Mất giá là gì? Đồng tiền nào mất giá nhất thế giới?

KEY TAKEAWAYS:
Mất giá (Devaluation) là hiện tượng giá trị của một loại tiền tệ giảm đi so với đồng tiền mạnh như đồng đô la Mỹ hoặc chuẩn tiền tệ được thiết lập như vàng.
Ban đầu, giá trị đồng tiền của hầu hết các quốc gia được gắn với vàng nhưng trong nửa sau của thế kỷ 20 đến nay thường gắn liền với đồng Đô la Mỹ hoặc đồng Euro.
Trong các thời kỳ lạm phát, khi giá cả tăng lên và đồng tiền mất giá. Nhưng giá trị của vàng thường giữ mức ổn định hoặc tăng lên. Do đó, việc sở hữu vàng có thể giúp bạn bảo vệ giá trị tài sản khỏi ảnh hưởng của lạm phát.

Mất giá là hiện tượng kinh tế diễn ra khi giá trị của một đơn vị tiền tệ giảm so với các loại tiền tệ khác hoặc so với hàng hóa, dịch vụ. Hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta, từ việc mua sắm hàng ngày đến đầu tư lâu dài. Tại bài viết này, ONUS sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng mất giá và tác động của nó tới cá nhân và cả nền kinh tế như thế nào.

Mất giá là gì?
Mất giá là gì?

1. Mất giá là gì? 

Mất giá (DEVALUATION) là hiện tượng giá trị của một loại tiền tệ giảm đi so với đồng tiền mạnh như đồng đô la Mỹ hoặc chuẩn tiền tệ được thiết lập như vàng. 

Trường hợp Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương chủ động tác động làm giảm giá tiền tệ còn được gọi là sự phá giá tiền tệ

Ban đầu, giá trị đồng tiền của hầu hết các quốc gia được gắn với vàng nhưng trong nửa sau của thế kỷ 20, dưới tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau, bây giờ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ quốc gia đang ngày càng gắn liền với đồng đô la Mỹ hoặc đồng euro.

2. Nguyên nhân gây mất giá đồng tiền

2.1. Nguyên nhân tiền mất giá

Có rất nhiều lý do cho sự mất giá của tiền tệ. Một số lý do có thể kể đến như sau

– Lạm phát cao:

Lạm phát là hiện tượng giá cả chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên một cách liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền: Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng quá nhanh, giá trị thực của đồng tiền sẽ giảm đi.

– Thâm hụt thương mại: 

Thâm hụt thương mại là tình trạng một quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn so với xuất khẩu. Nói cách khác, giá trị hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia mua từ nước ngoài lớn hơn giá trị hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó bán ra nước ngoài. Điều này khiến nhu cầu đối với đồng tiền nội địa giảm, gây áp lực lên tỷ giá.

– Chính sách tiền tệ lỏng lẻo:

Khi ngân hàng trung ương của một quốc gia thực hiện chính sách này, họ sẽ tăng cung tiền trong nền kinh tế bằng cách giảm lãi suất, mua lại trái phiếu chính phủ hoặc các tài sản khác. Mục tiêu của chính sách này thường là kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm thất nghiệp. Khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền quá mức, sẽ dẫn đến lạm phát và làm giảm giá trị đồng tiền.

– Bất ổn chính trị

Khi một quốc gia trải qua những biến động chính trị, kinh tế không ổn định, hoặc các cuộc xung đột, niềm tin của Nhà đầu tư vào nền kinh tế đó sẽ suy giảm mạnh. Điều này sẽ trực tiếp tác động đến giá trị của đồng tiền quốc gia đó.

– Các yếu tố khác

  • Sự thay đổi kỳ vọng của thị trường: nếu Nhà đầu tư dự đoán đồng tiền sẽ mất giá trong tương lai, họ sẽ bán đồng tiền đó dẫn đến tỷ giá đồng tiền giảm.
  • Sự kiện bất ngờ: Các sự kiện bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng có thể gây ra biến động tỷ giá.

2.2. Mối tương quan giữa “mất giá” và “lạm phát”

Mất giá và Lạm phát có liên hệ gì với nhau?
Mất giá và Lạm phát có liên hệ gì với nhau?

Như đã nói ở trên, mất giá là hiện tượng giá trị của một đồng tiền giảm đi so với các đồng tiền mạnh như đồng đô la Mỹ hoặc chuẩn tiền tệ được thiết lập như vàng. Còn lạm phát là hiện tượng giá cả chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên một cách liên tục trong một khoảng thời gian.

Tiền mất giá và lạm phát là 2 khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong kinh tế. Hai hiện tượng này thường đi kèm và tác động lẫn nhau. Khi một đồng tiền mất giá hoặc phá giá sẽ kéo theo lạm phát thấp xuất hiện. Lúc này giá trị tiền lương có tăng cao nhưng giá trị sản phẩm kéo theo việc sản xuất hàng hóa kém phát triển.

3. Những sự kiện tiền mất giá nổi tiếng nhất trong lịch sử

Đức sau thế chiến 1

Sau Chiến tranh thế giới thứ I (28/7/1914 – 11/11/1918), nền kinh tế Đức đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, biểu hiện rõ nhất là sự mất giá của đồng Mark (đơn vị tiền tệ của Đức).

Nước Đức đã rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lên tới 29.500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỷ mark để đổi lấy 1 USD.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế là chi phí do chiến tranh gây nên. Nước Đức ước tính đã chi 160 tỷ mark cho chiến tranh. Ngoài ra, Đức đã phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường một số tiền khổng lồ cho các nước thắng trận theo Hiệp ước Versailles.

Nước Đức phải bồi thường sau Thế Chiến I đã gây nên tình trạng mất giá trầm trọng của đồng Mark
Nước Đức phải bồi thường sau Thế Chiến I đã gây nên tình trạng mất giá trầm trọng của đồng Mark

Nhưng vài năm sau đó, nguyên nhân thực sự khiến Đức rơi vào siêu lạm phát đã được hé lộ: Chính phủ Đức quyết định vay mượn để chi trả cho chiến tranh. Khoản tiền bồi thường sau chiến tranh được quy định trong Hiệp ước Versailles buộc Đức phải trả bằng vàng hay ngoại tệ tương ứng thay vì đồng Mark. Để mua số ngoại tệ này, chính phủ Đức đã phải sử dụng đồng Mark được đảm bảo bằng nợ chính phủ và vì vậy đã làm tăng tốc độ phá giá đồng tiền.

Kết quả, sau khi Chiến tranh Thế giới thứ I kết thúc, Đức đã phải chịu sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đồng tiền Mark mất giá trầm trọng.Các cuộc biểu tình, đình công và bất ổn chính trị đã làm gia tăng thêm tình trạng hỗn loạn và làm suy yếu niềm tin của người dân vào đồng Mark.

Tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn khi Đức không thể trả được các khoản nợ và quân đội Pháp và Bỉ đã chiếm thung lũng Ruhr vào tháng 1/1923 để đòi Đức phải trả bằng hiện vật. Sự việc này đã nhanh chóng đẩy nền kinh tế Đức rơi vào lạm phát phi mã.

Để thoát khỏi tình trạng này, chính phủ Đức đã lập một ngân hàng trung ương đặc biệt và phát hành loại tiền tệ mới, Rentenmark với tỷ giá 4,2 Rentenmark/USD và giảm bớt 12 số 0 trên tờ tiền Papiermark. Đồng Rentenmark đã giúp bình ổn kinh tế Đức một cách khá hiệu quả.

Tại Đức, đã có những câu chuyện về sự ảnh hưởng của sự mất giá của tiền tệ đến xã hội như sau: 

  • Một gia đình đã bán nhà và muốn di cư sang Mỹ, nhưng khi tới cảng Hamburg mới nhận ra rằng số tiền họ có không còn đủ để mua vé tàu sang Mỹ và thậm chí không còn đủ tiền mua vé tàu về nhà nữa. 
  • Một người vào tiệm cà phê, uống 2 ly cà phê với giá 5.000 mark một ly, nhưng khi thanh toán, họ bị đòi trên 14.000 mark với lý do, lẽ ra ông ta phải đặt 2 ly cà phê cùng một lúc, vì trong thời gian ông ta uống hết ly cà phê đầu, giá cà phê đã tăng lên. 
  • Có người muốn đi xem kịch, mang theo vài trăm triệu mark, nhưng khi tới quầy bán vé thì bọc tiền đó không đủ nữa, vì vé vào cửa đã lên tới một tỷ mark.

Hungary sau thế chiến 2

Sau Thế chiến thứ II (1/9/1939 – 2/9/1945), giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, Hungary cũng phải đối mặt với những hậu quả nặng nề. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà Hungary phải đối phó là siêu lạm phát và sự mất giá nghiêm trọng của tiền tệ.

Tháng 7/1946, lạm phát hàng tháng tại Hungary là 4,19 x 10^16% và hàng ngày là 207%. Khi đó, tờ tiền mệnh giá lớn nhất tại nước này có tới 20 số 0. Tình hình trầm trọng đến nỗi chính phủ Hungary phải sử dụng một đơn vị tiền tệ đặc biệt được thiết kế cho trả thuế và bưu chính. Loại tiền này được điều chỉnh hằng ngày qua radio. Đồng Pengo đã bị thay thế sau đó trong một lần tái định giá tiền, khi đó tổng giá trị của tất cả các tờ tiền Hungary đang được lưu thông ở nước này có giá trị chỉ bằng 1/1000 USD.

Chiến tranh chính là nguyên nhân của tình trạng lạm phát phi mã tại Hungary. Khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, nền kinh tế của Hungary đang rất yếu kém, nước này còn mạnh tay áp dụng những chính sách bao cấp cho khu vực kinh tế tư nhân, gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng. Để đáp ứng nhu cầu của ngân sách, tình trạng in tiền diễn ra ồ ạt.

Để giải quyết tình hình, chính phủ Hungary phải cho ra đời đơn vị tiền tệ mới – đồng Forint – có thể quy đổi trực tiếp ra vàng và ra các ngoại tệ khác.

Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, vào năm 2022, đồng forint của Hungary đã chạm mốc thấp nhất lịch sử do các nhà đầu tư trên thị trường đã bán phá giá các tài sản rủi ro để chuyển sang các loại tiền an toàn như đồng USD và Euro trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế do chi phí năng lượng tăng.

Đông Pengo mất giá trầm trọng sau Thế chiến II
Đông Pengo mất giá trầm trọng sau Thế chiến II

Zimbabwe từ 2000 – 2009

Zimbabwe có thể coi là ví dụ điển hình nhất về một quốc gia trải qua tình trạng siêu lạm phát và mất giá tiền tệ nghiêm trọng.

Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Zimbabwe bắt đầu bước vào kỷ nguyên siêu lạm phát vào tháng 3 năm 2007. Lạm phát chỉ chấm dứt khi quốc gia châu Phi từ bỏ đồng nội tệ của mình vào năm 2009.

Trong giai đoạn này, lạm phát tại Zimbabwe có lúc lên tới đỉnh điểm với tỷ lệ 516 x 10^18 %. Có thời điểm ngân hàng trung ương nước này phải in những tờ đôla Zimbabwe 100.000 tỷ để người tiêu dùng không phải mang theo cả bao tải tiền mặt khi đi mua sắm.

Tình trạng lạm phát phi mã nằm ngoài kiểm soát này của Zimbabwe là do các chính sách của tổng thống Mugabe trong chi tiêu ngân sách chính phủ và do sự quản lý yếu kém của chính phủ Zimbabwe. Nhưng ông Mugabe lại đổ lỗi các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Ông cho rằng chính điều này đã gây ra tình hình kinh tế hỗn loạn tại Zimbabwe.

Năm 2009, chính phủ nước này đã từ bỏ đồng đôla Zimbabwe và cho phép sử dụng đồng Rand của Nam Phi và đồng đôla Mỹ.

Hy Lạp (1943 – 1946)

Hy Lạp cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề sau Thế chiến thứ 2. Tháng 10/1944, tỷ lệ lạm phát hàng tháng của Hy Lạp lên tới 13.800% và hàng ngày là 10,9%.

Năm 1942, mệnh giá lớn nhất của đồng Drachma Hy Lạp là 50,000, nhưng vào năm 1944, con số này đã lên đến 100 nghìn tỷ. Chính phủ Hy Lạp đã phải định giá lại đơn vị tiền tệ của mình và đổi đồng Drachma cũ sang đồng tiền mới với tỷ lệ 50 tỷ : 1.

Chính phủ nước này cũng lựa chọn in tiền liên tục để chi trả cho những khoản chi phí do Thế chiến thứ 2 gây ra, từ đó đẩy Hy Lạp vào tình trạng nợ nần chồng chất. Những cuộc chiếm đóng của Đức và Italy đã khiến nền kinh tế Hy Lạp đình trệ, khiến người dân mất lòng tin vào tiền tệ và thậm chí ngân hàng trung ương nước này còn phát hành đồng xu Franc vàng.

Để chấm dứt lạm phát phi mã, năm 1953, Hy Lạp đã gia nhập hệ thống Bretton Woods. Tổ chức này giúp ổn định tỷ giá hối đoái, liên kết các loại tiền tệ quốc tế với đồng đôla Mỹ.

Năm 1946, nước Anh đề xuất kế hoạch bình ổn cho Hy Lạp, bao gồm tăng doanh thu từ việc bán hàng cứu trợ, điều chỉnh một số thuế suất đặc biệt, cải thiện phương pháp thu thuế và thành lập một Ủy ban tiền tệ để chịu trách nhiệm các vấn đề về tài chính. Vào đầu năm 1947, giá cả được bình ổn, niềm tin người tiêu dùng được phục hồi và thu nhập người dân được nâng cao. Khi đó, Hy Lạp chính thức thoát khỏi siêu lạm phát.

Hy Lạp chịu ảnh hưởng sau Thế Chiến II gây mất giá tiền tệ nghiêm trọng
Hy Lạp chịu ảnh hưởng sau Thế Chiến II gây mất giá tiền tệ nghiêm trọng

Vì sao đồng tiền các nước châu Á đang mất giá mạnh?

Theo một số nghiên cứu, khoảng thời gian từ tháng 4/2024, đồng tiền các nước châu Á xuất hiện hiện tượng mất giá tập thể: đồng yên Nhật, đồng won Hàn Quốc, đồng Rupee Ấn Độ, đồng Rupiah Indonesia, tiền đồng Việt Nam, đồng Peso Philipin. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó quan trọng nhất là chính sách đồng USD mạnh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Hiện nay, nếu đồng đô la Mỹ tiếp tục duy trì sức mạnh, không thể loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính ở một số quốc gia. Nhưng những sự kiện tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khó có thể lặp lại. Trong ngắn hạn, FED vẫn duy trì lãi suất đồng USD ở mức cao nên áp lực mất giá đối với các đồng tiền châu Á sẽ không được loại bỏ trong ngắn hạn. Sự mất giá mạnh của các đồng tiền châu Á một lần nữa bộc lộ sự mong manh của hệ thống tiền tệ châu Á. Thúc đẩy hội nhập kinh tế của các nước châu Á, tăng cường kết nối và hợp tác trong hệ thống tài chính tiền tệ của khu vực, thúc đẩy hơn nữa quá trình “phi đô la hóa” và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đồng nội tệ sẽ giảm thiểu và ứng phó tốt hơn với các rủi ro của thị trường ngoại hối.

Sự mất giá mạnh đồng tiền của một quốc gia có thể dễ dàng gây ra những cú sốc kinh tế và tài chính cho quốc gia đó.

4. Ảnh hưởng của đồng tiền mất giá

Sự mất giá của đồng tiền có ảnh hưởng rất lớn tới mỗi cá nhân trong xã hội, các doanh nghiệp nhỏ hay cả một quốc gia, thậm chí là cả nền kinh tế chung

Đối với cá nhân

Việc mất giá tiền tệ sẽ làm giảm sức mua của người dân, khiến cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn. Mất giá trị đồng tiền cũng ảnh hưởng tới những khoản tiết kiệm họ, làm giảm đi khả năng chi tiêu và đầu tư trong tương lai.

Đối với doanh nghiệp

Sự mất giá tiền tệ thường đi kèm với lạm phát có thể gây nên những tác động sâu sắc đến hoạt động của doanh nghiệp. Giá nguyên vật liệu có thể tăng mạnh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩu. Chi phí lao động cũng theo đó phải tăng lên do công nhân cần thêm chi phí cho sinh hoạt thường ngày. Nhiều doanh nghiệp thường rơi vào tình trạng khó khăn hoặc có thể dẫn tới phá sản nếu tiền tệ mất giá liên tục trong thời gian dài.

Đối với quốc gia

Việc đồng tiền của nước mình bị mất giá sẽ tác động rất tiêu cực tới nền kinh tế của quốc gia đó. Nếu tình trạng mất giá đồng tiền kéo theo lạm phát kéo dài sẽ dẫn tới sự bất ổn trong xã hội, người dân sẽ mất niềm tin vào đồng tiền quốc gia. Từ đó, có thể dẫn tới tình trạng biểu tình, bạo loạn. Bên cạnh đó, đồng tiền mất giá cũng khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên nhưng sản phẩm trong nước lại khó có thể cạnh tranh với các loại hàng hóa nhập khẩu khi so sánh về giá cả. Nếu không có giải pháp đúng đắn kịp thời, 1 quốc gia có thể sẽ phải vay nợ ngoại tệ từ các nước khác hoặc từ chính người dân của mình. Nhưng dù bằng biện pháp nào thì đồng tiền mất giá cũng sẽ làm tăng gánh nặng của quốc gia đó

Đối với nền kinh tế chung

Việc một đồng tiền mất giá so với các đồng tiền khác sẽ gây ra những tác động lan tỏa rộng rãi và phức tạp tới nền kinh tế toàn cầu. Một số ảnh hưởng chính có thể kể đến như:

– Đối với thương mại quốc tế: 

  • Tăng cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu: Khi đồng tiền một quốc gia mất giá, hàng hóa của quốc gia đó trở nên rẻ hơn trên thị trường quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.
  • Tăng chi phí nhập khẩu: Ngược lại, việc nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ sẽ trở nên đắt đỏ hơn, có thể làm giảm sức mua của người dân và gia tăng nguy cơ lạm phát.

– Đối với lĩnh vực đầu tư:

  • Dễ thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: Một đồng tiền yếu có thể thu hút các Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư với chi phí thấp hơn.
  • Gây bất ổn cho thị trường tài chính: Sự biến động mạnh của tỷ giá hối đoái có thể gây ra bất ổn trên thị trường tài chính, làm tăng rủi ro cho các Nhà đầu tư

– Lạm phát:

  • Khi giá cả hàng nhập khẩu tăng, các doanh nghiệp trong nước có xu hướng chuyển chi phí này sang người tiêu dùng
  • Gây áp lực lên các ngân hàng trung ương: Các ngân hàng trung ương phải có những biện pháp can thiệp để ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát

– Gây căng thẳng thương mại giữa các quốc gia: Khi các quốc gia đối tác cảm thấy bị cạnh tranh không công bằng

5. Phải làm gì khi tiền mất giá

Tiền mất giá không phải là khái niệm mà người tiêu dùng cá nhân hay các đơn vị kinh doanh có thể kiểm soát. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện một số điều sau để hạn chế tối đa tác động tiêu cực của sự mất giá tiền tệ:

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Thay vì chỉ tiết kiệm các khoản tiền mà mình có và chịu ảnh hưởng từ sự mất giá tiền tệ, bạn có thể chia nhỏ các khoản tiền và đầu tư vào các lĩnh vực khác như vàng, tiền điện tử,…để có có thể đảm bảo ổn định tài chính khi sự kiện mất giá xảy ra. 

Tìm hiểu về các loại tiền điện tử ổn định

Những năm gần đây, tiền điện tử được biết đến là lĩnh vực đầu tư mang lại lợi nhuận khá tốt cho các NĐT. Nếu đang muốn tìm hiểu về lĩnh vực này, bạn có thể bắt đầu bằng những loại tiền điện tử ổn định trước. Tiền điện tử ổn định (stablecoin) được thiết kế để giữ giá trị ổn định so với một loại tài sản cơ bản như VND, USD hoặc vàng. Đây có thể là một lựa chọn để bảo vệ tài sản của bạn khỏi lạm phát. 

Theo dõi tin tức kinh tế

Bạn cần theo dõi các tin tức kinh tế thường xuyên vì khi đồng tiền mất giá, sự giảm giá sẽ diễn ra rất nhanh chóng và khó đoán. Vì vậy, để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào, bạn cần theo dõi tin tức, chú ý đến các chỉ số lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất,…để đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp.

Bạn cũng nên đọc các báo cáo của các tổ chức tài chính quốc tế nhưng Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế,… để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường.

Kế hoạch tài chính cá nhân

– Lập kế hoạch tài chính chi tiết: Xác định các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư phù hợp.

– Tìm sự tư vấn từ chuyên gia: Nếu bạn không tự tin vào kiến thức của mình, hãy tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia tài chính để được hỗ trợ.

– Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Không nên đặt tất cả trứng vào một giỏ. Hãy phân bổ vốn đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau để giảm thiểu rủi ro.

6. 10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay 

6.1. Đồng Kip – Lào

Lao Kip hay còn gọi là Laotian Kip là loại tiền tệ chính thức của quốc gia Lào, loại tiền này đang trên đường tăng giá trị của mình lên nhưng vẫn còn khá xa để ra khỏi danh sách này. Tiền của Lào thấp không phải bị mất giá mà do nó được định giá như vậy từ lúc Lào bắt đầu sử dụng nó. Chính phủ Lào đang cố gắng để tăng giá trị của đồng Kip lên so với thế giới.

Theo dõi tỷ giá LAK/VND tại đây

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Đồng Kíp Lào
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Đồng Kíp Lào

6.2. Đồng Francs – Guinea

Guinea là một quốc gia nhỏ nằm tại bờ biển phía tây châu Phi. Dù được xem là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng do tỷ lệ lạm phát cao, trình độ giáo dục còn thấp và xã hội chưa phát triển, tình trạng trộm cắp nhiều nên đồng tiền Francean của nước này bị mất giá nghiêm trọng. Đặc biệt, sự bùng nổ của dịch Ebola đã làm mất giá đồng tiền này 1 cách nhanh chóng. 

Theo dõi tỷ giá GNF/VND tại đây

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Đồng Francs
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Đồng Francs

6.3. Đồng Guarani – Paraguay

Guarani là đơn vị tiền tệ chính thức của Paraguay, một quốc gia nông nghiệp tại Nam Mỹ. Đất nước này được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế yếu kém nhất Nam Mỹ bởi tình trạng tham nhũng cao, chất lượng giáo dục kém phát triển, số lượng người nghèo và người thất nghiệp ngày càng tăng cao nên kéo theo nền kinh tế của quốc gia này đi xuống một cách nhanh chóng.

Theo dõi tỷ giá đồng PYG/VND tại đây

 

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Đồng Guarani
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Đồng Guarani

 

6.4. Đồng Som – Uzbekistan

Tuy có nhiều tài nguyên thiên nhiên bậc nhất thế giới nhưng với các chính sách khai thác không hợp lý của chính phủ đã khiến hơn ⅓ người dân phải sống nghèo khổ với nguồn thu nhập cực thấp. Vì vậy đồng tiền Som của nước này cũng bị mất giá nghiêm trọng.

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Đồng Som
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Đồng Som

6.5. Đồng Leone – Sierra Leone

Tiếp theo lại là một đồng tiền của một quốc gia thuộc vùng Tây Phi, Sierra Leone là một quốc gia nghèo nhất thế giới hiện nay. Vì phải chịu chiến tranh, dịch bệnh trong thời gian dài nên nền kinh tế của nước này dường như không thể phát triển mạnh hơn hiện tại. Nền kinh tế chính của nước này phụ thuộc vào nông nghiệp với các giống cây chủ lực là cà phê, ca cao. Đặc biệt, kim cương cũng là nguồn thu nhập đáng kể của nước này vì có khá nhiều mỏ kim cương tự nhiên tại đây

Theo dõi tỷ giá SLL/VND tại đây

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Sierra Leone
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Sierra Leone

6.6. Đồng Rupiah – Indonesia

Do các chính sách tiền tệ được thắt chặt của Cục dự trữ liên bang Mỹ, đồng Rupiah đã bị suy giảm giá trị. Bên cạnh đó, quốc gia này còn gặp những vấn đề về tham nhũng, lạm phát,.. gây nên sự mất giá trị nghiêm trọng của đồng tiền này.

Theo dõi tỷ giá IDR/VND tại đây

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Rupiah
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Rupiah

6.7. Đồng Dobra – São Tomé

São Tomé là 1 đảo quốc rất nhỏ trên thế giới nằm tại Châu Phi, rất nhiều người trên thế giới không biết đến sự tồn tại của quốc gia này. Nền kinh tế của São Tomé khá ổn định dựa vào việc phát triển nông nghiệp và xuất khẩu cacao, café, quế và đu đủ, quốc gia này còn có các nguồn đầu tư ngoại quốc để khai thác các mỏ dầu. Tuy nhiên, đồng Dobra của nước này vẫn thuộc top đồng tiền có giá trị thấp nhất thế giới do tình trạng không ổn định và thường xuyên bị mất giá.

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Dobra
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Dobra

6.8. Đồng Rial – Iran

Iran là một quốc gia giàu có tại khu vực Trung Á và trên toàn thế giới, tuy nhiên giá trị tiền tệ của quốc gia này lại ở mức thấp nhất nhì thế giới. Tình hình chính trị ở đây được đánh giá là phức tạp do có nhiều mỏ dầu lớn bậc nhất thế giới nên thường phải chịu sự nhòm ngó của nhiều “ông lớn” trên thế giới. Do chương trình phát triển hạt nhân tại quốc gia hồi giáo này mà Iran đã bị Mỹ áp lệnh trừng phạt quốc tế khiến giá trị của đồng Rial bị mất giá nghiêm trọng. Theo dự đoán mức giảm thấp còn sẽ tiếp tục trong các năm sắp tới.

Theo dõi tỷ giá IRR/VND tại đây

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Rial
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Rial

6.9. Đồng Boliavarana Fuerte – Venezuela

Venezuela từng là quốc gia có thu nhập cao nhất tại Nam Mỹ nhưng lạm phát đã khiến quốc gia này rơi vào khủng hoảng kinh tế nặng nề. Mức lạm phát kỷ lục đã lên đến 82,7% khiến người dân của quốc gia này rơi vào tình trạng dở khóc dở cười khi tiền thay vì để trong những chiếc ví nhỏ thì họ phải dùng thùng để đựng tiền, thậm chí người dân còn thanh toán bằng cách cân tiền thay vì trả theo cách thông thường để đỡ mất thời gian.

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Bolivariana
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Bolivariana

6.10. Đồng Việt Nam đồng – Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới. Chất lượng đời sống người dân cao, giáo dục phát triển,… Tuy nhiên, với dự đoán vào năm 2025 Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới nhưng giá trị tiền tệ của Việt Nam vẫn đang rất thấp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi nền kinh tế nhiều biến động kéo theo lạm phát cao dẫn đến giá trị đồng tiền bị mất giá và nguyên nhân chính là do Chính phủ Việt Nam cố tình giữ giá trị ở mức thấp nhằm đẩy mạnh quá trình xuất khẩu của nước ta. Trong các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay thì 1.000 VND là nhỏ nhất và lớn nhất là 500.000 VND.

10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Việt Nam Đồng
10 đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trên thế giới hiện nay: Việt Nam Đồng

7. Sự mất giá của Việt Nam Đồng

7.1. Vì sao tiền Việt ít mất giá hơn các nước khác?

Tỷ lệ mất giá của đồng Việt Nam so với đồng USD so với các nước vẫn thấp. Cụ thể, năm 2023 mất giá khoảng 2,9%, tuy nhiên đến khoảng đầu năm 2024 tính toán trên thị trường liên ngân hàng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD cũng đã có bước tăng khoảng 2,6%.

Tiền Việt ít mất giá hơn các nước khác có thể do những nguyên nhân sau:

– Do FED chưa đưa ra được thời điểm cụ thể có thể nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc hạ lãi suất nên giá trị đồng USD tăng rất cao. Đồng USD tăng giá sẽ tác động đến giảm giá của các nước khác trên thế giới và trong khu vực. Do đó đã có tác động đến đồng tiền của Việt Nam trong quan hệ tỷ giá với đồng USD.

– Chính sách tiền tệ thận trọng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng, điều chỉnh tỷ giá hợp lý để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách hạ lãi suất của Việt Nam có thể nói là rất mạnh trong thời gian vừa qua. Vì thế đã và đang tạo ra sự chênh lệch lãi suất giữa đồng Việt Nam và USD trên thị trường liên ngân hàng, tiếp tục duy trì âm nghĩa là lãi suất Việt Nam thấp hơn so với lãi suất đồng USD trên thị trường liên ngân hàng.

– Tình hình nhập khẩu của Việt Nam tương đối tích cực, vì thế nhu cầu ngoại tệ cho việc nhập khẩu cũng nhiều hơn giai đoạn trước đây. Ngoài ra cũng có một số chính sách khác có thể tác động lên chính sách tỷ giá.

7.2. Tiền Việt Nam mạnh thứ mấy thế giới năm 2024

Xét theo giá trị, đồng tiền của Việt Nam xếp gần chót bảng về những đồng tiền đang lưu hành thế giới. Theo thống kê từ tạp chí Forbes, Đồng Việt Nam là đồng tiền yếu (rẻ) thứ hai trên thế giới (chỉ cao hơn đồng Iranian Rial – IRR của Iran). 

1 VND = 0.0000392 USD

Giá trị thực tế của một đồng tiền còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sự ổn định của nền kinh tế của quốc gia đó, mức độ lạm phát, sức mua, chính sách của quốc gia đó… Việt Nam đang là một trong những quốc gia mới nổi năng động nhất ở khu vực Đông Á, các chính sách tiền tệ do chính phủ đưa ra đang khá hợp lý trong việc góp phần phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện tại.

8. Sự mất giá của đồng đô la Mỹ

8.1. Mỹ đã trải qua những đợt mất giá nào trong lịch sử

Nước Mỹ cũng đã trải qua những cuộc suy thoái kinh tế trước khi có thể trở thành một cường quốc như hiện tại:

Đại suy thoái năm 1930

Đại suy thoái năm 1930 là một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Sự kiện này bắt đầu từ năm 1929 và kéo dài đến những năm 1930, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Mọi khía cạnh của nền kinh tế từ sản xuất, tiêu dùng, thương mại, thu nhập cá nhân, hoạt động tiêu dùng, thị trường lao động, lạm phát đều chịu ảnh hưởng xấu. Các nước phụ thuộc nhiều vào công nghiệp chịu tác động sâu sắc nhất. Ngoài ra khu vực nông nghiệp cũng điêu đứng khi giá ngô, một trong những nông sản chính tại phương tây, giảm tới 60%.

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân cho cuộc suy thoái, chẳng hạn như sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng hay thị trường chứng khoán, được đánh dấu bằng “ngày thứ ba đen tối” 29/10/1929, hay suy giảm giao dịch quốc tế do Mỹ tăng thuế. Tuy nhiên, ý kiến chung được nhiều nhà kinh tế đồng thuận, trong đó có cả đương kim Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke, là do yếu tố cung của nguồn tiền cũng như sai lầm trong điều hành của FED.

Suy thoái năm 1947

Lần suy thoái này của nước Mỹ bắt nguồn từ giai đoạn hồi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới. Tính tới đầu năm 1947, nước Mỹ chiếm tới 50% tổng sản lượng nông nghiệp toàn thế giới, trước chiến tranh thế giới con số này chỉ là 30%, tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ cũng ở mức thấp kỷ lục khi gần như 100% người lao động có việc làm.

Năm 1947 chính là giai đoạn kinh tế Mỹ đạt đỉnh của chu kỳ tăng trưởng sau chiến tranh. Cũng từ thời điểm này, ngoại trừ lương thực, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói chung của nước Mỹ đã trở nên bão hòa do hàng hóa được sản xuất nhiều tới mức thừa mứa.

Dù Tổng thống Truman cũng như nội các của ông đã dự đoán được rủi ro từ lạm phát cũng như những bất ổn kinh tế, nhưng lãnh đạo nước Mỹ lại không tính tới lạm phát gia tăng tại phần còn lại của thế giới. Dù hậu quả của cuộc suy thoái 1947 là không quá tồi tệ nhưng nó cũng đủ gây trì trệ kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp phá sản cũng như tỷ lệ thất nghiệp leo thang.

Suy thoái đầu những năm 1980

Cuộc Cách mạng tại Iran đã đẩy giá dầu thế giới tăng với tốc độ chóng mặt trong thập niên 70. Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng tại Mỹ và được coi là lần suy thoái tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng 1930. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, đã buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.

Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Bất kể kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao kỷ lục 7,5% và đạt mức lịch sử 10,8% trong năm 1982.

Hậu quả của suy thoái đến ngành công nghiệp xe hơi, nhà đất và sản xuất thép tồi tệ đến nỗi các ngành trên liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng tiếp theo kết thúc.

Đây cũng là lần suy thoái kéo dài qua hai nhiệm kỳ tổng thống, ông Jimmy Carter từ 1977 đến 1981, và Ronald Reagan, từ 1981 tới 1989.

8.2. Đồng đô la Mỹ có thể bị mất giá trong tương lai không

Việc tỷ giá USD sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới sẽ tùy thuộc nhiều vào sự chênh lệch lãi suất giữa các nền kinh tế.

Trong mấy năm qua, lãi suất ở Mỹ đã duy trì ở trạng thái cao hơn so với lãi suất ở phần lớn các nền kinh tế phát triển khác, qua đó làm gia tăng sức hút của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác.

Nhưng bức tranh lãi suất toàn cầu đang có sự thay đổi, khi Fed và phần lớn các ngân hàng trung ương khác đang tiến hành giảm lãi suất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Các nhà đầu cơ đặt cược vào sự mất giá của đồng USD tin rằng chênh lệch lãi suất giữa USD với các đồng tiền khác sẽ thu hẹp. Dữ liệu gần đây từ Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) cho thấy giá trị ròng của vị thế bán khống đồng USD trên thị trường tương lai ở Mỹ đạt mức 14,1 tỷ USD, cao nhất trong khoảng 1 năm. 

9. Tại sao vàng là công cụ chống lạm phát và bảo vệ đồng tiền mất giá

Nhiều Nhà đầu tư đang hướng đến lựa chọn vàng như một nơi trú ẩn trước tình trạng mất giá của nhiều đồng tiền trên thế giới. Vàng được coi là một trong những cách lưu trữ giá trị tài sản an toàn. Trong các thời kỳ lạm phát, khi giá cả tăng lên và đồng tiền mất giá nhưng giá trị của vàng thường giữ mức ổn định hoặc tăng lên. Do đó, việc sở hữu vàng có thể giúp bạn bảo vệ giá trị tài sản khỏi ảnh hưởng của lạm phát.

Vàng thường được coi là một tài sản ổn định vì giá trị của nó ít biến động so với các loại tài sản khác trong thời gian dài. Trong một số trường hợp, giá vàng thậm chí còn tăng lên trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Sự hiếm có và giới hạn của vàng làm cho nó trở thành một tài sản có giá trị cao. Vàng không thể sản xuất thêm một cách dễ dàng như tiền tệ. Điều này tạo ra một sự khan hiếm và giá trị đối với vàng.

Vàng có tính thanh khoản cao, nó có thể dễ dàng được chuyển đổi thành tiền mặt mà không mất nhiều giá trị. Làm cho việc sở hữu vàng dễ dàng và thuận tiện trong việc bảo vệ giá trị tiền tệ.

Lời kết 

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về khái niệm Mất giá tiền tệ cũng như cần làm gì để hạn chế tác động của hiện tượng này. Mất giá không chỉ là một vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Hiểu rõ về hiện tượng này giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về thế giới và đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Sự khác biệt giữa mất giá và lạm phát là gì?

Mất giá là hiện tượng giá trị của một đơn vị tiền tệ giảm đi so với các đơn vị tiền tệ mạnh như USD, EUR hoặc vàng

Lạm phát là sự tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ trong trong 1 khoảng thời gian

Làm thế nào để dự đoán được một đồng tiền sẽ mất giá?

Dự đoán một đồng tiền sẽ mất giá là một việc khá phức tạp và không có công thức chính xác nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào một số yếu tố cơ bản sau: Lạm phát gia tăng, tỷ giá hối đoái giảm, dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm, nợ công tăng,...

SHARES