Hình ảnh tiền Đô la Mỹ từ cổ chí kim và những sự thật thú vị

KEY TAKEAWAYS:
Các mệnh giá tiền USD lưu hành phổ biến hiện nay là $1, $5, $10, $20, $50 và $100.
Những tờ tiền USD cổ có giá trị sưu tầm cao, có thể đấu giá dao động từ hàng chục đến hàng triệu USD tại các sàn đấu giá.
Hiện nay, tiền xu USD ít được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày, tuy nhiên vẫn được chấp nhận tại máy bán hàng tự động hoặc chi trả cho chi phí phương tiện công cộng.

Hình ảnh tiền Đô la Mỹ cổ được thiết kế đặc biệt, bắt mắt là “đối tượng” hàng đầu được săn đón bởi các nhà sưu tầm lớn trên thế giới. Vậy những tờ tiền này có gì thú vị? Cùng ONUS tìm hiểu về lịch sử đồng USD và những bí mật thú vị của loại tiền tệ này trong bài viết dưới đây! 

1. Hình ảnh tiền Đô la Mỹ lưu hành hiện nay  

Đồng USD là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Được ra mắt lần đầu vào năm 1792, đồng USD trở thành một trong những đồng tiền quyền lực và quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Với vai trò là đồng tiền dự trữ chính của thế giới, USD không chỉ được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế mà còn được nhiều quốc gia dự trữ nhằm ổn định kinh tế. 

1.1. Tiền giấy 

Tiền giấy USD được Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ phát hành lần đầu vào năm 1914, bao gồm các mệnh giá là $1, $2, $5, $10, $20, $50 và $100. Mỗi mệnh giá đều khắc họa hình ảnh các nhân vật lịch sử quan trọng như Tổng thống, nhà lãnh đạo, chính trị gia… và biểu tượng hoặc kiến trúc nổi tiếng tại quốc gia này. 

1.1.1. Hình ảnh tờ 1 USD (1 Đô la Mỹ)

Tờ 1 USD được phát hành năm 1963. Mặt trước của tờ tiền in chân dung George Washington và mặt sau là Đại ân, hoa văn ký hiệu của Hoa Kỳ. 

Hình ảnh tờ 1 USD 
Hình ảnh tờ 1 USD

1.1.2. Hình ảnh tờ 2 USD (1 Đô la Mỹ)

Mặt trước của tờ 2 USD in chân dung của Thomas Jefferson – chính khách, nhà ngoại giao, luật sư, kiến trúc sư, nhà triết học người Mỹ. Ông là một trong các kiến quốc phụ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và là tổng thống thứ 3 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Mặt sau là tờ tiền là hình ảnh buổi cuối của lễ ký kết tuyên ngôn độc lập nước Mỹ. 

Hình ảnh tờ 2 USD
Hình ảnh tờ 2 USD

1.1.3. Hình ảnh tờ 5 USD (5 Đô la Mỹ) 

Tờ 5 USD phát hành năm 2006 với thiết kế mặt trước in hình Abraham Lincoln – Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Mặt sau là hình ảnh nhà tưởng niệm Cố Tổng thống tại thủ đô Washington, D.C.. 

Hình ảnh tờ 5 USD 
Hình ảnh tờ 5 USD

1.1.4. Hình ảnh tờ 10 USD (10 Đô la Mỹ) 

Thiết kế mặt trước của đồng 10 USD in chân dung của Alexander Hamilton – một sĩ quan quân đội, luật sư, chính trị gia, chuyên gia tài chính người Mỹ, đồng thời là người thiết lập hệ thống tài chính – ngân hàng và đặt nền móng cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Mặt sau của tờ tiền là hình ảnh tòa ngân khố. 

Hình ảnh tờ 10 USD 
Hình ảnh tờ 10 USD

1.1.5. Hình ảnh tờ 20 USD (20 Đô la Mỹ) 

Mặt trước của tờ 20 USD là chân dung của Andrew Jackson – Tổng thống thứ 7 của Hoa
Kỳ. Mặt sau là hình ảnh Nhà Trắng tọa lạc tại đại lộ Pennsylvania (Thủ đô Washington, D.C.) 

Hình ảnh tờ 20 USD 
Hình ảnh tờ 20 USD

1.1.6. Hình ảnh tờ 50 USD (50 Đô la Mỹ) 

Tờ 50 USD in chân dung Ulysses S.Grant – Tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ ở mặt trước và hình ảnh nhà Quốc hội Mỹ ở mặt sau. Với tư cách Tướng Tư lệnh, ông đã dẫn dắt Lục quân Liên bang đến thắng lợi trong cuộc Nội chiến Mỹ vào năm 1865 và sau đó giữ chức Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ trong ngắn hạn.

Hình ảnh tờ 50 USD 
Hình ảnh tờ 50 USD

1.1.7. Hình ảnh tờ 100 USD (100 Đô la Mỹ) 

Hình ảnh tiền Đô la Mỹ 100 USD được trang bị các tính năng bảo mật cao nhằm chống hành vi làm giả. Mặt trước của tờ tiền in chân dung Benjamin Franklin, mặt sau là Hội trường Độc lập ở Philadelphia. 

Hình ảnh tờ 100 USD 
Hình ảnh tờ 100 USD

1.2. Tiền xu

Đồng xu USD được đúc bởi Cục Đúc tiền Hoa Kỳ, chủ yếu làm bằng các hợp kim bền như đồng, niken và kẽm để tránh bị ăn mòn. Nhiều người sưu tầm tiền xu vì tính độc đáo và phong phú của các mẫu thiết kế. Hiện nay, các giao dịch tiền xu ít phổ biến hơn tại Mỹ, tuy nhiên vẫn được chấp thuận ở một số nơi và tại các máy bán hàng tự động hay phương tiện công cộng. 

1.2.1. Đồng 1 cent (0.01 Đô la Mỹ) 

Đồng 1 cent phát hành năm 2010. Mặt trước của đồng xu khắc chân dung Tổng thống Abraham Lincoln và mặt sau là hình ảnh đài tưởng niệm Lincoln cùng mệnh giá “one cent”. 

Đồng 1 cent Hoa Kỳ 
Đồng 1 cent Hoa Kỳ

1.2.2. Đồng 5 cent (0.05 Đô la Mỹ) 

Thiết kế đồng 5 cent với mặt trước là chân dung Tổng thống Thomas Jefferson và mặt sau là dinh thự của ông. Đồng tiền được phát hành vào năm 2006. 

Đồng 5 cent Hoa Kỳ 
Đồng 5 cent Hoa Kỳ

1.2.3. Đồng 10 cent (0.1 Đô la Mỹ) 

Được phát hành vào năm 1965, đồng 10 cent có thiết kế sắc nét và chi tiết. Mặt trước tờ tiền là chân dung của Franklin D. Roosevelt và mặt sau là hình ảnh bó đuốc, nhánh cây sồi, nhành ô liu. 

Đồng 10 cent Hoa Kỳ 
Đồng 10 cent Hoa Kỳ

1.2.4. Đồng 25 cent (0.25 Đô la Mỹ) 

Chân dung của Tổng thống George Washington được khắc ở mặt trước của đồng xu 25 cent. Mặt sau là hình ảnh đại bàng sải cánh – biểu tượng đặc trưng của cường quốc Hoa Kỳ. 

Đồng 25 cent Hoa Kỳ 
Đồng 25 cent Hoa Kỳ

1.2.5. Đồng 50 cent (0.5 Đô la Mỹ) 

Đồng 50 cent có màu bạc, được phát hành vào năm 1971. Mặt trước của đồng xu là chân dung Tổng thống John F. Kennedy và mặt sau là hình ảnh con dấu của Tổng thống. 

Đồng 50 cent Hoa Kỳ 
Đồng 50 cent Hoa Kỳ

1.2.6. Đồng 1 USD (1 Đô la Mỹ) 

Mệnh giá 1 USD được phát hành dưới dạng tiền xu vào năm 2000. Mặt trước của đồng tiền là chân dung Sacagawea – một phụ nữ thổ dân da đỏ đã giúp đỡ các nhà thám hiểm trong hành trình khám phá miền Tây nước Mỹ. Mặt sau là biểu tượng đại bàng sải cánh đang bay lượn trên bầu trời. 

Đồng 1 Đô la Mỹ dưới dạng tiền xu
Đồng 1 Đô la Mỹ dưới dạng tiền xu

1.3. Các mệnh giá Đô la Mỹ đặc biệt

Ngoài hình ảnh tiền Đô la Mỹ đang lưu hành, đồng USD còn phát hành các phiên bản đặc biệt và ít sử dụng trong các giao dịch hàng ngày. Chúng thường có giá trị sưu tầm cao hoặc dùng cho các mục đích giao dịch đặc biệt. Cụ thể: 

  • Đồng $2: Đây là một trong những mệnh giá tiền hiếm và ít được lưu thông tại Hoa Kỳ. Mặt trước của tờ tiền là chân dung Thomas Jefferson, mặt sau là bức tranh “Tuyên ngôn Độc lập” của John Trumbull. 
  • Đồng $500, $1,000, $5,000, $10,000: Các mệnh giá tiền này đã ngừng sản xuất vào năm 1969 do không còn cần thiết trong các giao dịch lớn. Ngoài ra, việc ngừng phát hành mệnh giá tiền lớn cũng góp phần ngăn chặn các hoạt động rửa tiền bất hợp pháp. 
  • Đồng $100,000: Đây là mệnh giá USD lớn nhất từng được in và sử dụng nội bộ giữa các ngân hàng liên bang. Tờ tiền này in hình ảnh của Tổng thống Woodrow Wilson và không được phép lưu hành ngoài thị trường. 

2. Hình ảnh tiền USD từ cổ chí kim

Các đồng USD cổ thường hiếm và có giá trị sưu tầm cao, được cái nhà sưu tầm săn đón với giá lên đến hàng triệu USD. Dưới đây là hình ảnh tiền Đô la Mỹ cổ nổi bật nhất từng được phát hành trong lịch sử tiền tệ Hoa Kỳ. 

2.1. Tờ tiền cổ 1,000 USD Grand Watermelon (1890) 

Tờ 1,000 USD Grand Watermelon được in ấn và phát hành vào những năm 1890. Chúng mang cái tên đặc biệt là “những quả dưa hấu” vì thiết kế số 0 trong mệnh giá tiền hàng nghìn giống như quả dưa hấu khổng lồ. Trên thế giới chỉ có 2 tờ tiền Grand Watermelon được phát hành, trong đó, một tờ vừa phá kỷ lục trở thành tờ tiền có giá trị đắt nhất thế giới tại sàn đấu giá Orlando, tờ còn lại thuộc quyền sở hữu của ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco. 

Tờ 1,000 Grand Watermelon với thiết kế đặc biệt 
Tờ 1,000 Grand Watermelon với thiết kế đặc biệt

2.2. Tờ 1,000 USD Red Seal (1891) 

Tờ 1,000 USD Red Seal 1891 là đồng tiền được các nhà sưu tầm săn đón bậc nhất, được bán với giá khoảng 2.5 triệu USD ở sàn đấu giá Schaumburg. Tờ tiền này được in chân dung của Đại tướng George Meade – người từng phục vụ trong cuộc chiến tranh dân sự và trở thành sĩ quan chỉ huy của quân đội Potomac. 

Tờ 1,000 Red Seal được nhiều nhà sưu tầm săn đón 
Tờ 1,000 Red Seal được nhiều nhà sưu tầm săn đón

2.3. Tờ 500 USD Gold Certificate (1882) 

Gold Certificate là một trong những tờ tiền giấy cổ xưa đầu tiên được in ở Hoa Kỳ với mệnh giá 500 USD. Mặt trước của tờ tiền in hình Thủ tướng Abraham Lincoln ở bên trái tờ tiền, mặt sau là hình ảnh đại bàng sải cánh bay. Những tờ tiền này có niên đại từ những năm 1800, không còn được lưu hành đến ngày nay nhưng giá trị của chúng gấp 1.700 lần so với giá trị ban đầu. 

Tờ 500 USD Gold Certificate có giá trị gấp 1,700 lần so với giá trị ban đầu
Tờ 500 USD Gold Certificate có giá trị gấp 1,700 lần so với giá trị ban đầu

2.4. Tờ 50 USD Gold Certificate (1928) 

Hiện nay, tờ Gold Certificate 50 USD được bán đấu giá tại sàn Heritage với giá trị khoảng 120,000 USD. Tờ tiền này là một phần trong bộ sưu tập những tờ tiền kích thước nhỏ, được in và phát hành bởi chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1928. Tuy nhiên, đến năm 1933, chúng đã bị Chính phủ của Roosevelt thu hồi vì được xem là một hình thức lưu trữ vàng bất hợp pháp.

Tờ 50 USD Gold Certificate nằm trong bộ sưu tập những đồng tiền có kích thước nhỏ
Tờ 50 USD Gold Certificate nằm trong bộ sưu tập những đồng tiền có kích thước nhỏ

2.5. Tờ 2 USD khổ lớn (1862) 

Đồng 2 USD khổ lớn đầu tiên được phát hành vào năm 1862 với chân dung Alexander Hamilton. Đây là một trong số những đồng USD cổ quý nhất được nhiều nhà tài phiệt và sưu tầm lớn săn đón. Mặt sau của tờ tiền có dấu ấn xanh, hay còn được gọi với cái tên là “đồng bạc xanh”.  

Tờ $2 được gọi là “đồng bạc xanh” do được in mực xanh ở mặt sau
Tờ $2 được gọi là “đồng bạc xanh” do được in mực xanh ở mặt sau

3. Cách phân biệt Đô la Mỹ thật/giả

Theo nhiều nghiên cứu, Đô la Mỹ là tiền tệ có tỷ lệ làm giả cao do được sử dụng rộng rãi và là một trong những đồng tiền quyền lực trên toàn cầu. Để phân biệt được USD thật/giả, bạn có thể kiểm tra một số đặc điểm bảo mật sau:

  • Chất liệu giấy: Đô la Mỹ thật được in trên giấy bông và vải lanh (cotton – linen), sờ vào có cảm giác thô cứng hơn giấy thông thường. Trong khi đó, tiền giả thường mềm hoặc mịn hơn. 
  • Hình in nổi: Khi chạm vào các chi tiết như chữ “The United States of America”, chân dung người nổi tiếng và mệnh giá tiền trên tờ USD thật, bạn sẽ cảm nhận được độ nổi nhẹ do mực in đặc biệt. 
  • Dải bảo mật: Trên các mệnh giá $5 trở lên, một dải bảo mật được trang bị chạy dọc từ trên xuống dưới. Dải này sẽ phát sáng dưới tia UV với màu sắc đặc trưng theo từng mệnh giá: $5 – màu xanh lam, $10 – màu cam, $20 – màu xanh lá, $50 – màu vàng, $100 – màu hồng. 
  • Chân dung Tổng thống: Thiết kế chân dung có độ chi tiết cao, sắc nét với đường khắc rõ ràng, biểu cảm sống động. 
  • Mực thay đổi màu: Trên các tờ tiền mệnh giá $10 trở lên, số mệnh giá nằm ở góc dưới có thể thay đổi màu sắc từ đồng sang xanh lá hoặc ngược lại khi nghiêng tờ tiền. 
  • Số series: Dãy số series trên tiền thật được in đều, thẳng hàng và rõ ràng. 
  • Các chi tiết ẩn: Bạn nên sử dụng kính lúp để quan sát chi tiết nhỏ trên tờ tiền như đường viền mỏng, chữ nhỏ (microprinting). 
  • Hình ảnh chìm (Watermark): Các tờ tiền có hình in chìm chân dung của Tổng thống, dễ dàng thấy khi soi dưới ánh sáng. 

Trên đây là một số đặc biệt nổi bật giúp bạn phân biệt giữa đồng Đô la Mỹ thật và giả. Bên cạnh đó, nếu có nghi vấn, bạn nên mang đồng tiền ra các cửa hàng chuyên dụng tại ngân hàng hoặc thu đổi ngoại tệ để kiểm chứng chính xác nhất, tránh gặp phải các rủi ro không đáng có. 

Một số dấu hiệu bảo mật của đồng USD 
Một số dấu hiệu bảo mật của đồng USD

4. Những sự thật thú vị về đồng Đô la Mỹ 

Đồng USD là một loại tiền tệ quen thuộc, được sử dụng rộng rãi nhưng ít ai biết những sự thật thú vị xoay quanh tờ tiền này. Cùng ONUS tìm hiểu ngay dưới đây! 

4.1. Sự thật thú vị về đồng USD

  • Lý do USD được gọi là “đồng bạc xanh”: Năm 1986, để tài trợ cho Nội chiến, Quốc hội ủy quyền cho Bộ Tài chính Hoa Kỳ phát hành Giấy yêu cầu không tính lãi. Khi đó, những tờ tiền này có biệt danh là “đồng bạc xanh” vì được in mực xanh ở mặt sau. 
  • $ là ký hiệu của USD từ năm 1785: Hoa Kỳ chính thức sử dụng ký hiệu $ vào năm 1785, được phát triển từ ký hiệu peso của người Mỹ gốc Tây Ban Nha. 
  • Ký hiệu đánh dấu Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã phát hành tờ tiền: Tờ Đô la Mỹ có dãy số bao gồm hai chữ cái và tám con số, chữ cái đầu tiên nằm giữa A và L, cho biết ngân hàng nào phát hành hóa đơn. Cụ thể: A – Boston, B – New York, C – Philadelphia, D – Cleveland, E – Richmond, Virginia, F – Atlanta, G – Chicago, H – Thánh Louis, I – Minneapolis, J – Thành phố Kansas. Missouri, K – Dallas, L – San Francisco. 
  • Phá hoại tiền có thể bị phạt tiền: Khi cắt, xén, làm biến dạng, làm xấu hoặc đục lỗ tờ tiền với mục đích không phù hợp, bạn có thể bị phạm tội, phạt tiền hoặc phạt tù từ 6 tháng. 
  • USD được sử dụng ở 20 quốc gia như một đồng tiền nội tệ: Ngoài Hoa Kỳ, 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác đang lưu hành USD như một loại tiền tệ chính thức bao gồm: Argentina, Ecuador, El Salvador, Cộng hòa Palau, Panama, Zimbabwe, Puerto Rico, Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall, Guam, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Samoa, Turks và Caicos, British Indian Ocean Territory và Saba, Bonaire. 

4.2. Sự thật về tờ tiền USD 

  • Thiết kế của tờ 1 USD không thay đổi kể từ năm 1963: Đồng 1 USD không thay đổi thiết kế là do ít khi bị làm giả, ngoài ra, theo mục 116 của Đạo luật Dịch vụ Tài chính và Phân bổ Chính phủ chung đã cấm chi tiền để thiết kế lại tờ 1 USD. 
  • Tờ USD có in chữ Hawaii: Vào Thế chiến II, Hoa Kỳ đã cho in tiền giấy có con dấu màu nâu và chữ “Hawaii” để lưu hành trên hòn đảo này. 
  • Vợ của Tổng thống George Washington được in trên tờ $1: Martha – vợ của Tổng thống George Washington từng xuất hiện trên tờ Silver Certificate vào năm 1886. 
  • Người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có chữ ký trên tờ USD: Azie Taylor Morton là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có chữ ký trên tờ giấy bạc của Cục Dự trữ Liên bang. Cô là thủ quỹ thứ 36 của Hoa Kỳ. 
  • Ý nghĩa biểu tượng trên tờ $1: Tờ 1 USD có hình con dấu lớn của Hoa Kỳ, mặt sau mô tả con mắt của thượng đế và một kim tự tháp chưa hoàn thiện tượng trưng cho sức mạnh, sự trường tồn của quốc gia. Phần dưới chân kim tự tháp có chữ số La Mã MDCCLXXVI – ngày Tuyên ngôn Độc lập.
  • Ý nghĩa biểu tượng trên tờ $1: Tờ 1 USD có hình con dấu lớn của Hoa Kỳ, mặt sau mô tả con mắt của thượng đế và một kim tự tháp chưa hoàn thiện tượng trưng cho sức mạnh, sự trường tồn của quốc gia. Phần dưới chân kim tự tháp có chữ số La Mã MDCCLXXVI – ngày Tuyên ngôn Độc lập.
  • Thành phần cấu tạo nên đồng USD: Tiền giấy USD không hoàn toàn được làm bằng giấy, thành phần của chúng bao gồm 75% bông và 25% vải lanh. 
  • Những đồng USD “tí hon”: Vào thập niên 1920, đồng Đô la Mỹ có kích cỡ chỉ 6.14 x 2.51 inch được phát hành, được đóng dấu kho bạc xanh ở mặt trước. 
  • Số lượng tờ tiền USD đang lưu hành: Nhiều người cho rằng đồng 1 USD có số lượng lưu hành nhiều nhất, tuy nhiên, theo thống kê, tờ 100 USD có số lượng nhiều nhất với 13.4 tỷ tờ. 
  • Chi phí sản xuất ra tờ Đô la Mỹ: Theo Cục Dự trữ Liên bang, tờ 1 USD có chi phí sản xuất thấp nhất (chỉ tốn 5.6 xu/tờ) và tờ 100 USD đắt nhất (13.2 xu/tờ). 
  • Tờ USD có mệnh giá lớn nhất: Năm 1934, Hoa Kỳ phát hành tờ tiền mệnh giá 100,000 USD. Đây là tờ tiền có mệnh giá lớn nhất trong lịch sử tiền tệ Mỹ nhưng đã ngừng phát hành vào năm 1969. 
  • Hầu hết tiền giấy đều có dấu vết ma túy: Theo CNN đưa tin, khoảng 80% tờ USD có dấu vết của cocaine, methamphetamine và heroin. 
  • Công nghệ in USD: Năm 1990, một sợi bảo mật và in vi mô được giới thiệu trong các tờ tiền của Cục Dự trữ Liên bang nhằm ngăn chặn việc làm giả.

5. Đổi Đô la Mỹ sang VND ở đâu uy tín?  

5.1. Tỷ giá USD/VND theo mệnh giá Hoa Kỳ

Bảng tỷ giá USD/VND theo mệnh giá Hoa Kỳ hiện nay 

1 USD

25,509

2 USD

51,018

5 USD

127,545

10 USD

255,090

20 USD 

510,180

50 USD

1,275,450

100 USD

2,550,900

5.2. Theo dõi tỷ giá USD/VND ở đâu? 

Để cập nhật tỷ giá USD/VND nhanh chóng và chính xác nhất, bạn có thể theo dõi tại website ONUS. Tại đây, ONUS cung cấp đầy đủ tỷ giá USD/VND trong ngày, cập nhật real-time cùng với hơn 200+ tỷ giá ngoại tệ khác giúp bạn dễ dàng theo dõi, đánh giá và đưa ra quyết định sáng suốt nhất. 

Theo dõi tỷ giá USD/VND trên trang tài chính ONUS nhanh chóng và chính xác 
Theo dõi tỷ giá USD/VND trên trang tài chính ONUS nhanh chóng và chính xác

5.3. Địa điểm đổi USD sang VND uy tín

Khi có nhu cầu đổi tiền Đô sang VND, việc lựa chọn địa điểm uy tín là rất quan trọng để đảm bảo giao dịch an toàn và nhận được tỷ giá tốt nhất. Dưới đây là một số địa điểm cụ thể được nhiều người tin tưởng bao gồm: 

  • Đổi USD tại ngân hàng: Đổi USD tại ngân hàng là lựa chọn hàng đầu của nhiều người nhờ tỷ giá tốt, uy tín và minh bạch. Một số ngân hàng có dịch vụ đổi USD sang VND như MB Bank, Sacombank, Vietinbank, VPBank, ACB… 
  • Đổi USD tại tiệm vàng: Đổi ngoại tệ tại tiệm vàng cũng là một trong những lựa chọn phổ biến, tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn địa điểm uy tín, có giấy phép để tránh gặp phải sự cố không đáng có. 
  • Đổi USD tại sân bay: Bạn cũng có thể đổi USD sang VND tại các quầy giao dịch sân bay trong trường hợp khẩn cấp hoặc không có thời gian đổi tiền sớm. Đây không phải lựa chọn tối ưu do tỷ giá tại những địa điểm này thường không hấp dẫn, thậm chí phải trả thêm chi phí chênh lệch cao mới có thể đổi tiền. 

Kết luận

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết thêm nhiều thông tin hữu ích về hình ảnh tiền Đô la Mỹ cùng những sự thật thú vị xoay quanh nó. Đồng USD không chỉ là một đồng tiền quốc tế phổ biến mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và lịch sử nước Mỹ. Ngoài ra, để cập nhật tỷ giá USD/VND nhanh chóng nhất, bạn có thể truy cập trang thông tin tài chính ONUS để dễ dàng theo dõi và cập nhật thông tin chính xác nhất! 

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Tiền đô la Mỹ cũ có còn giá trị không?

Tờ Đô la Mỹ cũ vẫn có giá trị và được chấp nhận tại Hoa Kỳ, miễn là đồng tiền không bị hư hại quá mức và vẫn còn nguyên vẹn. Ngân hàng Trung ương Mỹ vẫn lưu thông tiền Đô từ các đợt phát hành cũ, bao gồm cả tiền giấy và tiền xu. Tuy nhiên, một số nơi có thể từ chối do hình thức tiền quá cũ, không đẹp và có khả năng giả mạo cao hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể mang tiền đến ngân hàng hoặc cơ quan tài chính lớn để đổi lấy tiền mới mà không mất thêm chi phí. 

Cách đổi tiền đô la Mỹ tại Việt Nam

Bạn có thể đổi USD tại các ngân hàng, tiệm vàng bạc đá quý hoặc sử dụng dịch vụ đổi tiền tại sân bay quốc tế lớn. Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND sẽ có sự chênh lệch giữa các địa điểm, do đó, bạn cần có sự nghiên cứu và so sánh trước khi đưa ra quyết định để lựa chọn được địa điểm phù hợp nhất. Theo thị trường, tỷ giá USD/VND đổi tại ngân hàng là tốt nhất, sau đó đến tiệm vàng, sân bay và các dịch vụ đổi ngoại tệ khác. 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng tiền đô la Mỹ

Khi sử dụng tiền Đô, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và thuận lợi khi giao dịch: 

  • Phân biệt tiền thật/giả: USD là một trong những loại tiền tệ dễ bị làm giả nhất, do đó, bạn nên kiểm tra kỹ các ký hiệu đặc biệt trên tờ tiền để tránh bị kẻ xấu lợi dụng. 
  • Kiểm tra tình trạng tờ tiền: Tờ USD cũ, rách, hỏng sẽ không được chấp nhận ở một số cửa hàng, đặc biệt là khi bạn đang ở ngoài Hoa Kỳ. 
  • Tránh đổi tiền mệnh giá lớn: Các tờ tiền 100 USD có thể gặp khó khăn khi sử dụng giao dịch phổ thông, vì vậy nên mang theo nhiều mệnh giá nhỏ như 5, 10, 20 USD. 
  • Không viết hoặc đánh dấu lên tiền: Việc viết, vẽ hoặc đánh dấu lên tiền có thể làm giảm giá trị của nó, thậm chí khiến tờ tiền không được chấp nhận ở một số nơi. 

SHARES
Bài viết liên quan