Liquid staking là gì? Tiềm năng mà liquid staking mang lại cho nhà đầu tư

KEY TAKEAWAYS:
Liquid staking: là giao thức cho phép người dùng thực hiện hành động staking (đặt cược) một loại tài sản nhất định sau đó đợi giao thức phát hành cho một loại token đại diện.
Tiềm năng mà Liquid staking mang lại cho nền tảng và người dùng: Liquid staking mang lại tính thanh khoản và giảm rủi ro có các tài sản được staking. Đồng thời bổ sung thêm các danh mục đầu tư tương ứng với các token đại diện mà phần thưởng khi thực hiện giao thức mang lại cho người tham gia trên thị trường DeFi.
Top các Liquid Coin tiềm năng năm 2024: Lido DAO, Ankr, ssv.network, Jito, Frax Share, BENQI, Stafi, Tranchess
Liquid staking là gì? Tiềm năng mà liquid staking mang lại cho nhà đầu tư
Liquid staking là gì? Tiềm năng mà liquid staking mang lại cho nhà đầu tư

Sự phát triển của các cơ chế đồng thuận song song từ Proof of Work (PoW) sang  Proof of Stake (PoS) trên mạng lưới Blockchain, cụ thể là trong hệ sinh thái Ethereum đã tạo điều kiện cho giao thức Liquid staking được ứng dụng nhiều hơn vào các hoạt động tìm kiếm token, coin của nhà đầu tư. 

Với ưu điểm giúp tăng tính bảo mật và tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn vốn của người tham gia, các dự án Liquid staking mang lại lợi thế hấp dẫn khi thu hút lượng lớn tài sản có khả năng tạo ra lợi nhuận cao và là nền tảng phát triển các lớp ứng dụng liên quan.

Vậy giao thức Liquid staking là gì? Và cách mà giao thức này hoạt động cùng khả năng mang tới lợi nhuận hấp dẫn của giao thức này như thế nào? 

Bạn đọc hãy cùng ONUS khám phá hình thức tích lũy và đầu tư tiềm năng này. 

1. Liquid staking là gì?

Bạn hãy tưởng tượng, khi vào khu vui chơi giải trí, để chơi được các trò chơi trong đó, bạn phải quy đổi tiền thành các xu hoặc chip để chơi. Khi đó, bạn có thể đặt cược số chip đó vào những trò chơi an toàn bằng cách làm nhiệm vụ cố định để đợi có thêm một lượng chip đã đặt cược. Hoặc có thể mang số chip mình sở hữu đi “đầu tư” vào các trò chơi khác với phần thưởng lớn hơn. Và tại các “sân chơi” này có rất nhiều trò chơi để người tham gia có thể chơi.

giao thức Liquid staking (giao thức đặt cược lỏng) trong thị trường Crypto
Giao thức Liquid staking (giao thức đặt cược lỏng) trong thị trường Crypto.

Tương tự như vậy, giao thức Liquid staking (giao thức đặt cược lỏng) trong thị trường Crypto cũng là một khái niệm đề cập đến quá trình thực hiện giao thức cho phép người dùng staking (đặt cược) một loại tài sản nhất định nào đó. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, giao thức của dự án token sẽ phát hành cho người dùng một loại token đại diện (Liquid staking Token), tương ứng với tài sản đã được stake theo tỷ lệ 1:1.

Theo phân tích của ONUS, về cơ bản, giao thức Liquid staking là việc người tham gia mang một phần tài sản của mình để đặt cược (staking) trên các giao thức của nền tảng Blockchain, nhưng phần tài sản và cụ thể là tài khoản của người đặt cược vẫn có thể duy trì tính thanh khoản. 

Ví dụ: 

Nếu bạn thực hiện giao dịch Liquid Staking vào đồng Bonk Coin, trên mạng lưới Blockchain Sonala, nguyên tắc hoạt động vẫn tương tự như các loại token khác. Bạn có thể hiểu từng bước như sau:

  • Staking Bonk Coin: Người dùng có thể đặt cược vào Bonk Coin của họ trên một nền tảng Liquid Staking cụ thể. Khi thực hiện giao thức, người dùng sẽ nhận được một token đại diện cho tài sản đã sở hữu, cụ thể là stBonk, đại diện cho số Bonk Coin họ đã đặt cược.
  • Sử dụng linh hoạt Token đại diện StBonk: Khi nhận được stBonk, người sở hữu có thể giao dịch, trao đổi hoặc sử dụng chúng trong các ứng dụng DeFi trên hệ sinh thái Solana. Như việc thế chấp tài sản cho vay hoặc giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung, farming, lending(1), borrowing(2),… trên Sonala và các Layer 2 khác để kiếm thêm lợi nhuận
  • Nhận thưởng và thu hồi vốn linh hoạt: Sau khi đặt cược Bonk Coin, người dùng sẽ nhận được các phần thưởng Staking và tích lũy dưới dạng stBonk, nghĩa là giá trị của token đại diện stBonk sẽ tăng theo thời gian. Khi này người dùng có thể thoải mái sử dụng như mục phía trên. Điều này cho phép họ thu hồi vốn gốc và bất kỳ phần thưởng nào mà họ đã tích lũy.

Khi đó, người dùng vừa có thể nhận phần thưởng staking vừa có thể tận dụng tài sản của mình trong các hoạt động khác, điều này sẽ giúp hành trình đầu tư của người tham gia sẽ đa dạng hơn và giảm thiểu tối đa những rủi ro đến từ biến động của giá trị thị trường. 

Chú thích: 

  • Lending: là hình thức cung cấp một khoản cho vay, có thể là coin/token/tài sản với tỷ lệ lãi suất nhất định trên thị trường Crypto.
  • Borrowing: là quá trình mà một cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu và nhận được một khoản tiền hoặc tài sản từ người hoặc tổ chức khác, tức đi vay.

1.1. Ưu điểm và hạn chế của Liquid staking

Được coi là một sự cải tiến của giao thức staking truyền thống, khi người dùng có thể linh hoạt trong việc tích lũy tài sản và sử dụng chúng trong quá trình giao dịch, đầu tư sinh lời của mình. 

Vậy giao thức Liquid staking đã mang lại những gì cho nhà đầu tư, chúng ta cùng điểm qua những điểm mạnh và “soi” những hạn chế của Liquid staking nhé.

Điểm mạnh 

Hạn chế

Mở khóa thanh khoản của tài sản

Token được tạo ra trong quá trình staking sẽ không bị khóa và linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa token đại diện với token thực. Hoặc nhà đầu tư có thể dùng token đại diện thực hiện các giao dịch trên mạng lưới DeFi.

Rủi ro biến động thị trường thứ cấp 

Do khối lượng giao dịch của những staked token thấp hơn so với khối lượng giao dịch của tài sản cơ bản, nên các cú sốc thị trường cũng có thể có tác động lớn đến sự biến động của staked token.

Khả năng kết hợp linh hoạt trên thị trường DeFI

Bằng cách sử dụng token đại diện, nhà đầu tư có thể sử dụng linh hoạt tài sản vào các danh mục trên hệ sinh thái DeFi như: thế chấp tài sản cho vay hoặc giao dịch trên sàn giao dịch phi tập trung, farming, lending, borrowing,…

Rủi ro quản lý tài sản 

Việc gửi token cho nhà cung cấp dịch vụ liquid staking sẽ khiến các khoản tiền đó gặp rủi ro nếu private key của nhà điều hành nút bị xâm phạm hoặc giao thức có bất kỳ lỗ hổng hợp đồng thông minh nào dẫn đến gian lận.

Cơ hội nhận thưởng, tích lũy tài sản

Cho phép người dùng tiếp tục nhận những phần thưởng này đồng thời kiếm thêm lợi nhuận trên các giao thức DeFi khác nhau.

 

Tạo sự liên kết giữa các cơ sở hạ tầng và nhà đầu tư 

Cho phép chia sẻ phần thưởng staking khi tham gia vào một validator nhất định.  Ví dụ: ngay cả khi người dùng không có tối thiểu lượng token cần thiết để trở thành validator độc lập trong mạng Ethereum (tối thiểu 32 ETH), thì liquid staking vẫn cho phép họ vẫn chia sẻ phần thưởng khối.

 

2. Liquid staking ra đời với mục đích gì?

Với việc tối ưu thời gian và nhắm đến mục tiêu cuối cùng của hành trình đầu tư tài sản tiền kỹ thuật số là khoản lợi nhuận sinh ra từ giá trị của các token, coin trên thị trường. Theo đó, việc linh hoạt của giao thức Liquid staking ra đời với mục đích tăng tính thanh khoản của tài sản và hạn chế rủi ro khi có những biến động từ thị trường.

2.1. Mục đích ra đời?

Trước khi giao thức Liquid Staking ra đời, trên thị trường có 2 cơ chế staking đồng thuận được áp dụng khá phổ biến là Proof of Work (PoW)Proof of Stake (PoS) trên mạng lưới Blockchain lớn như Ethereum, Avalanche, Near Protocol, Sonala,… Tuy nhiên, hình thức Proof of Work (PoW) thường mang trong mình nhiều hạn chế cho người dùng, đầu tiên phải nhắc tới là hạn chế đối với tính thanh khoản của tài sản người dùng.

Với mỗi khối Blockchain khác nhau, sẽ có một khoảng thời gian Unstake đồng coin khác nhau, như Near Protocol có thể mất khoảng 2-3 ngày; Ethereum có thể mất từ vài giờ đến vài ngày;… Điều này làm cho các nhà đầu tư gặp vấn đề lớn khi khó có thể rút hoặc chuyển đổi lượng token mà mình đã sở hữu, đặc biệt là khi giá trị thị trường biến động mình, gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích và lợi nhuận của mình.

Và giao thức Liquid Staking được tạo ra như một “vị cứu thế” cho các khoản tài sản của nhà đầu tư, khi có thể giải quyết các hạn chế của các giao thức PoW và PoS cũ.  Điều này cho phép nhà đầu tư có thể tiếp tục sử dụng tài khoản staking của mình trong các hoạt động khác, tùy theo tình hình của thị trường mà người dùng có thể giữ hoặc chuyển tài sản sang các hoạt động tài chính khác.

2.2. Vì sao lại có tiềm năng phát triển mạnh?

Để hiểu được vì sao giao thức Liquid Staking lại được thị trường ưu ái, ví von rằng nó sẽ có tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa và có thể thay thế các giao thức đặt cược truyền thống, thì ta có thể so sánh giữa Liquid staking và các loại staking truyền thống khác trong bảng sau:

Tính năng 

Staking truyền thống

Liquid Staking

Bảo mật 

Có 

Tính thanh khoản

Không (tài khoản và tài sản token bị khóa cho tới khi đáo hạn).

Có (Sử dụng token đại diện để trao đổi, giao dịch hoặc tham gia các hình thức đầu tư có trên mạng lưới Blockchain).

Phần thưởng và lợi nhuận 

Phần thưởng Staking.

Phần thưởng Staking và lợi nhuận khác khi tham gia giao dịch trên mạng lưới DeFi. 

Rủi ro

Các hình phạt nếu vi phạm.

Rủi ro về thanh khoản khi không rút vốn kịp theo nếu có biến động thị trường.

Rủi ro hệ thống. 

Từ bảng so sánh trên, ta có thể thấy thị trường và giao thức Liquid staking có tiềm năng tăng trưởng to lớn, khi sự phổ biến và những lợi ích mà giao thức Liquid Staking mang lại cho cộng đồng nhà đầu tư và ngay cả các chủ dự án.

Sự phổ biến của giao thức Liquid Staking đã tăng đột biến trong khoảng 1 năm trở lại đây, điều này tạo lên một làn sóng kích thích dòng tiền trên thị trường DeFi, tiêu điểm như hệ sinh Ethereum, Avalanche, Polygon,… 

2.3. Lợi ích mà Liquid Staking mang tới cho thị trường là gì?

Vậy với những tính năng, tiềm năng và cơ hội cho giao thức Liquid Staking đã thể hiện, thì chúng mang lại lợi ích cụ thể nào cho riêng từng chủ thể trong thị trường tiền điện tử?

Lợi ích mà Liquid Staking mang tới cho thị trường là gì?
Lợi ích mà Liquid Staking mang tới cho thị trường là gì?

Lợi ích cho các chủ thể tham gia thị trường

Việc tận dụng và ứng dụng hình thức đầu tư bằng giao thức Liquid staking sẽ đồng thời mạng lại lợi ích cho nhiều bên tham gia thị trường, ví như:

  • Cho nhà đầu tư: Giúp người tham gia đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư, vừa nhận được lợi nhuận từ phần thưởng khi staking, vừa có thể linh hoạt tái đầu tư các token đại diện trên thị trường DeFi. Từ đó tăng hiệu quả của danh mục đầu tư crypto.
  • Cho các dự án và chủ dự án Crypto: Khi có một lượng người dùng nhất định tham gia đầu tư vào một dự án, tức có một lượng lớn tiền và vốn đổ vào các dự án. Điều này sẽ giúp nhà phát triển có thêm động lực đưa dự án đi tới thành công. Ngoài ra, khi người dùng sử dụng token từ các giao dịch Liquid staking sẽ giúp tăng chỉ số Total Value Locked (TVL) và khối lượng giao dịch của token mà dự án đó cung cấp. 

=> Từ đó có thể đánh giá và phản ánh sức khỏe, tiềm năng tăng trưởng cũng như sự quan tâm của thị trường đối với dự án crypto. Cùng như cho thấy tính thanh khoản cao, tăng khả năng sinh lợi mà dự án sẽ mang lại cho nhà đầu tư.

  • Cho mạng lưới Blockchain và thị trường Crypto: Đối với một thị trường tài chính, việc thị trường sôi động hay không sẽ được biểu thị qua chỉ số dòng tiền và số lượng người tham gia thị trường, cùng với đó là việc thị trường có thể cung cấp cho nhà đầu tư nhiều hình thức đầu từ hay không? Và thị trường Crypto cũng vậy, khi nhiều người cùng tham gia staking token, đồng nghĩa với việc tăng tương tác trên thị trường, tạo tính thanh khoản và gián tiếp gia tăng tính bảo mật, tính phân quyền đặc trưng của thị trường crypto. 

Theo đó, khi nhu cầu đầu tư và sử dụng vốn cùng tài sản của người tham gia thị trường tăng lên, thì lợi ích sẽ đồng thời xuất hiện và chia đều cho các chủ thể liên quan, tạo hiệu ứng tích cực và động lực kích thích thị trường phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. 

3. Cách đánh giá một dự án Liquid staking tiềm năng?

3.1. Đối với Staker

Với một thị trường rộng lớn và có tính chất biến động nhanh như thị trường Crypto, thì việc nắm bắt kịp thời các chỉ số thể hiện tiềm năng của một dự án là khá khó khăn. Thông thường, các staker sẽ quan tâm tới mức lợi nhuận mà token mang lại trong thời điểm hiện hành, tuy nhiên, mỗi dự án sẽ cung cấp mức lãi suất khác nhau đối với cùng một loại tài sản, nên không phải cứ lãi suất cao là tốt. 

Nên đối với stalker nên cân nhắc những yếu tố sau:

  • Chỉ số Total Value Lock (TVL): Khi một dự án có chỉ số TVL cao, tức dự án đó hiện đang được thị trường và các nhà đầu tư quan tâm, tiềm năng phát triển lớn. Cùng với đó là quy mô của dự án sau khi launchpad trên thị trường cũng tỉ lệ thuận với nó.
  • Chỉ số lãi suất APY(1) và APR(2): Là chỉ số thể hiện lãi suất của các staker sau khi hoàn thành quá trình staking và cũng là chỉ số phản ánh lợi nhuận mà các nhà đầu tư có thể nhận được, sau khi trừ hết các chi phí giao dịch.

Chú thích:

  • (1)Lãi suất APY: Lãi suất lợi nhuận hàng năm (APY – Annual Percentage Yield) là một phương pháp tính toán tiền lãi tích lũy theo thời gian.  Có thể cho nhà đầu tư biết chính xác số tiền lãi họ sẽ nhận được.
  • (2)Lãi suất APR: Lãi suất phần trăm hàng năm (APR – Annual Percentage Rate) là một phương pháp tính lãi mà nhà đầu tư nhận được từ số tiền đầu tư ban đầu, không tính đến tác động của lãi kép. Được sử dụng khá phổ biến cho nhiều sản phẩm DeFi khác nhau.

3.2. Đối với Protocol

Còn đối với các Protocol (giao thức thị trường), sẽ có 4 yếu tố để đánh giá và phản ảnh tiềm năng của một Liquid Staking như sau:

  • Tính tập trung và khả năng mở rộng, cùng các tính năng sẵn có hoặc sắp được thêm mới trên các hệ sinh thái hay không, ví dụ như hệ sinh thái Ethereum có bản update Ethereum 2.0; hay Dogecoin sẽ có bản nâng cấp Dogecoin 2.0.
  • Cách các dự án tạo ra doanh thu và tỉ lệ phân chia lợi nhuận từ khoản doanh thu cho từng token đại diện. 
  • Khả năng liên kết, tạo thanh khoản có các token đại diện để tạo ra tính ứng dụng cho các giao thức Liquid Staking trên thị trường DeFi.
  • Có sự bổ trợ và kêu gọi được sự hỗ trợ từ các Market Maker (MM) hoặc Auto Market Maker (AMM), từ đó kích thích sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư, tạo các cặp giao dịch có tính thanh khoản đủ hấp dẫn trên các thị trường, nền tảng giao dịch. 

3.3. Đối với Investor

Cuối cùng, chủ thể quan trọng nhất trên một thị trường tài chính, việc đánh giá một quá trình đầu tư hay một thị trường tiềm năng, xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ tạo nền móng cho việc dự án, giao thức đó có được công nhận rộng rãi hay không. 

Dưới đây là một số yếu tố mà nhà đầu tư có thể cần áp dụng vào quá trình đánh giá một dự án có thể Liquid Staking: 

  • Vốn hóa của dự án: Để định giá một dự án có tiềm năng mang lại khoản lợi nhuận cao hay không, nhà đầu tư có thể sử dụng phương pháp định giá theo bội số tỉ lệ TVL và Market Cap. 

Công thức tính TVL Ratio

  • Tính lạm phát của token và hành động từ các Market Maker: Hầu như các dự án có mức vốn hóa thấp, trong thời gian phát triển sẽ được gọi là Hidden Gem, tức các dự án có tiềm năng không xác định. Vậy nên chúng thường đi kèm với mức lạm phát nhất định, tuy nhiên khá thấp để tạo đà tăng trưởng.

Vậy nên, để có cái nhìn tổng quát và đánh giá được tiềm năng của các dự án khi tham gia vào giao thức Liquid Staking, bạn nên tham khảo và kiểm tra các chỉ số theo hướng đa góc nhìn, từ thị trường – chủ thể dự án cho đến cuối cùng là một nhà đầu tư. 

4. Các dự án Liquid Staking nổi bật

#Top 1: Ethereum – Ether.Fi

Ethereum - Ether.Fi
Ethereum – Ether.Fi

Hệ sinh thái và nền tảng Blockchain Ethereum được xem là khởi nguồn của thị trường DeFi. Tới thời điểm hiện tại, nền tảng Ethereum vẫn là một trong những dự án có mức tăng trưởng lớn, đồng thời tích hợp giao thức Liquid Staking và kết nối với thị trường DeFi mạnh mẽ nhất. 

Ether.Fi là giao thức Liquid staking hàng đầu trên mạng lưới Ethereum, mục đích của giao thức này là cung cấp thanh khoản cho các giao thức khác của người dùng. Những điểm nổi bật của Ether.Fi mang tới cho người dùng chính là việc giao quyền cho chính người tham gia trong việc quản lý tài sản:

  • Người tham gia sẽ tự tạo và giữ khóa NFT cho mỗi Validator, ngoài ra các token phát sinh Liquid staking khác sẽ được mint từ Pool thanh khoản của các NFT này.
  • Tương ứng với mỗi Validator nên tài khoản của người dùng sẽ kiểm soát 32 ETH, đồng thời đóng vai trò như một kho lưu trữ các dữ liệu cụ thể như: Vị thế, node,…

#Top 2 Lido DAO

Là giao thức Liquid Staking được phát triển trên chuỗi mạng lưới Beacon của hệ sinh thái Ethereum 2.0, cho phép người dùng kiếm được nhiều phần thưởng hơn khi thực hiện việc staking một cách linh hoạt mà không cần khóa ETH. 

Không chỉ dừng lại ở việc hoạt động cố định trên mạng lưới Ethereum, dự án Lido DAO đã mở rộng thêm trên 4 mạng lưới khác nhau bao gồm: Sonala, Polygon, Polkadot và Kusama. 

#Top 3 Ankr 

Là dự án điện toán đám mây phi tập trung, dự án Ankr Network được tạo ra với mục đích để có thể chia sẻ tài nguyên trên hệ thống máy tính nói chung và mạng lưới Blockchain nói riêng. Bằng cách tận dụng tài nguyên điện toán nhàn rỗi từ các trung tâm dữ liệu và hệ thống máy tính khác kết nối với nhau.

Bằng cách sử dụng công nghệ Distributed Cloud Computing Network (DCCN), Ankr tích hợp với các tài nguyên máy tính để tạo thành 1 đám mây tài nguyên đồng nhất. Giải pháp này không chỉ giúp người dùng tận dụng nguồn tài nguyên điện toán một cách nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp mà còn cho phép các nhà cung cấp tài nguyên tạo ra lợi nhuận từ việc chia sẻ sức mạnh tính toán từ các thiết bị, máy tính của mình.

Ngoài ra, còn rất nhiều các dự án và token được thực hiện trên giao thức Liquid Staking, nhà đầu tư có thể tham khảo và bổ sung dự án mình ưa thích vào danh mục đầu tư của mình.

Tổng kết 

Qua bài viết trên đây, ONUS đã giới thiệu cho nhà đầu tư một phương pháp đầu tư linh hoạt là giao thức Liquid Staking. Có thể nói, giao thức Liquid Staking là cầu nối, cũng như nơi để nhà đầu tư có thể linh hoạt sử dụng nguồn vốn rảnh rỗi của mình sinh lời một cách an toàn. 

Với ưu điểm giúp tăng tính bảo mật và tối ưu hiệu quả sử dụng nguồn vốn của người tham gia, các dự án Liquid staking mang lại lợi thế hấp dẫn khi thu hút lượng lớn tài sản có khả năng tạo ra lợi nhuận cao và là nền tảng phát triển các lớp ứng dụng liên quan.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Có nên tham gia vào các dự án Liquid Staking không?

Nếu bạn đang sở hữu một mức tài sản hay nguồn vốn rảnh rỗi và mong muốn có khoản thu nhập thụ động để tối đa danh mục đầu tư thì các dự án Liquid Staking sẽ là một lựa chọn hợp lý không nên bỏ qua.

Giao thức Liquid Staking có thể phát triển trong tương lai không?

Giao thức Liquid Staking mang tới cho người tham gia những lợi ích hấp dẫn như vừa tham gia vào DeFi (thị trường tài chính phi tập trung) để kiếm lợi nhuận thay vì chỉ chọn một trong hai như trước đây, vừa nhận phần thưởng khối. 

Đặc biệt, khi các nền tảng Blockchain đã và đang ưu tiên lựa chọn cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake thay vì Proof-of-Work, cơ hội để Liquid Staking phát triển hơn trong tương lai là quá rõ ràng. 

 

SHARES