- Tính Phi Tập Trung Và Độc Quyền Của Thị trường Vàng Là Gì?
Thị trường Vàng, từ lâu đã được coi là một cán cân tài chính kinh tế quan trọng, là nơi nhà đầu tư tìm tới để bảo vệ nguồn vốn mỗi khi tình hình lạm phát tăng cao, các vấn đề chính trị, xã hội xuất hiện; hay đơn giản là một hình thức đầu tư an toàn trong dài hạn.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường vàng vẫn đang tồn tại dưới hình thức phân phối độc quyền, khiến thị trường vàng chỉ được coi là nơi tích lũy tài sản, chứ chưa phải là nơi đầu tư sinh lời tiềm năng.
- Vậy tại sao Việt Nam chưa bỏ tính độc quyền của thị trường vàng?
- Tính độc quyền của thị trường vàng ảnh hưởng gì tới nhà đầu tư?
- Tính phi tập trung của thị trường vàng có lợi ích gì?
- Cơ hội nào cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường vàng?
- Và có một tài sản nào có tiềm năng hơn vàng thời điểm hiện giờ không?
Cùng ONUS tìm hiểu về thị trường vàng và các kênh đầu tư tiềm năng tương đương vàng nhé.
Hiểu rõ về thị trường vàng hiện nay
Trong thị trường tài chính, ngoài các kênh đầu tư như chứng khoán, ngân hàng hay tài sản số. Đầu tư vào vàng đã trở nên phổ biến hơn với nhiều nhà đầu tư cá nhân, nhờ vào tính an toàn và khả năng bảo toàn giá trị trong bối cảnh lạm phát. Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư, việc hiểu rõ về tài sản vàng, cách quản lý, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng là rất quan trọng.
Vàng là tài sản gì?
Vàng là loại tài sản hoàn hảo cho hoạt động tích lũy – bảo hộ nguồn vốn của chủ sở hữu khi tính trạng lạm phát tăng cao hoặc xuất hiện sự bất ổn kinh tế – chính trị khiến đồng nội tệ mất giá.
- Vàng là tài sản gì?
Vai trò tiền tệ của vàng là gì?
Từ một loại kim loại hiếm, trở thành đơn vị giao dịch hàng hóa cho tới một loại tiền tệ quan trọng và tài sản dự trữ có giá trị cao trong suốt nhiều thế kỷ. Vậy vàng có những vai trò gì trong thị trường tài chính – tiền tệ thế giới?
Tài sản dự trữ và phương tiện thanh toán quốc tế:
- Giá trị dự trữ của vàng: Là một nơi dự trữ giá trị lâu dài, thường được sử dụng để tích lũy, bảo vệ tài sản, nguồn vốn khỏi tình hình lạm phát và bất ổn kinh tế. Vì vàng có thể giữ giá trị tốt hơn nhiều so với tiền giấy.
- Phương tiện thanh toán quốc tế: Trong lịch sử, vàng là một “đồng tiền đặc biệt”, được sử dụng như một phương tiện thanh toán quốc tế, cho phép các quốc gia thanh toán cho các giao dịch hàng hóa, dịch vụ,…
- Nguồn dự trữ tài chính của quốc gia: Nhà nước và Ngân hàng trung ương các quốc gia thường có một khoản dự trữ vàng lớn, giúp bổ sung cho khả năng thanh toán, thanh khoản, tăng cường vị thế cho đồng tiền quốc nội và là nơi bảo hộ cho nền kinh tế khi xuất hiện những biến động tiêu cực.
Xu hướng đầu tư vàng trong những năm qua
Trong những năm qua, tình hình “vàng hóa” thị trường kính tế Việt Nam khi nền tài chính và tình hình xã hội chậm lại sau đại dịch Covid-19; tới đây là tình hình làm phát và lãi suất ngân hàng giảm sâu, người dân chuyển sang lưu trữ vàng thay vì đầu tư vào đồng nội tệ. Theo đó, nhà nước đang xây dựng và ban hành nhiều quy định, điều lệ cũng như phương pháp kích cầu đầu tư vào các thị trường vàng.
Cho đến nay, thị trường vàng vẫn được Nhà nước giữ độc quyền thế kinh doanh, nhập khẩu vàng miếng.
Vàng có còn là “điểm đến” của giới đầu tư trong năm 2024?
Cuối năm 2023, giá vàng trong nước tăng nóng và liên tục thiết lập kỷ lục mới, giúp tỷ suất sinh lời của kênh đầu tư vào loại tài sản này được đánh giá là cao nhất.
- Giá vàng sẽ tăng trưởng ổn định trong dài hạn. Mức đỉnh lịch sử được thiết lập tại 2431.42 USD vào 12/04/2024.
- Hầu hết các nhà phân tích chuyên gia đều dự đoán rằng tỷ giá vàng sẽ tăng. Kim loại quý dự kiến sẽ đạt đến mức đỉnh lịch sử: tỷ giá có thể vượt qua ngưỡng 90 triệu VNĐ vào cuối năm 2024.
- Giá sẽ tiếp tục tăng vào giai đoạn 2024 – 2030. Trong những kịch bản lạc quan, tỷ giá sẽ vượt quá 100 triệu VNĐ.
Vàng có thể là hình thức đầu tư sinh lời tốt trong tương lai, tuy nhiên bạn cần nắm rõ cách hoạt động của giá vàng trong nước cũng như các tính chất làm ảnh hưởng đến giá vàng để quyết định phù hợp nhất cho mình.
Tính độc quyền của vàng là gì?
Tính độc quyền trên thị trường được hiểu là trạng thái khi một lĩnh vực, ngành nghề hay một loại tài sản nào đó chỉ duy nhất một chủ thể được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ nào có thể thay thế. Tóm lại, tính độc quyền thể hiện một thị trường không có tính cạnh tranh.
- Tính độc quyền của vàng là gì?
Đối với các chủ thể hay sản phẩm mang tính độc quyền trên thị trường, có xu hướng dễ dàng thao túng hoặc định đoạt giá trị, nguồn cung nhằm điều tiết hoặc đầu cơ tài chính theo mong muốn của chủ thể đó.
Cấu trúc của tính độc quyền
Tính độc quyền là một cấu trúc thị trường có thể ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thị trường, thường dựa vào mục đích của việc sử dụng tính độc quyền của sản phẩm, dịch vụ. Ta có thể mô tả chúng như sau:
- Mục đích cạnh tranh vị thế độc quyền, kiểm soát yếu tố đầu vào: Trong quá trình cạnh tranh, từ việc nhập khẩu, sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp có thể kiểm soát nguồn lực, thị phần để tối ưu lợi nhuận.
- Tính nhượng quyền và chọn lọc hàng hóa, dịch vụ độc quyền: Tại Việt Nam, hiện có 20 nhóm ngành, lĩnh vực có tên trong danh sách thị trường độc quyền, và được Nhà nước quyết định, trong đó có thị trường vàng (gồm cả nhập khẩu – sản xuất – phân phối).
- Độc quyền tự nhiên do quy mô: Về cơ bản, doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường theo lợi tức quỹ mô, tăng giảm giá trị trên thị trường để cân bằng cán cân tài chính, đơn cử như giá vàng.
Chính sách độc quyền tại Việt Nam
Hiện tại nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách độc quyền với một vài thị trường và
sản phẩm như:
STT |
Hàng hóa/Dịch vụ |
Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước |
Địa bàn |
1 |
Vàng miếng |
Sản xuất |
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam |
2 |
Vàng nguyên liệu |
Xuất khẩu và nhập khẩu để sản xuất vàng miếng |
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam |
3 |
Hoạt động dự trữ quốc gia |
Quản lý, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục dự trữ quốc gia. |
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam |
4 |
Tiền mặt |
In, đúc |
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam |
Góc nhìn trái chiều về tính độc quyền trong thị trường vàng
Tính độc quyền của thị trường vàng tại Việt Nam có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau.
- Một bên cho rằng, việc duy trì tính độc quyền nhập khẩu và sản xuất giúp Nhà nước có thể kiểm soát nền kinh tế thị trường trong nước, cân bằng lãi suất, lạm phát và giá trị đồng nội tệ, từ đó đảm bảo an ninh kinh tế và ổn định thị trường vĩ mô.
- Phần còn lại cho rằng, tình độc quyền thị trường vàng của Nhà nước làm hạn chế sự cạnh tranh, sự đổi mới của thị trường, cũng như làm giảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Ảnh hưởng của tính độc quyền đến giá vàng trong nước
Tính độc quyền của thị trường vàng có thể gây ảnh hưởng đến giá vàng qua nhiều cách thức, chủ yếu là do tình trạng kiểm soát nguồn cung và cầu của các chủ thể trên thị trường, đặc biệt là Nhà nước và Ngân hàng trung ương. Sau đây là những lý do tính độc quyền ảnh hưởng đến giá vàng trong nước:
- Nguồn cung và trữ lượng vàng quốc nội: Vì chỉ có Nhà nước và Ngân hàng trung ương kiểm soát trữ lượng vàng và nguồn cung vàng ra thị trường nên có thể tạo sự đột biến về giá trong thời gian ngắn, và có thể thao túng giá vàng trên thị trường.
- Ảnh hưởng từ cung – cầu: Được coi là tài sản phòng chống lạm phát, nên dễ dàng nhìn nhận khi tình hình kinh tế xã hội thay đổi, giá vàng cũng có sự biến động theo thị trường.
- Tình minh bạch và hạn chế cạnh tranh: Do tính chất độc quyền nhập khẩu và phân phối, nên các hoạt động mau bán và dự trữ vàng có thể thiếu thông tin và sự minh bạch, gây khó khăn nhận biết biến động giá cho nhà đầu tư và các chủ thể kinh doanh trên thị trường; đồng thời làm giá cao hơn và có ít lựa chọn đầu tư hơn cho thị trường.
Tựu chung lại, tính độc quyền của thị trường vàng hiện nay có thể dẫn đến tình trạng môi trường đầu tư kém minh bạch về thông tin, bất ổn định về giá và hạn chế danh mục đầu tư, kém cạnh tranh.
Tính phi tập trung của vàng là gì?
Tính phi tập trung là khái niệm để mô tả việc phân bổ quyền lực, tài nguyên, quyết định hoặc thông tin từ nhiều chủ thế trong thị trường tài chính hoặc các chủ thể trong lĩnh vực cụ thể.
- Tính phi tập trung của vàng là gì?
- Đa dạng thị trường và địa điểm giao dịch: Vàng được giao dịch tại nhiều sàn giao dịch trên toàn cầu.
- Đa dạng sản phẩm, hình thức đầu tư: Vàng có thể đầu tư qua nhiều hình thức như vàng vật chất (vàng miếng, vàng nhẫn, trang sức bằng vàng,…); chứng chỉ quỹ vàng; quỹ đầu tư và giao dịch vàng (ETFs); Hợp đồng tương lai; Vàng online,…
- Sự tham gia rộng rãi và công nhận từ thị trường: Vàng không chỉ được giao dịch qua các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung (OTC), nơi các nhà đầu tư cá nhân, Ngân hàng; Chính phủ; tổ chức tài chính; quỹ đầu tư;…cho phép thị trường vàng có tính linh hoạt khi giao dịch, tính thanh khoản cao và dễ dàng chuyển nhượng trên mọi nơi trên thế giới.
Tác động của tính phi tập trung đối với giá vàng
Theo đó, tính phi tập trung của thị trường vàng có những ảnh hưởng nhất định tới biến động giá vàng, thông qua việc phân phối quyền lực và tác động cân bằng từ các chủ thể tài chính, tạo một một môi trường đầu tư minh bạch hơn. Dưới đây một vài phương thức tác động đến giá trị của vàng bởi thị trường phi tập trung:
- Phân phối đồng đều quyền lực tới các chủ thể tài chính: với việc có nhiều chủ thể tham gia phân phối, sản xuất và kinh doanh vàng, giá vàng sẽ được bình ổn theo sự biểu quyết của toàn bộ thị trường, tạo niềm tin và lược bỏ các yếu tố tiêu cực có thể tác động đến giá vàng.
- Tính thanh khoản và nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư: Nhận được sự tham gia của nhiều chủ thể như nhà đầu tư, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính,… và được giao dịch tại nhiều thị trường khác nhau sẽ tạo tính thanh khoản cao, đảm bảo giá vàng có thể điều chỉnh nhanh chóng và không bị ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường.
Ảnh hưởng của tính độc quyền và tính phi tập trung trong thị trường vàng
Hiện nay, thị trường Vàng đang có sự quản lý hai chiều của Nhà nước, nên diễn ra nhiều vấn đề xung đột giữa tính chất độc quyền và tính phí tập trung, chúng được biểu thị qua:
- Tính chất nhập khẩu và sản xuất: Nhà nước và Ngân hàng trung ương hiện đang kiểm soát độc quyền đối với việc nhập khẩu, sản xuất và xuất khẩu vàng.
- Sự kiểm soát của Nhà nước và Ngân hàng trung ương: Thường nắm giữ lượng lớn vàng như một phần dự trữ quốc nội và có thể có xung đột giá giữa vàng trong nước và vàng quốc tế.
Theo đó, vàng là một tài sản đặc biệt khi vừa sở hữu tính chất độc quyền và tính phi tập trung, điều này vừa tạo ra cơ hội, vừa đưa ra thách thức cho nhà đầu tư tham gia thị trường vàng.
Và tại đây, thị trường vàng vật lý truyền thống được so sánh với thị trường vàng kỹ thuật số – tiền điện tử, tiêu biểu là đồng Bitcoin, ETH, USDT,…khi các đặc tính về tính phi tập trung và cơ hội đầu tư của hai thị trường này tương đương nhau, nhưng tiền điện thị là thị trường phi tập trung hoàn toàn và có mức sinh lời cao, nhanh gấp nhiều lần vàng vật lý.
Bạn có thể xem bảng so sánh giữa thị trường vàng và thị trường tiền điện tử tại phần sau của bài viết.
So sánh tính độc quyền và phi tập trung của vàng với các tài sản khác?
Để so sánh tính độc quyền và phi tập trung của vàng với các loại tài sản đặc trưng khác, chúng ta có thể xem qua bảng phân tích dưới đây:
Tính chất |
Vàng |
Tiền giấy pháp định |
Tiền điện tử |
Tính độc quyền |
|||
Chủ thể quản lý |
Nhà nước và Ngân hàng Trung ương. |
Nhà nước và Ngân hàng Trung ương. |
Không có ai quản lý cụ thể, được phép giao dịch trên mạng lưới Blockchain. |
Nhập khẩu, sản xuất và phân phối |
– Khan hiếm, tổng cung chưa rõ. – Nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Nhà nước. |
Có thể in thêm, nhưng cần tham chiếu thị trường, tránh lạm phát. |
– Khan hiếm, tổng cung cố định. |
Tính phi tập trung |
|||
Thị trường |
Giao dịch toàn cầu, nhiều sàn giao dịch cả tập trung và phi tập trung. |
Giao dịch quốc nội. Nếu giao dịch quốc tế phải quy đổi tỷ giá. |
Giao dịch toàn cầu, hoàn toàn phi tập trung. |
Phạm vi tham gia của các chủ thể |
Gồm từ nhà đầu tư cá nhân tới Nhà nước. Kể cả trong nước lẫn quốc tế. |
Chủ yếu là các chủ thể quốc nội. |
Bất kỳ ai cũng có thể tham gia, có thể đầu tư xuyên quốc gia mà không lo rào cản nào. |
Lưu trữ và chuyển giao |
Cần lưu trữ vật lý và bảo mật, chi phí vận chuyển cao. |
Dễ dàng giao dịch dưới dạng số hoặc giấy. |
Chuyển giao nhanh, chi phí thấp, có tính lưu trữ dữ liệu giao dịch an toàn. |
Cơ hội đầu tư |
Cao. |
Thấp. |
Cao. |
Lợi nhuận đầu tư |
Trung bình. |
Trung bình. |
Cao. |
Từ bảng so sánh trên, nhà đầu tư có thể thấy các đặc điểm của Vàng truyền thống và Tiền điện tử có tính chất tương đương nhau về cơ hội đầu tư, nhưng tiền điện tử sở hữu mức sinh lời cao hơn.
Vậy tiềm năng đầu tư vào sinh lời của hai loại tài sản Vàng truyền thống và Vàng kỹ thuật số – tiền điện tử, tài sản nào sẽ được nhà đầu tư quan tâm hơn? Cùng đến với phần so sánh dưới đây.
Tiềm năng đầu tư của tiền điện tử vượt trội hơn vàng truyền thống?
Thị trường tiền điện tử, đại diện như Bitcoin, Ethereum,… từ lâu đã được so sánh với vàng – một tài sản có giá trị cao trên thế giới. Với việc cả 2 tài sản có các đặc trưng về giá trị, tính biến động và giá trị, thì việc nhà đầu tư phân vân nên đầu từ vào tài sản nào, sau đây chúng ta cùng phân tích tiềm năng của chúng.
Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số, được tạo ra trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số và giao dịch linh hoạt trên hệ thống Internet – Blockchain. Tiền điện tử không giống như các loại tiền pháp định truyền thống, khi chúng không có tại thể vật chất, mà chỉ được lưu trữ theo dạng mã hóa, tuy nhiên lại linh hoạt trong các quá trình giao dịch, đầu tư và thanh toán hơn tiền vật chất truyền thống.
Tiền điện tử được coi là một kho lưu trữ giá trị lớn, tương tự như vàng truyền thống, do tính chất chống lạm phát mà chúng mang lại trong thời điểm kinh tế bất ổn.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều đồng tiền điện tử khác nhau, và mỗi đồng tiền lãi sở hữu một giá trị và mức sinh lời, tiêu biểu như các đồng Bitcoin, ETH,…
Với sự đa dạng của thị trường tiền điện tử, đây sẽ là kênh đầu tư mới để đa dạng hóa danh mục đầu tư, thay thế cho các kênh truyền thống như gửi tiết kiệm hay chứng khoán.
Vậy tiềm năng và cơ hội đầu tư vào thị trường này như thế nào? Bitcoin có phải là vàng kỹ thuật số không?
Câu hỏi này hiện không quá khó để trả lời, khi tính đến thời điểm hiện tại, những gì mà tiền điện tử nói chung hay Bitcoin nói riêng đã thể hiện được như:
Tiềm năng phát triển và lợi nhuận trong dài hạn: Trong thời điểm đại dịch Covid 19 diễn ra và cho đến nay, giá vàng và Bitcoin đã tăng đến hơn 90% (vàng), gần 160% (Bitcoin). Trở thành kênh đầu tư an toàn khi tính hình kinh tế – xã hội gặp biến động xấu.
Hãy cùng điểm qua những điểm tương đồng và lợi thế khác biệt giữa Bitcoin với vàng:
Đặc tính |
Vàng |
Tiền điện tử |
Tính kháng làm giả |
Thấp |
Cao |
Tính dễ vận chuyển |
Thấp |
Cao |
Tính phi tập trung |
Trung bình |
Cao |
Tính phân chia |
Thấp |
Cao |
Tính lâu bền |
Cao |
Cao |
Tính lưu thông – thanh khoản |
Trung bình |
Cao |
Tốc độ sinh lời |
Chậm |
Nhanh |
Lợi nhuận |
Trung bình |
Cao |
Khả năng tiếp cận |
Cao |
Trung bình |
Phân tích và so sánh các đặc tính giữa vàng với Bitcoin trên góc nhìn của thị trường Crypto:
- Tính kháng làm giả: là thuật ngữ chỉ tính độc nhất của tài sản cụ thể, các tài sản bị làm giả thường có rủi ro mất giá cao và thường phải kiểm tra, đo lường. Trong khi vàng có thể bị làm giả, thì Bitcoin lại được bảo chứng bởi mạng lưới Blockchain, hoàn toàn không thể bị làm giả và được ghi chép lại lịch sử giao dịch, dữ liệu liên quan, còn vàng thì không.
- Tính phi tập trung áp dụng cho cả việc vận hành, phát hành và quản lý các loại tài sản có giá trị cao. Trong khi hoạt động phát hành và quản lý của Bitcoin đều hoàn toàn phi tập trung, không có đơn vị nào có thể chi phối Bitcoin; còn vàng là tài sản bán phi tập trung, khi vừa được giao dịch tại nhiều nơi, nhưng bị quản lý chặt chẽ từ Nhà nước và Ngân hàng trung ương.
- Tính phân chia có nghĩa là tài sản có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn. Bạn có thể giao dịch vàng với các mức theo chỉ, lượng,… nhưng là các mức cố định, và vốn đầu tư ban đầu cần số lượng lớn. Còn một Bitcoin thì có thể chia ra đến 0.00000001 BTC, tức bạn có thể đầu tư bằng số vốn nhỏ hơn nhiều lần và linh hoạt sử dụng nguồn vốn.
- Tính lưu thông – thanh khoản là khả năng của tài sản để có thể được giao dịch lấy các tài sản hoặc hàng hóa khác, đơn cử như vàng với lịch sử trao đổi hàng hóa và sở hữu vai trò ngang với đồng tiền pháp định. Hiện nay, Bitcoin cũng có thể được dễ dàng trao đổi lấy các hàng hóa và dịch vụ khác khi tại nhiều quốc gia đã công nhận Bitcoin là một loại tiền tệ, vậy nên cả hai đều được đánh giá cao ở đặc tính này.
Vàng là một loại tài sản đã được công nhận rộng rãi ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường tiền điện tử và Bitcoin mới chỉ ra đời trong khoảng 1 thập niên vừa qua, nên chỉ một số quốc gia công nhận và thực sự coi đây là một đồng tiền có giá trị giao dịch, tích lũy và đầu tư. Cả hai loại tài sản trên đều là các công cụ đầu tư dài hạn và vật lưu trữ giá trị hấp dẫn.
Tiền năng và cơ hội khi đầu tư vào thị trường tiền điện tử.
Năm 2024 đánh dấu cột mốc lớn đối với thị trường tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng, khi thị trường ghi nhận vốn hóa toàn cầu hiện là 2000 tỷ USD, tăng +101.42% so với một năm trước. Tính đến ngày hôm nay, giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin (BTC) là 1000 tỷ USD, như vậy chỉ số thống trị của Bitcoin là 50.81%. Trong khi đó, giá trị vốn hóa thị trường của Stablecoins là 200 tỷ USD và chiếm 6.49% thị phần tổng giá trị vốn hóa thị trường của tiền mã hóa.
Yếu tố chính thúc đẩy giá trị của thị trường tiền điện tử là sự công nhận của các quỹ đầu tư từ thị trường tài chính truyền thống, đồng thời sự ra đời của các quỹ Bitcoin ETF – lần đầu tiên mang các khoản đầu tư thực sự vào thị trường tiền kỹ thuật số.
Thứ hai, sau sự kiện Halving vừa diễn ra ngày 19/04, liên quan tới việc giảm một nửa phần thưởng cho các thợ đào Bitcoin, được xem là yếu tố vĩ mô thúc đẩy giá trị thị trường lên mức 5000 tỷ USD, đẩy giá trị của nhóm tài sản này lên cao và trở thành thị trường đầu tư sinh lời hấp dẫn.
Nên đầu tư vào các loại tiền điện tử nào?
#Top 1: Bitcoin – BTC
Được tạo ra vào năm 2009, Bitcoin là đồng tiền điện tử nổi tiếng nhất trong thị trường tiền điện tử, với nhiệm vụ tạo ra một hệ thống thanh toán phi tập trung toàn cầu, loại bỏ nhu cầu về các trung gian tài chính, giảm thời gian giao dịch và nâng cao độ bảo mật trong thị trường,
Với nguồn cung tối đa là 21 triệu coin, Bitcoin được đánh giá là phương tiền đầu tư và lưu trữ giá trị tương như vàng.
Suốt nhiều năm qua, giá Bitcoin đã tăng vọt. Vào tháng 5 năm 2016, bạn có thể mua một Bitcoin với giá khoảng 0.5 USD. Kể từ ngày 03 tháng 04 năm 2024, giá của một Bitcoin là khoảng 66,5 nghìn USD, tăng khoảng 133.000 lần.
#Top 2: Ethereum – ETH
Là đồng tiền đại diện cho nền tảng hợp đồng tương lai thông minh, được biết đến với khả năng tự động thực hiện các hợp đồng khi đáp ứng điều kiện nhất định, điều này làm ETH trở thành một trong những lựa chọn ưu tiên cho các dự án trên mạng lưới Blockchain.
Theo dự đoán, giá Ethereum có thể tăng giá trị lên hơn 600% so với mức giá hiện tại vào cuối năm 2024.
Ngoài ra, trên thị trường tiền điện tử có rất nhiều đồng coin tiềm năng khác, bạn có thể truy cập ứng dụng ONUS để tìm kiếm danh mục đầu tư phù hợp, đồng thời cập nhật những chia sẻ về bí kíp đầu tư của các chuyên gia, nhà đầu tư khác tại ONUS.
Đầu tư tiền điện tử có nhiều mức vốn khác nhau. Khác với chứng khoán hay vàng, bạn có thể đầu tư các loại tiền điện tử khác có triển vọng và được dự đoán sẽ lên giá vào tương lai.
Tải Ứng dụng ONUS và bắt đầu hành trình đầu tư tuyệt vời của bạn.
Tổng kết
Từ các thông tin mà chúng tôi đã phân tích trong bài, bằng việc so sánh đặc tính nội tại và các tính chất của tài sản vàng truyền thống so với tài sản vàng kỹ thuật số – thị trường tiền điện tử, hy vọng bạn đọc có thể có cái nhìn tổng quan và định hướng đầu tư theo mục đích cá nhân của mình.
Trong tình hình hiện tại, danh mục đầu tư có cơ hội sinh lời cao nhất là một danh mục kết hợp nhiều loại tài sản khác nhau để cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Theo đó, bạn nên có cho mình danh mục đầu tư với khoảng 20% khoản đầu từ vào vàng, 60% khoản đầu tư vào Bitcoin, 30% còn lại có thể linh hoạt đầu tư vào gửi tiết kiệm hoặc các tài sản số khác.
Chúc bạn có những khoản đầu tư thành công trong tương lai.
Khuyến cáo: Trên đây là những thông tin được tổng hợp để người đọc có cái nhìn tổng quan về thị trường đầu tư, nâng cao kinh nghiệm và kiến thức về các loại tài sản trên thị trường, không phải lời khuyên đầu tư. Mọi quyết định đầu tư của bạn là do bạn quyết định.