạch theo thời gian.
1.7. Ưu điểm và hạn chế của EthereumPoW
1.7.1. Ưu điểm của EthereumPoW
- An toàn, bảo mật: Cơ chế Proof-of-Work có khả năng tăng cường tính bảo mật của mạng lưới EthereumPoW và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng một cách tối đa. Để tấn công mạng lưới, cần phải sử dụng các thiết bị máy tính với sức mạnh tính toán lớn. Điều này tốn rất nhiều chi phí và cũng tốn rất nhiều thời gian để thực hiện.
- Khả năng tạo block mới thông qua quá trình đào: Đối với cơ chế Proof-of-work (PoW) các thợ đào có thể sử dụng năng lực tính toán của máy tính để xác thực các giao dịch và tạo block mới. Cơ chế này không chỉ giúp tăng cường bảo mật mạng lưới mà còn giúp các thợ đào nhận phần thưởng và tạo ra nguồn thu nhập.
1.7.2. Hạn chế của EthereumPoW
- Tiêu tốn nhiều năng lượng: Cơ chế Proof-of-work (PoW) vận hành dựa trên việc giải quyết các thuật toán phức tạp. Để thực hiện nhiệm vụ này, các thợ đào cần có các thiết bị máy tính chuyên dụng và tiêu tốn một lượng năng lượng rất lớn, khiến nó trở nên tốn kém và có đem lại một số tác động tiêu cực đến môi trường.
- Gây tắc nghẽn mạng: Khả năng mở rộng của EthereumPow thấp hơn so với Ethereum. Điều này khiến cho mạng lưới có thể bị tắc nghẽn, dẫn đến chi phí giao dịch cao hơn và thời gian chờ đợi xác minh giao dịch lâu hơn.
- Tấn công 51%: EthereumPoW có khả năng bị tấn công 51% do bị một nhóm người dùng kiểm soát hơn 50% tổng năng lực khai thác của mạng. Điều này cho phép kẻ tấn công kiểm soát và thay đổi hầu hết các sự kiện trên mạng lưới, bao gồm việc tạo các block mới bất cứ khi nào họ muốn để thu thập toàn bộ phần thưởng khai thác hay đảo ngược các giao dịch đã được xác nhận, khiến chúng trở nên vô hiệu. Ngoài ra, kẻ tấn công còn có thể chặn các giao dịch mới, khiến mạng lưới trở bị dừng hoạt động.
1.8. Ứng dụng thực tế của EthereumPoW
Tương tự như Ethereum, mạng lưới EthereumPoW được xây dựng để thực thi các hợp đồng thông minh và cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp). EthereumPoW là một hệ sinh thái bao gồm các dự án bao gồm ví phi tập trung, sàn giao dịch phi tập trung (CEX) và các nền tảng Yield Farming, Lending, NFT,… Theo dữ liệu từ Defi Llama, hiện có tổng cộng 15 dự án đang hoạt động trong hệ sinh thái EthereumPoW với tổng giá trị bị khoá (TVL) đạt 185,806 USD.
2. ETHW là gì?
ETHW là đồng coin tiện ích hoạt động chính thức trong hệ sinh thái EthereumPoW và vận hành trên nền tảng EthereumPoW.
Thông tin về ETHW:
- Theo dõi giá ETHW/USD hôm nay
- Theo dõi giá ETHW/VND hôm nay
- Hướng dẫn cách mua ETHW
- Nghiên cứu về dự án Ethereum Proof-of-Work (ETHW)
2.1. ETHW được sử dụng để làm gì?
Tương tự như ETH trên mạng Ethereum, ETHW token có những chức năng và các trường hợp sử dụng sau:
- Thanh toán phí gas trên mạng EthereumPoW.
- Mua bán và thanh toán cho các dịch vụ của các ứng dụng phi tập trung trong hệ sinh thái EthereumPoW.
- Trả thưởng cho các thợ đào tham gia vào quá trình bảo mật mạng lưới và xác thực giao dịch.
2.2. Phân bổ token ETHW
Sau sự kiện The Merge, toàn bộ số lượng ETHW đã được phân bổ cho những người dùng sở hữu ETH trên ví của họ hoặc trên các sàn giao dịch. Người dùng có số dư Ethereum trong ví cá nhân hoặc ví trên các sàn giao dịch trước thời điểm 13h42’ ngày 15/09/2022 sẽ được nhận số ETHW tương ứng theo tỷ lệ 1:1 (1 ETH = 1 ETHW).
2.3. Thông số kỹ thuật của ETHW
- Tên gọi: EthereumPoW
- Ký hiệu: ETHW
- Nền tảng: EthereumPoW
- Loại token: Utility
- Tổng cung: 107,818,999 ETHW
- Nguồn cung lưu hành: 107,818,999 ETHW
2.4. Giá trị của ETHW là gì?
Hôm nay 27/12/2024, ETHW đang được giao dịch trên ở ONUS ở mức giá 3.27 USD/token. Giá trị vốn hoá thị trường của dự án đang ở mức 347,160,662.8 USD.
2.4. Đầu tư ETHW như thế nào?
2.4.1. Đầu tư ETHW tại các sàn giao dịch tập trung (CEX)
Cách phổ biến nhất để mua ETHW là thông qua sàn giao dịch tiền điện tử tập trung CEX. Sàn giao dịch tiền điện tử tập trung hoạt động với tư cách là bên trung gian giữa người mua và người bán, cung cấp dịch vụ cho phép người dùng giao dịch nhiều loại tiền điện tử khác nhau và các tài sản kỹ thuật số khác như NFT.
Các sàn giao dịch cho phép các nhà đầu tư tiền điện tử mua và bán tài ETHW ở mức giá thị trường, được gọi là giao dịch spot hoặc tạo các lệnh được thực hiện khi tài sản đạt đến mục tiêu giá mong muốn của nhà đầu tư, được gọi là giao dịch futures.
Sàn giao dịch tiền điện tử tập trung cũng mang lại trải nghiệm dễ dàng cho người dùng và cho phép giao dịch ETHW và mức phí tương đối thấp. Hầu hết tất cả các sàn giao dịch đều cung cấp các số liệu cụ thể về ETHW, bao gồm biểu đồ, đồ thị, số liệu thống kê và tin tức, giúp người dùng truy cập vào thông tin hữu ích để đưa ra những quyết định giao dịch hiệu quả.
2.4.2. Đầu tư ETHW tại các sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
Một cách khác để đầu tư ETHW là mua ETHW tại các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). Sàn giao dịch phi tập trung là một loại sàn giao dịch cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ngang hàng (P2P) mà không cần thông qua các bên trung gian. Các sàn giao dịch phi tập trung phổ biến bao gồm Uniswap, PancakeSwap, dYdX và Kyber.
Bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh trên blockhain, các sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng thực hiện các giao dịch mua bán với độ trượt giá thấp hơn so với các sàn giao dịch tập trung.
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư muốn quy đổi từ tài sản kỹ thuật số này sang tài sản kỹ thuật số khác và không phù hợp với những người muốn mua hoặc bán tài sản kỹ thuật số bằng tiền tệ fiat.
4. Lịch sử giá của ETHW qua các năm
Năm | Giá cao nhất | Giá thấp nhất | Biến động giá |
2022 | 22.62 USD | 2.87 USD | -86.2% |
2023 | 5.2 USD | 1.17 USD | +12.1% |
2024 | 3.66 USD | 2.43 USD | -10.4% |
Lịch sử giá ETHW qua các năm tính đến ngày 15/01/2024
5. Cách lưu trữ ETHW
Ví phần cứng hoặc phần mềm có thể được sử dụng để lưu trữ ETHW. Ví phần cứng cung cấp mức độ bảo mật cao hơn ví phần mềm vì tài sản được lưu trữ ngoại tuyến thông qua các thiết bị phần cứng như Ledger Nano S. Chủ sở hữu tiền điện tử có ví phần mềm sở hữu quyền giám sát các private key của họ thay vì cho phép sàn giao dịch nắm giữ chúng.
Người dùng không sử dụng PC thường xuyên có thể chọn ví di động để lưu trữ ETHW hoặc bất kỳ loại tiền điện tử nào khác. Tuy nhiên, chủ sở hữu của ví có thể bị mất tiền nếu thiết bị nhiễm phần mềm độc hại. Ngoài ra, để tránh bị hack, người dùng cũng có thể sử dụng ví giấy để lưu trữ private key, public key và mã QR. Nếu tài liệu chứa thông tin này bị mất hoặc rơi vào tay người dùng khác thì chủ sở hữu sẽ không thể lấy lại số ETHW trong ví.
6. Mua, bán EthereumPoW miễn phí trên ONUS
ONUS là cách dễ dàng và an toàn nhất để mua/bán và lưu trữ EthereumPoW (ETHW). Ra mắt lần đầu tiên vào 23/03/2020, hơn 4 triệu người dùng đã tin tưởng và sử dụng ONUS để giao dịch hơn 600 loại tiền điện tử và cổ phiếu phổ biến với tỉ giá tốt nhất và hoàn toàn miễn phí giao dịch.
Ngoài ra, khi mua bán EthereumPoW (ETHW) trên ứng dụng ONUS, bạn cũng có thể tận dụng những công cụ mạnh mẽ giúp tối ưu hiệu quả đầu tư:
- Cài đặt Chốt lời/Cắt lỗ tự động
- Quản lý giá vốn và theo dõi lời/lỗ được tính toán tự động
- Cài đặt Đầu tư tự động để tự động hoá việc đầu tư dài hạn với giá vốn tốt
Đặc biệt, hiện nay ONUS đang triển khai chương trình tặng vốn trải nghiệm dành cho người mới đăng ký: Người dùng mới sẽ nhận được 270,000 VNDC miễn phí để trải nghiệm nhận lãi kép 10%, được tặng thêm Bitcoin miễn phí và được cấp 50,000 VNDC để trải nghiệm giao dịch phái sinh.
Có thể bạn quan tâm:
- ETH là gì? Tìm hiểu về đồng coin lớn thứ 2 thế giới
- Tìm hiểu hệ sinh thái Ethereum và những mảnh ghép cốt lõi (2024)
- BRC20 là gì? Tìm hiểu về giao thức Ordinals và BRC20 token