Anh Hoàng Tuấn, 28 tuổi, nhân viên văn phòng, sau nhiều năm tích luỹ đã để ra được một khoản tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư để “tiền đẻ ra tiền”. Anh phân vân không biết nên mua vàng hay gửi tiết kiệm, do lo ngại lãi suất tiền gửi không đủ vượt qua lạm phát, trong khi vàng lại tiềm ẩn nguy cơ mua vào ở đỉnh.
Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều nhà đầu tư khác. Trong bài viết sau đây, ONUS sẽ cùng bạn so sánh chi tiết hai thị trường này để giải đáp câu hỏi hóc búa trên!
1. Nên mua vàng hay gửi tiết kiệm? So sánh chi tiết
1.1. Ưu điểm, hạn chế của việc mua vàng và gửi tiết kiệm
Dưới đây là bảng đánh giá những ưu điểm, hạn chế của hai hình thức mua vàng và gửi tiết kiệm ngân hàng, dựa trên các tiêu chí cụ thể như lợi nhuận, độ rủi ro, tính thanh khoản, mức độ bảo mật, các loại phí liên quan, khả năng chống lạm phát,…
Mua vàng:
Vàng sở hữu những điểm mạnh như sau:
- Lợi nhuận cao trong dài hạn: Vàng từ lâu được coi là một tài sản an toàn và bảo toàn giá trị trong những thời kỳ kinh tế bất ổn. Qua các giai đoạn, vàng đã chứng minh khả năng tăng giá trong dài hạn, đặc biệt khi đối mặt với lạm phát hoặc sự mất giá của các đồng tiền mạnh. Trong những thời điểm như khủng hoảng tài chính 2008, hay đại dịch COVID-19, giá vàng đã ghi nhận mức tăng mạnh mẽ.
- Thanh khoản cao: Vàng có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt, điều này mang lại tính thanh khoản tốt cho nhà đầu tư. Khi cần tiền gấp, bạn có thể nhanh chóng bán vàng mà không cần chờ đợi hay chịu mất lãi như khi rút tiền gửi ngân hàng trước kỳ hạn.
- Khả năng chống lạm phát tốt: Trong bối cảnh lạm phát, giá trị của tiền giấy có xu hướng giảm sút, trong khi vàng lại giữ vững được sức mua. Điều này giúp vàng trở thành một công cụ đầu tư hữu ích để bảo vệ tài sản trong thời kỳ lạm phát tăng cao.
- Linh hoạt trong việc mua bán nhỏ lẻ: Với vàng, bạn có thể bắt đầu đầu tư từ số tiền nhỏ, bằng cách mua vàng nhẫn theo chỉ hoặc phân vàng. Điều này giúp việc tiếp cận thị trường vàng trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, vàng cũng có một số hạn chế:
- Rủi ro mất cắp, hao mòn, trượt giá: Dù là tài sản quý giá, vàng vẫn đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình bảo quản như mất cắp hoặc hao mòn qua thời gian. Bên cạnh đó, thị trường vàng có thể biến động mạnh, dẫn đến trượt giá khi cung cầu thay đổi nhanh chóng, gây thiệt hại cho những người nắm giữ vàng trong ngắn hạn.
- Phí mua bán và bảo quản cao: Khi mua vàng, nhà đầu tư thường phải chịu thêm các chi phí như phí chế tác, phí mua bán, và phí bảo quản nếu gửi vàng tại ngân hàng hoặc các dịch vụ an toàn. Điều này làm giảm lợi nhuận thực tế khi giao dịch vàng.
- Cần bảo quản cẩn thận: Vàng yêu cầu phải bảo quản kỹ lưỡng để tránh mất cắp, vì vậy người đầu tư cần trang bị két an toàn hoặc sử dụng các dịch vụ bảo quản chuyên nghiệp, đi kèm chi phí nhất định.
Gửi tiết kiệm ngân hàng:
Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng có một số ưu điểm như:
- Rủi ro thấp: Gửi tiết kiệm ngân hàng, đặc biệt là tại các ngân hàng uy tín, được coi là một hình thức đầu tư rất an toàn. Tiền gửi tại ngân hàng thường được bảo hiểm, giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro về mất mát tài sản.
- An toàn và bảo mật cao: Ngân hàng thường cung cấp các biện pháp bảo mật và đảm bảo an toàn cho tài khoản của khách hàng. Điều này giúp người gửi tiền yên tâm về sự an toàn tài sản của mình.
- Không mất phí giao dịch: Hình thức gửi tiết kiệm thường không đòi hỏi người gửi phải trả phí giao dịch, giúp cho quá trình quản lý tài chính trở nên dễ dàng hơn. Các khoản tiền lãi cũng được chi trả một cách định kỳ và rõ ràng.
Tuy nhiên, nhược điểm của gửi tiết kiệm ngân hàng phải kể đến là:
- Lợi nhuận ổn định nhưng thấp: So với vàng, lợi nhuận từ việc gửi tiết kiệm thường ổn định nhưng thấp hơn, đặc biệt trong dài hạn. Lãi suất tiết kiệm có thể không vượt qua được tốc độ lạm phát, dẫn đến giá trị thực của khoản tiền gửi bị suy giảm theo thời gian.
- Thanh khoản trung bình: Gửi tiết kiệm có tính thanh khoản thấp hơn vàng, bởi nếu rút tiền trước hạn, nhà đầu tư có thể phải chịu mất lãi. Việc rút tiền phải tuân theo quy định kỳ hạn của ngân hàng.
- Khả năng chống lạm phát kém: Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, lợi nhuận từ lãi suất tiền gửi thường không đủ để bảo vệ giá trị thực của khoản tiết kiệm, do đó gửi tiết kiệm không phải là phương án tốt nhất để chống lại lạm phát.
1.2. Vậy nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Vàng vẫn là kênh sinh lời và chống mất giá tốt nhất. Gửi tiết kiệm phù hợp với người ưu tiên an toàn và ổn định. Vì vậy, nhà đầu tư nên phân bổ vốn vào cả vàng và gửi tiết kiệm, tùy thuộc vào tình hình kinh tế và mục tiêu tài chính cá nhân.
Mỗi hình thức đầu tư đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục tiêu tài chính, khẩu vị rủi ro và điều kiện thị trường khác nhau. Để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là lựa chọn thông minh.
* Mẹo hay: Theo các chuyên gia tài chính, tỷ lệ vốn phân bổ vào vàng nên chiếm khoảng 5-15% trong danh mục đầu tư, tuỳ vào từng điều kiện kinh tế.
Người phù hợp với mua vàng:
Mua vàng phù hợp với những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, muốn bảo vệ tài sản trước lạm phát hay nguy cơ mất giá của đồng tiền. Nhà đầu tư chọn mua vàng thường tìm kiếm cơ hội lợi nhuận cao hơn, dù phải đối mặt với rủi ro ngắn hạn như mất giá hoặc biến động thị trường mạnh.
Người phù hợp với gửi tiết kiệm:
Trong khi đó, gửi tiết kiệm là lựa chọn phù hợp cho những người ưu tiên sự ổn định và an toàn, đặc biệt là trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Lợi nhuận từ việc gửi tiết kiệm tuy không cao như vàng, nhưng lại giúp người đầu tư dễ dàng dự đoán thu nhập và quản lý tài chính một cách an toàn hơn.
2. So sánh lợi nhuận giữa mua vàng và gửi tiết kiệm
Với người Việt, mua vàng hay gửi tiết kiệm đều là những cách “để dành tiền” phổ biến, an toàn và ổn định. Tuy nhiên, khả năng sinh lời của hai kênh đầu tư này không giống nhau. Vậy để đưa ra quyết định chính xác nhất, chúng ta cần so sánh lợi nhuận của chúng trong cùng một thời kỳ và điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn đó.
Sau đây, ONUS sẽ cùng bạn phân tích và so sánh lợi nhuận của đầu tư vàng và gửi tiết kiệm trong giai đoạn kinh tế bất ổn và kinh tế tăng trưởng, điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát của từng giai đoạn.
2.1. So sánh lợi nhuận giữa đầu tư vàng và gửi tiết kiệm trong giai đoạn kinh tế bất ổn (2020-2021)
Trước hết, để biết lợi nhuận thực của vàng và tiền gửi tiết kiệm sau khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát, chúng ta cần tính theo công thức sau:
Vào giai đoạn năm 2020-2021, đại dịch COVID-19 đã gây ra cú sốc toàn cầu, ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Cả sản xuất và dịch vụ đều sụt giảm nghiêm trọng, tình trạng thất nghiệp tăng cao, và chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm mạnh xuống 2.9% năm 2020.
Dưới đây là bảng tóm tắt lợi nhuận thực tế của vàng và tiền gửi tiết kiệm ngân hàng giai đoạn 2020-2021:
Năm |
Sản phẩm đầu tư |
Tăng trưởng lãi suất danh nghĩa |
Tỷ lệ lạm phát |
Lợi nhuận thực tế |
2020 |
Vàng |
31.4% |
3.23% |
27.29% |
Tiết kiệm ngân hàng |
5.6% (NH Big 4) |
2.30% |
||
6.5% (NH tư nhân) |
3.17% |
|||
2021 |
Vàng |
10.9% |
1.84% |
8.90% |
Tiết kiệm ngân hàng |
5.6% (NH Big 4) |
3.69% |
||
6.2% (NH tư nhân) |
4.28% |
Chú thích:
- Tăng trưởng lãi suất danh nghĩa: Mức tăng trưởng về lợi nhuận của vàng hoặc tiền gửi tiết kiệm từ đầu năm đến cuối năm (chưa điều chỉnh theo lạm phát)
- Lợi nhuận thực tế: Lợi nhuận thực tế của người mua vàng hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng trong năm đó sau khi điều chỉnh theo lạm phát.
- NH Big 4: Gồm 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, gồm: Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV.
- NH tư nhân: Gồm các ngân hàng ngoài Big 4.
Đầu tư vàng:
Trong giai đoạn kinh tế bất ổn 2020-2021, khi đối mặt với tác động của đại dịch COVID-19, nhà đầu tư thường tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn, và điều này được thể hiện rõ qua sự tăng giá mạnh mẽ của vàng trong hai năm này.
Năm 2020, giá vàng SJC tăng mạnh từ mức 42,6 triệu đồng/lượng đầu năm lên 56 triệu đồng/lượng vào cuối năm, tương đương mức tăng trưởng lợi nhuận 31.4%.
Sang năm 2021, giá vàng tiếp tục tăng từ mức 55 triệu đồng/lượng đầu năm lên 61 triệu đồng/lượng cuối năm, đạt mức tăng 10.9%.
Sau khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát, tỷ suất lợi nhuận thực của vàng năm 2020 và 2021 như sau:
- Năm 2020: [(1 + 0.314) / (1 + 0.0323) − 1] x 100 = 27.29%
- Năm 2021: [(1 + 0.109) / (1 + 0.0184) − 1] x 100 = 8.90%
Mặc dù mức tăng trưởng năm 2021 thấp hơn so với 2020, vàng vẫn mang lại lợi nhuận thực tế cao cho nhà đầu tư trong bối cảnh bất ổn và chứng minh khả năng là “hàng rào chống lạm phát”. Ví dụ, nếu bạn dành 100 triệu đồng để mua hơn 2 lượng vàng đầu năm 2020, cuối năm bạn có thể lãi hơn 31 triệu đồng. Tương tự, nếu bạn đầu tư cùng số tiền đó vào vàng đầu năm 2021, bạn vẫn có thể lãi đến khoảng 11 triệu đồng.
Gửi tiết kiệm ngân hàng:
Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm ngân hàng cho kỳ hạn 12 tháng giai đoạn này đã chịu áp lực giảm mạnh, thậm chí có lúc xuống mức thấp kỷ lục.
Năm 2020, lãi suất trung bình cho kỳ hạn 12 tháng của nhóm ngân hàng Big 4 là 5.6%, trong khi nhóm ngân hàng tư nhân là 6.5%. Sau khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát 3.23%, tỷ suất lợi nhuận thực tế của nhóm ngân hàng Big 4 và ngân hàng tư nhân như sau:
- Nhóm ngân hàng Big 4: [(1 + 0.056) / (1 + 0.0323) − 1] x 100 = 2.30%
- Nhóm ngân hàng tư nhân: [(1 + 0.065) / (1 + 0.0323) − 1] x 100 = 3.17%
So với đầu tư vàng, lợi nhuận thực từ gửi tiết kiệm ngân hàng trong giai đoạn này khá thấp và không đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát, chính sách tiền tệ nới lỏng và lãi suất thấp.
2.2. So sánh lợi nhuận giữa đầu tư vàng và gửi tiết kiệm trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng (2022)
Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh chóng sau đại dịch, nhờ vào chính sách hỗ trợ từ chính phủ và mở cửa thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8.02%, cao nhất trong vòng 25 năm.
Dưới đây là bảng tóm tắt lợi nhuận thực tế của vàng và tiền gửi tiết kiệm ngân hàng giai đoạn 2022:
Năm |
Sản phẩm đầu tư |
Tăng trưởng lãi suất danh nghĩa |
Tỷ lệ lạm phát |
Lợi nhuận thực tế |
2022 |
Vàng |
8.6% |
3.15% |
5.28% |
Tiết kiệm ngân hàng |
7.4% (NH Big 4) |
4.14% |
||
9% (NH tư nhân) |
5.68% |
Đầu tư vàng:
Trong năm 2022, giá vàng biến động mạnh do ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ thắt chặt toàn cầu, đặc biệt là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để chống lạm phát. Giá vàng đầu năm ở mức 61,7 triệu đồng/lượng, chịu áp lực giảm giá mạnh do nhà đầu tư rút bớt vốn khỏi vàng, làm cho dòng tiền đổ vào các tài sản khác, như cổ phiếu, trái phiếu và cả tiền gửi ngân hàng.
Song song với đó, tỷ giá USD cũng tăng mạnh, khiến cho nhu cầu mua vàng giảm. Mặc dù giá vàng có hồi phục vào cuối năm (67 triệu đồng/lượng), nhưng mức tăng này không bù được các đợt suy giảm mạnh trước đó.
- Tỷ suất lợi nhuận danh nghĩa của đầu tư vàng từ đầu năm đến cuối năm 2022 là: (67 – 61,7) / 61,7 * 100 = 8.6%.
- Tuy nhiên, khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát 3.15%, tỷ suất lợi nhuận thực của vàng giảm xuống còn: [(1 + 0,086)/(1 + 0,0315) – 1] * 100 = 5.28%.
Nhìn chung, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng và lãi suất tăng, lợi nhuận thực từ đầu tư vàng có xu hướng giảm hoặc chỉ đi ngang, do áp lực mất giá từ đồng USD mạnh và sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư khác có lợi suất cao hơn.
Gửi tiết kiệm ngân hàng:
Lãi suất tiền gửi ngân hàng trong năm 2022 có xu hướng tăng, đặc biệt là khi các ngân hàng phải nâng lãi suất để thu hút vốn và giữ ổn định nền kinh tế trước áp lực lạm phát. Bên cạnh đó, quyết định tăng lãi suất của Fed trong năm này cũng làm cho lãi suất ngân hàng trong nước tăng theo.
Với lãi suất trung bình 7,4% cho nhóm ngân hàng Big 4 và 9% cho ngân hàng tư nhân trong kỳ hạn 12 tháng, gửi tiết kiệm trở thành lựa chọn ổn định hơn cho nhà đầu tư so với vàng.
Tính toán tỷ suất lợi nhuận thực của tiền gửi tiết kiệm sau khi điều chỉnh theo lạm phát cho thấy:
- Với nhóm ngân hàng Big 4, lợi nhuận thực là: [(1 + 0,074) / (1 + 0,0315) – 1] * 100 = 4.12%
- Với nhóm ngân hàng tư nhân, lợi nhuận thực là: [(1 + 0,09) / (1 + 0,0315) – 1] * 100 = 5,68%
Do đó, lợi nhuận thực từ tiền gửi tiết kiệm có phần ổn định và tăng nhẹ trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng và lạm phát thấp hơn, đặc biệt khi lãi suất tăng lên.
→ Đừng bỏ lỡ:
2.3. So sánh lợi nhuận giữa đầu tư vàng và gửi tiết kiệm trong giai đoạn 2023 – 2024
Sau khi so sánh việc mua vàng và gửi tiết kiệm trong hai thời kỳ kinh tế bất ổn và tăng trưởng, hãy cùng xem xét tiềm năng sinh lời của chúng trong thời gian gần đây (từ đầu năm 2023 đến tháng 9 năm 2024):
Năm |
Sản phẩm đầu tư |
Tăng trưởng lãi suất danh nghĩa |
Tỷ lệ lạm phát |
Lợi nhuận thực tế |
2023 |
Vàng |
6% |
3.25% |
2.8% |
Tiết kiệm ngân hàng |
4.7% (NH Big 4) |
1.4% |
||
6.8% (NH tư nhân) |
3.4% |
|||
2024 (Tính đến tháng 9) |
Vàng |
10.6% |
3.4% (Dự kiến) |
7% |
Tiết kiệm ngân hàng |
4.7% (NH Big 4) |
1.3% |
||
5.06% (NH tư nhân) |
1.6% |
Đầu tư vàng:
Năm 2023, giá vàng có sự tăng trưởng rõ rệt, từ mức 67,02 triệu đồng/lượng đầu năm lên 74 triệu đồng/lượng vào cuối năm. Mặc dù vậy, người giữ vàng cả năm 2023 vẫn chỉ lãi được khoảng 4,2 triệu đồng/lượng do mức chênh lệch giá mua và bán tăng từ 800,000 đồng lên đến xấp xỉ 3 triệu đồng.
Điều này khiến lợi nhuận danh nghĩa từ việc đầu tư vàng năm 2023 chỉ đạt 6%, thấp hơn so với lãi suất trung bình kỳ hạn 12 tháng của một số ngân hàng tư nhân (6.8%). Khi điều chỉnh theo lạm phát, tỷ suất lợi nhuận thực của vàng chỉ còn khoảng 2.8%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức lợi nhuận cao hơn so với các ngân hàng nhóm Big 4.
Sang năm 2024, giá vàng lập đỉnh mới 92 triệu đồng/lượng vào ngày 10/5, sau đó điều chỉnh giảm. Tính đến tháng 9, sau khi có thông tin Fed hạ lãi suất 0,5%, giá vàng nhẫn tăng kỷ lục, thậm chí tiệm cận với giá vàng miếng.
Ngoài việc Fed giảm lãi suất ảnh hưởng đến giá vàng, còn do sự suy yếu của các kênh đầu tư khác như bất động sản và chứng khoán. Đồng thời, nguồn cung vàng trong nước bị hạn chế, khiến nhu cầu đầu tư vào vàng tăng cao. Khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát dự kiến cho năm 2024 là 3.4%, tỷ suất lợi nhuận thực từ vàng tính đến tháng 9 đạt 7%.
Gửi tiết kiệm ngân hàng:
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 12 tháng năm 2023 ở mức khá thấp, trung bình 4.7% đối với nhóm ngân hàng Big 4 và 6.8% với nhóm ngân hàng tư nhân. Khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát 3.25%, lợi nhuận thực từ gửi tiết kiệm ở các ngân hàng quốc doanh chỉ đạt 1.4%, trong khi ở các ngân hàng tư nhân là 3.4%.
Sang tháng 9 năm 2024, lãi suất tiếp tục giảm do tác động từ quyết định của Fed, trung bình 4,7% tại các ngân hàng quốc doanh và 5,06% tại các ngân hàng tư nhân. Lợi nhuận thực sau khi điều chỉnh theo lạm phát từ gửi tiết kiệm vẫn thấp hơn so với đầu tư vàng, cụ thể tại các ngân hàng quốc doanh là 1,3%, và tại các ngân hàng tư nhân là 1,6%.
3. Khi nào nên mua vàng hoặc gửi tiết kiệm?
3.1. Thời điểm nên mua vàng:
- Khi nền kinh tế bất ổn, lạm phát tăng cao hoặc căng thẳng địa chính trị: Lịch sử đã chứng minh vàng luôn là một kênh trú ẩn an toàn hiệu quả trong những thời kỳ kinh tế khó khăn. Khi đồng tiền mất giá, giá trị của vàng thường tăng lên, giúp bảo vệ tài sản của nhà đầu tư.
- Khi lãi suất giảm và USD suy yếu: Lãi suất giảm thường đi kèm với chính sách nới lỏng tiền tệ, đẩy dòng tiền vào các kênh đầu tư có tính chất trú ẩn như vàng. Đồng thời, khi USD suy yếu, giá vàng thường tăng lên do nhu cầu mua vàng bằng các loại tiền tệ khác tăng cao.
- Khi thị trường chứng khoán bất ổn: Trong những giai đoạn thị trường chứng khoán biến động mạnh, nhà đầu tư thường có xu hướng rút vốn và chuyển sang các kênh đầu tư an toàn hơn như vàng.
3.2. Thời điểm nên gửi tiết kiệm
- Khi lãi suất cao và ổn định: Lãi suất cao sẽ mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các khoản tiền gửi, đặc biệt là đối với những người có nhu cầu bảo toàn vốn và thu nhập ổn định.
- Khi bạn muốn đầu tư an toàn với kỳ hạn rõ ràng: Gửi tiết kiệm là một hình thức đầu tư an toàn, phù hợp với những người muốn phòng tránh rủi ro. Bên cạnh đó, gửi tiết kiệm còn giúp bạn hình thành thói quen tiết kiệm và có một khoản dự phòng cho những trường hợp cần thiết.
- Khi thị trường vàng biến động lớn hoặc giảm sâu: Trong những giai đoạn thị trường vàng biến động mạnh, gửi tiết kiệm sẽ là một lựa chọn an toàn hơn so với việc đầu tư trực tiếp vào vàng.
4. Một số lưu ý khi mua vàng
Chọn loại vàng phù hợp:
Vàng được chia theo hàm lượng vàng nguyên chất (tuổi vàng) như vàng 24K, vàng 18K, vàng 14K,… hoặc chia theo hình dáng như vàng miếng, vàng nhẫn hoặc trang sức vàng. Nếu bạn muốn đầu tư, nên ưu tiên mua vàng miếng hoặc vàng nhẫn 24K vì giá trị cao và dễ thanh khoản hơn so với vàng trang sức. Vàng trang sức thường mất giá do tiền công chế tác.
Tham khảo: Nên mua vàng nhẫn hay vàng miếng để tích trữ? Giá vàng miếng vàng nhẫn hôm nay
Chọn nơi mua uy tín:
Mua vàng tại các thương hiệu vàng uy tín, được cấp phép là điều quan trọng để đảm bảo chất lượng và giá trị của vàng. Ở Việt Nam, một số thương hiệu uy tín như SJC, DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu,… luôn đảm bảo nguồn gốc vàng rõ ràng và chất lượng kiểm định.
Dưới đây là bảng cập nhật giá vàng miếng và vàng nhẫn ngày hôm nay 21/11/2024 tại các thương hiệu SJC, DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu:
Loại vàng |
Giá bán ra (VND/lượng) |
Giá mua vào (VND/lượng) |
Chênh lệch giá bán 24h qua (VND/lượng) |
86,200,000 |
83,700,000 |
500,000 |
|
85,600,000 |
83,700,000 |
700,000 |
|
86,200,000 |
83,700,000 |
500,000 |
|
85,800,000 |
84,800,000 |
500,000 |
|
85,600,000 |
84,600,000 |
400,000 |
|
85,600,000 |
84,600,000 |
400,000 |
|
Vàng miếng Rồng Thăng Long – Bảo Tín Minh Châu |
85,780,000 |
84,830,000 |
500,000 |
85,780,000 |
84,830,000 |
500,000 |
Lưu trữ an toàn:
Vàng là tài sản quý giá, vì vậy lưu trữ an toàn là vấn đề cần quan tâm. Bạn có thể gửi vàng tại ngân hàng hoặc mua két sắt chuyên dụng để bảo quản tại nhà. Hạn chế để vàng ở những nơi dễ bị mất trộm hoặc tổn thất.
Đầu tư có chiến lược:
Việc mua vàng cần có chiến lược rõ ràng, không nên chạy theo thị trường hoặc tâm lý đám đông. Bạn nên xác định mục tiêu đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, từ đó điều chỉnh việc mua bán hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, hãy không ngừng trau dồi kiến thức về cách đầu tư vàng từ chuyên gia tài chính để nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn.
5. Một số lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng
Lựa chọn ngân hàng uy tín:
Gửi tiết kiệm tại các ngân hàng có danh tiếng và được quản lý tốt sẽ giúp bạn yên tâm hơn về tính an toàn và khả năng sinh lời. Đặc biệt, các ngân hàng Big 4 (Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank) hoặc các ngân hàng tư nhân lớn khác như Techcombank, TPBank, VPBank,… thường có chính sách lãi suất hấp dẫn và dịch vụ khách hàng tốt.
So sánh lãi suất:
Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau tùy vào thời điểm và loại hình tiết kiệm. So sánh lãi suất giữa các ngân hàng trước khi quyết định sẽ giúp bạn chọn được nơi có lợi ích tốt nhất cho khoản tiền của mình.
Bảng tổng hợp lãi suất các ngân hàng tháng 11/2024:
Ngân hàng Không kỳ hạn 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng -- 3.20% 3.90% 5.30% 5.50% 5.90% 6.20% 6.30% -- 3.10% 3.50% 4.20% 4.30% 4.90% -- -- 0.20% 1.70% 2.00% 3.00% 3.00% 4.70% 4.70% 4.80% 0.50% 3.95% 4.25% 5.40% 5.50% 5.80% 6.15% 6.15% -- 2.00% 2.30% 3.30% 3.30% 4.70% 4.70% 4.90% -- 3.80% 4.00% 5.20% 5.50% 5.80% 6.00% -- -- 3.90% 4.30% 5.20% 4.50% 5.20% 5.80% -- 3.85% 3.95% 5.10% 4.70% 5.50% 6.10% -- -- 3.10% 3.10% 4.80% 4.90% 5.20% 5.30% 5.30% -- 3.00% 3.20% 4.00% 4.00% 5.10% 5.40% 5.40% 0.10% 2.90% 3.30% 4.00% 4.00% 4.80% 4.80% 5.70% -- 3.40% 3.40% 4.50% 4.50% 5.30% 5.30% 5.30% 0.50% 3.60% 3.90% 4.70% 5.00% 5.30% 5.60% -- -- 3.90% 4.20% 5.55% 5.65% 5.80% 5.80% -- 0.10% 3.80% 4.00% 5.00% 5.00% 5.10% 5.40% 5.60% -- 3.40% 3.80% 5.00% 5.00% 5.50% 5.80% 5.90% -- 3.30% 3.60% 4.90% 4.90% 5.40% 5.60% -- -- 3.30% 3.60% 4.80% 4.90% 5.80% 6.00% 6.00% -- 2.95% 3.45% 3.75% 3.95% 4.50% 5.45% 5.45% -- 3.50% 3.80% 5.00% 5.10% 5.50% 5.80% -- -- 3.05% 3.55% 4.85% 4.85% 5.75% 5.75% 5.85% -- 3.50% 3.80% 4.50% -- -- 5.40% -- 0.25% 3.30% 3.60% 4.60% 4.60% 5.00% 5.10% 5.20% -- 3.40% 3.70% 4.80% 4.80% 5.40% 5.70% -- -- 3.80% 4.00% 5.20% 5.00% 5.60% 5.90% -- 0.10% 1.60% 1.90% 2.90% 2.90% 4.60% -- 4.70% 0.10% 1.70% 2.00% 2.00% 3.00% 4.70% 4.70% 4.80% -- 3.60% 3.80% 4.80% 4.80% 5.30% 5.30% --
Chọn kỳ hạn phù hợp:
Tùy vào nhu cầu tài chính cá nhân mà bạn nên chọn kỳ hạn phù hợp. Nếu cần linh hoạt, kỳ hạn ngắn như 1-3 tháng sẽ giúp bạn rút tiền dễ dàng. Trong khi đó, kỳ hạn dài hơn như 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng,… sẽ mang lại lãi suất cao hơn, nhưng bạn cần chắc chắn rằng không cần dùng đến khoản tiền đó trong thời gian dài.
Theo dõi biến động lãi suất:
Lãi suất ngân hàng có thể thay đổi tùy theo chính sách tiền tệ và tình hình kinh tế. Việc thường xuyên theo dõi biến động lãi suất giúp bạn linh hoạt điều chỉnh kế hoạch gửi tiết kiệm, đặc biệt là trong các giai đoạn lãi suất cao có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn.
Kết luận
Việc lựa chọn giữa mua vàng và gửi tiết kiệm phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu tài chính, khả năng chịu rủi ro và tình hình kinh tế hiện tại. Không có một câu trả lời đúng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc phân bổ hợp lý vốn đầu tư vào cả hai kênh sẽ giúp bạn đa dạng hóa danh mục, giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lời.
Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!