5 “bẫy” tâm lý nguy hiểm trong đầu tư Bitcoin và bí kíp thoát

KEY TAKEAWAYS:
FOMO (Fear of missing out) là hội chứng tâm lý lo sợ bản thân sẽ bỏ lỡ cơ hội hoặc điều thú vị trong đầu tư Bitcoin.
FUD (Fear, Uncertainty, Doubt) là sự lan truyền của nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và nghi ngờ, thường thông qua thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ.
Overconfidence Trap (Bẫy quá tự tin) là hiện tượng tâm lý không hiếm gặp khi nhà đầu tư có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của mình trong việc dự đoán và kiểm soát thị trường.
Bẫy neo (Anchoring trap) là những nhận định hay ấn tượng đầu tiên làm cho tâm trí và cảm xúc chúng ta bị giữ chặt, khó có thể ‘thoát’ ra được.
Bẫy chi phí chìm (Sunk cost fallacy) là một hiện tượng tâm lý khi nhà đầu tư tiếp tục đầu tư thêm tiền và tài sản vào một dự án hoặc quyết định đã thất bại, chỉ vì họ đã bỏ ra một lượng lớn tài nguyên trước đó và không muốn chấp nhận sự thật về thất bại của bản thân.

Có phải bạn đã từng được cảnh báo về FOMO trong đầu tư Bitcoin?

100% các nhà đầu tư vàng kỹ thuật số Bitcoin đều gặp phải các bẫy tâm lý trong hành trình gia tăng tài sản số của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tỉnh táo và sáng suốt để vượt qua thách thức lớn này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu của 5 bẫy tâm lý đầu tư Bitcoin phổ biến và nguy hiểm bậc nhất cùng bí kíp “thần thánh” giúp bạn vượt bẫy từ góc nhìn thực tế của những người trong cuộc. Cùng ONUS khám phá ngay nhé!

 1. Bẫy FOMO trong đầu tư Bitcoin

1.1. FOMO là gì?

Đây có lẽ là cụm từ vô cùng quen thuộc với nhiều người trong lĩnh vực đầu tư tài chính cá nhân. Hội chứng tâm lý FOMO (Fear of missing out) được hiểu như một nỗi sợ hãi, lo sợ bản thân sẽ bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà người khác được trải nghiệm điều đó. 

FOMO - FUD

Nhiều nghiên cứu khoa học đã mô tả người bị hội chứng FOMO cho thấy: Những cảm giác lo lắng rằng mọi người xung quanh có thể đang có trải nghiệm về sự hạnh phúc, vui vẻ hoặc hoàn toàn thú vị hơn bản thân bạn. 

Tâm lý lo lắng này sẽ khiến cho bạn luôn muốn cập nhật các hoạt động của thế giới xung quanh để xem người khác đang làm gì và chắc chắn mình không bỏ lỡ cơ hội làm điều tương tự.

1.2. Hậu quả của FOMO trong đầu tư Bitcoin

Trong lĩnh vực đầu tư Bitcoin, bạn rất dễ bị mắc hội chứng FOMO khi nghĩ rằng mình đang bỏ lỡ một cơ hội đầu tư tiềm năng, chẳng hạn như đồng coin tăng giá mạnh. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định vội vàng, không tính toán kỹ lưỡng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Diệu Hoa (Nhân viên văn phòng, 29 tuổi, Hà Nam) với tham vọng “làm giàu” để “nghỉ hưu” trước tuổi 35, đã quyết tâm bước chân vào đầu tư tiền điện tử hồi tháng 10/2023. Vì là “Newbie” trong ngành nên Hoa thường xuyên cập nhật tin tức cũng như tham khảo thông tin từ nhiều hội nhóm Đầu tư Bitcoin trên mạng xã hội. 

Thời điểm Diệu Hoa trở thành nhà đầu tư tiền điện tử cũng là lúc thị trường đang chứng kiến đà tăng liên tục của giá Bitcoin. Ngày 11/01/2024, giá BTC đạt đỉnh chạm mức 1,219,914,162 VNĐ/BTC.

Nghe ngóng thông tin từ nhiều “chuyên gia” tư vấn rằng giá Bitcoin còn tăng phi mã trong vòng 1 tháng tới, Hoa lo sợ có thể “lỡ sóng” nên vội vàng All in mua Bitcoin vì tâm lý FOMO điển hình mà không hề nghiên cứu, phân tích các chỉ báo kỹ thuật. Tuy vậy, chỉ trong thời gian ngắn sau, giá Bitcoin sụt sâu xuống mức 972,914,162 VND/BTC vào ngày 23/1/2024 khiến Hoa bị tổn thất một số tiền lớn. 

 
Biểu đồ giá Bitcoin theo chỉ báo kĩ thuật tại trang Markets của ONUS
Biểu đồ giá Bitcoin theo chỉ báo kĩ thuật tại trang Markets của ONUS

Diệu Hoa là một minh chứng sống động cho hội chứng FOMO trong đầu tư Bitcoin khi “Mua đỉnh bán đáy”. Để giải quyết vấn đề này, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ biểu đồ giá, tin tức liên quan và điều quan trọng hơn cả là sự nhẫn nại cần thiết bởi trên thực tế giá Bitcoin đã tăng cao nhất kể từ năm 2021, chạm đỉnh 2,801,301,306 VND trong ngày 14/3/2024. Và nếu Hoa vẫn giữ số Bitcoin ấy chắc chắn đây là một khoản đầu tư hời cho cô nàng.

Vậy làm thế nào để tránh bẫy FOMO hiệu quả trong đầu tư Bitcoin, hãy cùng ONUS tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

1.3. Cách thoát bẫy FOMO trong đầu tư Bitcoin

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng: Trước khi quyết định đầu tư Bitcoin, bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giá. Lĩnh vực tài chính đầy biến động và khó đoán như tiền điện tử đòi hỏi bạn phải có một lượng kiến thức nhất định trước khi gia nhập. Bạn không nên quá nóng vội với việc làm giàu mà bỏ lỡ những rủi ro đến từ việc thiếu kiến thức. Đặc biệt là những rủi ro từ lĩnh vực này có thể gây nên tổn thất vô cùng nặng nề.
Công cụ phân tích chi tiết Bitcoin để bạn bắt đầu kế hoạch đầu tư chi tiết tại ONUS
Công cụ phân tích chi tiết tại trang Markets/BTC để bạn bắt đầu kế hoạch đầu tư cùng ONUS

ONUS khuyến khích bạn tìm hiểu mục Nghiên cứu về Bitcoin trước khi bắt đầu đầu tư

  • Đặt ra mục tiêu cụ thể: Xác định mục tiêu đầu tư và chiến lược trước khi giao dịch mua bán sẽ giúp bạn không để bị đánh lừa bởi sự hứng thú tạm thời. Nếu chỉ đưa ra những quyết định đầu tư dựa trên diễn biến của thị trường vào thời điểm đó, bạn sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân của những “bẫy tâm lý” và rơi vào trạng thái hoảng loạn khi biến động. Một kế hoạch dài hạn cùng mục tiêu cụ thể là mỏ neo cho hành trình đầu tư để bạn không lầm đường lạc lối.
  • Duy trì sự bình tĩnh: Giữ cho trạng thái tinh thần bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc, không để cảm xúc quá lấn át lý trí chính là bí kíp để bạn thoát bẫy FOMO. Đầu tư, đặc biệt là đầu tư tiền điện tử là một cuộc chơi cân não với những chiêu trò tâm lý phức tạp. Nếu không rèn luyện cho mình một tâm lý vững chắc và sự kiên nhẫn, bạn sẽ không thể đứng vững trước những cơn bão của thị trường và sẽ nhanh chóng bị cuốn theo những “bẫy tâm lý” dẫn đến những tổn thất nặng nề về tài chính, tinh thần và thể chất.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Bạn nên chia nhỏ số tiền đầu tư, không bỏ hết trứng vào cùng một giỏ vì nếu giá giảm thì tỷ lệ lỗ là rất cao. Nhà đầu tư nên phân chia ra các loại coin khác theo đánh giá khả quan của thị trường hoặc dùng DCA. Đầu tư theo dạng này giúp bạn giảm thiểu thiệt hại. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn thời gian đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn dựa trên tin tức của chuyên gia. Đối với các đồng coin phổ biến tại thị trường, ghi nhận xu hướng uptrend thì việc đầu tư dài hạn luôn giúp bạn kiếm lời. Ngược lại, các đồng coin mới và đang hot như hệ AI, Web3 Coin… thì chỉ nên “lướt sóng” trong thời gian ngắn bởi khả năng “To the moon” là rất cao, bạn sẽ nhanh chóng thu hồi vốn và kiếm lời từ khoản đầu tư này. 

2. Bẫy FUD khi đầu tư Bitcoin

2.1. FUD là gì?

Bẫy tâm lý FUD (Fear, Uncertainty, Doubt), một yếu tố nguy hiểm khác khi đầu tư Bitcoin. FUD là sự lan truyền của nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và nghi ngờ, thường thông qua thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ. 

FUD thường do các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tung ra những thông tin tiêu cực hoặc giả mạo, từ đó gây nên sự hoang mang và không chắc chắn trong cộng đồng đầu tư.

2.2. Hậu quả bẫy FUD trong đầu tư Bitcoin

Huy Tuấn (27 tuổi, Đà Nẵng) cho biết “Khoảng giữa năm 2023, sau khi đã nghe rất nhiều về Bitcoin từ một số nguồn truyền thông và bạn bè, mình quyết định tham gia thị trường để tận dụng cơ hội đầu tư tăng trưởng. Tuy nhiên, mình nghe tin đồn về việc một quốc gia lớn cấm giao dịch Bitcoin nên vô cùng hoang mang và lo lắng”.

Thông tin không mấy tích cực này khiến Huy Tuấn không chắc chắn về quyết định của mình và có suy nghĩ về việc rút lui khỏi thị trường hoặc thay đổi hình thức khác.

“Thời điểm đó, thị trường chứng khoán và vàng đều không có dấu hiệu khởi sắc, bất động sản gần như đóng băng, lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục. Mình nghĩ đầu tư Bitcoin là khả thi nhất nhưng cứ băn khoăn do dự không thể đưa ra quyết định. Chính vì thế mà lỡ mất điểm mua tốt. Nếu không, sau nửa năm mình cũng lãi ít nhất 20%, Huy Tuấn chia sẻ đầy tiếc nuối.

Giá Bitcoin đang tăng trưởng trước thềm Halving, Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư nhé bạn:

Thực tế, FUD trong đầu tư Bitcoin không phải là hiếm gặp, đặc biệt là những người theo đuổi sự an toàn và quá chắc chắn khi ra quyết định. Bẫy tâm lý này có thể gây ra nhiều kết quả tiêu cực đối với nhà đầu tư và thị trường tiền điện tử.

  • Gây ra tâm lý hoang mang: Thông tin FUD có thể gây ra hoang mang trong cộng đồng đầu tư, dẫn đến việc bán ra hoặc tránh xa Bitcoin, làm giảm giá trị của đồng tiền điện tử này hoặc bỏ lỡ những thời điểm vàng trong đầu tư.
  • Gia tăng sự không chắc chắn: Người đầu tư bị ảnh hưởng bởi FUD có thể trở nên không chắc chắn về triển vọng của Bitcoin, và do đó không thực hiện quyết định đầu tư một cách đúng đắn.
  • Làm suy giảm lòng tin: FUD có thể làm suy giảm lòng tin vào thị trường và công nghệ Blockchain, làm giảm sự quan tâm từ các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
  • Mẹo tránh bẫy FUD trong đầu tư Bitcoin

Có thể thấy, FUD là một bẫy tâm lý cản trở nhà đầu tư đưa ra quyết định. Dưới đây là những cách tránh bẫy FUD hiệu quả mà ONUS đã tổng hợp dành cho bạn:

  • Nghiên cứu kỹ lưỡng: Luôn thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Xác định và đánh giá các nguồn tin, không dựa vào tin đồn hoặc thông tin không được xác thực.
  • Duy trì tư duy lạc quan: Hãy giữ cho tư duy của bạn luôn tích cực và lạc quan. Hãy nhớ rằng thị trường tiền điện tử có thể biến động mạnh mẽ, nhưng đó cũng là cơ hội để tạo ra lợi nhuận lớn.
  • Tập trung vào dữ liệu thực tế: Tập trung vào dữ liệu và thông tin được công bố chính thức, đừng chỉ dựa vào tin đồn hoặc ý kiến cá nhân không chắc chắn. Bạn nên sử dụng các nguồn tin đáng tin cậy như trang web của các tổ chức tài chính uy tín hoặc các phương tiện truyền thông đáng tin cậy.
  • Hạn chế tác động của các tin đồn: Tránh đưa ra quyết định đầu tư dựa trên các tin đồn hoặc ý kiến không chắc chắn từ các nguồn không đáng tin cậy. Hãy tập trung vào dữ liệu và thông tin có căn cứ.
ONUS luôn cập nhật các ý tưởng đầu tư Bitcoin và các Alcoins khác miễn phí tại mục ý tưởng
ONUS luôn cập nhật các ý tưởng đầu tư Bitcoin và các Alcoins khác miễn phí tại mục ý tưởng
  • Giữ trạng thái tinh thần bình tĩnh: Đừng để FUD làm mất đi trạng thái tinh thần bình tĩnh và làm bạn ra quyết định dựa trên cảm xúc. Hãy giữ kiểm soát và tự tin trong quá trình đầu tư của bạn. 
  • Lựa chọn nhiều hình thức đầu tư khác nhau: Thị trường tiền điện tử cũng giống như các thị trường tài chính khác, có hai trường phái đầu tư để bạn lựa chọn: Mạo hiểm hoặc an toàn. Lựa chọn an toàn nhất bạn có thể áp dụng là gửi tiết kiệm qua đêm, chẳng hạn như hình thức lãi qua đêm 12.8% tại ONUS. Một giải pháp khác là ONUS share – hình thức chia sẻ cổ phần cho nhà đầu tư để trả cổ tức. Điều bạn cần lưu ý trong trường hợp này là lựa chọn sàn đầu tư Bitcoin uy tín, thanh khoản tốt, có cộng đồng hoạt động sôi nổi để đảm bảo bạn luôn đạt mục tiêu đầu tư theo kế hoạch đặt ra.

Trong khi FUD khiến bạn luôn do dự và bỏ lỡ nhiều cơ hội trong đầu tư Bitcoin thì một bẫy tâm lý khác lại khiến bạn dễ dàng mắc sai lầm khi đưa ra quyết định giao dịch loại tiền điện tử này. 

Vậy đó là loại bẫy gì? Hãy cùng theo dõi trong phần tiếp theo để trả lời câu hỏi này nhé!

3. Bẫy Overconfidence trong đầu tư Bitcoin

3.1. Bẫy Overconfidence là gì?

Overconfidence Trap (Bẫy quá tự tin) là hiện tượng tâm lý không hiếm gặp khi nhà đầu tư có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của mình trong việc dự đoán và kiểm soát thị trường.

Nhà đầu tư mắc vào bẫy này thường tin rằng họ có khả năng vượt trội so với các nhà đầu tư khác và có thể đạt được lợi nhuận cao hơn. Họ coi thị trường là dễ dàng dự đoán và không đặt ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, thường dẫn đến quyết định đầu tư không cân nhắc.

3.2. Hậu quả khi quá tự tin trong đầu tư Bitcoin

Khi bạn rơi vào bẫy tâm lý Overconfidence, bạn có thể mắc kẹt trong quyết định đầu tư không cân nhắc, dẫn đến mất mát tài chính nghiêm trọng. Lâu dần, bạn sẽ mất đi sự tự tin vốn có của mình sau nhiều lần ra quyết định đầu tư Bitcoin không thành công.

Chẳng hạn, bạn là một nhà đầu tư mới vào thị trường, đã thành công với một số giao dịch đầu tiên của mình. Kết quả tích vực này có thể do bạn đánh giá chính xác về Bitcoin hoặc cũng có thể do may mắn. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu tin rằng mình hoàn toàn có khả năng dự đoán thị trường trong mọi trường hợp thì bạn đã “dính” Overconfidence trap. Một khi bạn đầu tư một cách liều lĩnh, không cân nhắc đến rủi ro thì khả năng cao bạn sẽ mất nhiều hơn những gì bạn nghĩ, bởi thị trường tiền điện tử vốn vô cùng biến động và khó lường. 

3.3. Cách tránh bẫy Overconfidence trong đầu tư Bitcoin 

Để tránh mắc vào bẫy tâm lý quá tự tin, nhà đầu tư có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Thay đổi quan điểm: Bạn nên chấp nhận sự thật rằng không ai có thể dự đoán thị trường với độ chính xác tuyệt đối. Có quá nhiều các yếu tố tác động đến giá Bitcoin. Thị trường luôn biến động và bạn không thể kiểm soát được mọi yếu tố.
  • Đánh giá rủi ro: Xây dựng một kế hoạch đầu tư có chứa các biện pháp phòng ngừa rủi ro là cách để bạn đầu tư Bitcoin một cách an toàn. Bên cạnh đó, đánh giá và đặt ra các kịch bản xấu nhất có thể xảy ra và xem xét cách giải quyết chúng cũng là giải pháp giúp nhà đầu tư tránh bẫy quá tự tin.
  • Giữ thái độ khiêm tốn: Hãy giữ một tinh thần khiêm tốn và không coi thường thị trường. Nghiên cứu kỹ lưỡng là việc làm cần thiết trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào.
  • Thực hiện việc đánh giá sau mỗi giao dịch: Hãy đánh giá và rút ra bài học từ mỗi giao dịch, bao gồm cả những giao dịch không thành công. Bạn có thể học hỏi từ những sai lầm và điều chỉnh chiến lược đầu tư cho phù hợp.
  • Phân tích biểu đồ nến: Đây là một trong những công cụ hữu ích để nhà đầu tư đánh giá tiềm năng về Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác một cách toàn diện nhất. Sử dụng biểu đồ nến giúp bạn tránh xa cạm bẫy về sự tự tin thái quá trong đầu tư.
Mức kháng cự cho giá Bitcoin
Mức kháng cự cho giá Bitcoin

Bằng cách thực hiện những biện pháp trên, nhà đầu tư có thể giữ được sự sáng suốt để phát hiện và đối phó với bẫy tâm lý Overconfidence trong đầu tư Bitcoin.

4. Bẫy neo trong đầu tư Bitcoin

4.1. Bẫy neo là gì?

Từ “neo” có thể khiến bạn ngay lập tức liên tưởng đến hình ảnh mỏ neo dùng để cố định tàu khi cập bến. Tương tự như vậy, bẫy neo (Anchoring trap) trong tâm lý đầu tư chính là những nhận định hay ấn tượng đầu tiên làm cho tâm trí và cảm xúc chúng ta bị giữ chặt, khó có thể ‘thoát’ ra được.

Chẳng hạn, khi nhắc đến tiền điện tử, bạn thường nghĩ ngay đến Bitcoin, bởi đây là thuật ngữ xuất hiện nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng tiền này được truyền thông gán mác là quyền lực và phổ biến nhất hiện nay. Bởi vậy, đầu tư Bitcoin chính là nhận định đã được neo vào tâm trí nhiều nhà đầu tư ngay khi bạn bước chân vào thế giới tiền điện tử mà không cần suy nghĩ hay nghiên cứu gì thêm.

4.2. Tác động tiêu cực của bẫy neo đến nhà đầu tư Bitcoin

Trên thực tế, chúng ta đều biết rằng tiềm năng của một danh mục đầu tư chính là khả năng sinh lời. Tiền điện tử gồm có 2 loại chính: Bitcoin và Altcoin (Các đồng tiền điện tử khác ngoài Bitcoin). Không ai có thể chắc chắn được rằng Bitcoin hay những đồng coin khác sẽ tốt hơn. 

Tuy nhiên, vì đã biết về Bitcoin đầu tiên nên thường nhà đầu tư sẽ chỉ tập trung vào Bitcoin mà bỏ rơi những đồng tiền tiềm năng khác như ETH, ADA, SOL,… Đó chính là hiệu ứng của “bẫy” neo trong đầu tư Bitcoin!

brc20 token
Danh mục BRC20 Token

Khi sập bẫy neo, nhà đầu tư vẫn giữ nguyên quan điểm của mình và không điều chỉnh quyết định đầu tư ngay cả khi xuất hiện thông tin mới. Hậu quả là nhà đầu tư không đánh giá đúng giá trị thực của tài sản và có thể gặp rủi ro lớn khi quyết định mua bán dựa trên thông tin không còn phản ánh chính xác thị trường hiện tại.

4.3. Tránh bẫy neo như thế nào?

Bẫy neo trong đầu tư Bitcoin là hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn nghe theo những lời khuyên sau: 

  • Giữ tư duy mở và linh hoạt: Bạn hãy luôn cởi mở để đón nhận mọi thông tin,  không nên gắn kết quá mức với một thông tin cố định trong thời gian dài vì mọi thứ đều có thể trở nên lỗi thời, đặc biệt với lĩnh vực tiền điện tử.
  • Liên tục cập nhật thông tin: Đọc và tìm hiểu về những nguồn tin mới, điều chỉnh quyết định đầu tư dựa trên thông tin đó nếu cần thiết sẽ là biện pháp hữu hiệu giúp bạn tránh bẫy neo. Chẳng hạn như, ở thời đại AI lên ngôi, những token AI thường sẽ uptrend liên tục. Khả năng “To the moon” của các token đó chắc chắn đạt được trong tầm tay. Bằng chứng là hàng loạt các AI coin nhận được sự quan tâm đông đảo của giới đầu tư đã và đang đem lại cho họ những khoản lời khổng lồ.
  • Đánh giá định kỳ: Sau mỗi giai đoạn đầu tư, nhà đầu tư hãy dành thời gian để đánh giá hiệu quả của kế hoạch mà bạn đặt ra. Mục tiêu ban đầu đã đạt được hay chưa? Cách làm hiện tại có còn phù hợp cho giai đoạn tới? Sàn giao dịch Bitcoin bạn đang dùng có còn an toàn nữa không? Hãy không ngừng đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời cho chiến lược đầu tư Bitcoin của bạn.

5. Bẫy chi phí chìm trong đầu tư Bitcoin

5.1. Bẫy chi phí chìm là gì?

Bẫy chi phí chìm (Sunk cost fallacy) là một hiện tượng tâm lý khi nhà đầu tư tiếp tục đầu tư thêm tiền và tài sản vào một dự án hoặc quyết định đã thất bại, chỉ vì họ đã bỏ ra một lượng lớn tài nguyên (tiền bạc, thời gian, công sức) trước đó và không muốn chấp nhận sự thật về thất bại của bản thân. 

Bạn có thể sập bẫy chi phí chìm khi cảm thấy rằng việc bỏ ra thêm nguồn lực vào một quyết định đã thất bại sẽ giúp bạn “gỡ lại” hoặc “phục hồi” những gì đã mất. Biểu hiện dễ thấy nhất là bạn không xem xét các thông tin mới hoặc các cơ hội đầu tư khác khả thi hơn. Thay vào đó, bạn chỉ tập trung vào việc duy trì sự liên kết với quyết định trước đó.

Chẳng hạn như khi bạn quyết định mua Bitcoin, phí giao dịch mà bạn phải trả cho sàn chính là chi phí chìm mà chúng ta đang nhắc tới. Khoản phí này không thể lấy lại được dù cho khoản đầu tư của bạn có lãi hay không.

5.2. Hậu quả khi rơi vào bẫy chi phí chìm trong đầu tư Bitcoin

Bẫy chi phí chìm gây ra lãng phí tài nguyên lớn khi nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào một dự án hoặc quyết định không có triển vọng hoặc không có khả năng sinh lời. Thậm chí sự cố chấp này còn dẫn đến mất mát tài chính nghiêm trọng và giảm đáng kể khả năng sinh lợi nhuận trong tương lai.

5.3. Mẹo tránh bẫy chi phí chìm hiệu quả trong đầu tư Bitcoin

  • Chấp nhận thất bại: Hãy chấp nhận rằng quyết định đã thất bại và không tiếp tục đổ thêm tài nguyên vào đó chỉ vì đã bỏ ra một lượng lớn tài nguyên trước đó.
  • Sẵn sàng cho điều mới: Hãy tập trung vào thông tin mới và cơ hội đầu tư mới, không liên kết quá mức với quyết định đã thất bại.
  • Xác định mức độ rủi ro: Hãy tính toán tỷ lệ rủi ro và một kế hoạch cắt lỗ cụ thể trước khi đầu tư, và đặc biệt phải tuân thủ một cách nghiêm túc.
  • Tìm hiểu kỹ các loại phí: Trước khi bước vào đầu tư, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các loại phí giao dịch Bitcoin, kiểm tra tỷ lệ vốn hóa của dự án/khối lượng giao dịch hay đội ngũ nhân viên,… để đánh giá tiềm năng của dự án.

Tổng hợp phí giao dịch Spot của top 9 sàn Crypto uy tín

Sàn giao dịch Tỷ lệ phí Maker Tỷ lệ phí Taker
ONUS 0,00% 0,00%
Binance (VIP 0) 0,10% 0,10%
Huobi 0,20% 0,20%
Kraken 0,16% 0,16%
Gemini 0,20% 0,20%
KuCoin 0,10% 0,10%
Bitget 0,10% 0,10%
Coinbase 0,40% 0,60%
Bybit (chưa là VIP) 0,100% 0,100%

Hà Anh Tuấn – một trong những thành viên tiêu biểu của Cộng đồng ONUS Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thoát bẫy chi phí chìm thành công: “Tôi đã quyết định đầu tư Bitcoin khi thị trường chứng kiến xu hướng tăng giá mạnh. Tôi đổ vào ví một khoản tiền lớn và nghỉ công việc lái xe để tập trung toàn thời gian cho lĩnh vực này. Thật không may, giá Bitcoin bắt đầu sụt giảm”. 

Anh cho biết thêm, lúc đó anh bắt đầu hoảng loạn và chán nản. Nghĩ đến công sức và số tiền bỏ ra, anh đã định cố gắng gồng lỗ một thời gian. Tuy nhiên, sau khi tính toán tỷ lệ và nghiên cứu các chỉ báo kỹ thuật, anh không ngần ngại cắt lỗ để bảo toàn số vốn còn lại của mình. 

ONUS
Tính năng Chốt lời/Cắt lỗ cực kỳ cần thiết đối với nhà đầu tư

“Đây có lẽ là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Sau khi sold out, giá Bitcoin tiếp tục lao dốc thêm một thời gian dài rồi mới hồi phục. Nếu lúc đó tôi cứ giữ chấp niệm cũ thì có lẽ giờ đây đã mất trắng. Lời khuyên cho các anh em đang đầu tư Bitcoin là hãy tham gia vào các cộng đồng đầu tư như ONUS để cập nhật thị trường và có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích từ các nhà đầu tư khác”.

Bí kíp tránh bẫy của anh Thắng
Bí kíp thoát bẫy tâm lý của nhà đầu tư Trần Thắng (Nguồn: Cộng đồng ONUS Việt Nam)

Với những chia sẻ của Hà Anh Tuấn về kinh nghiệm thoát bẫy chi phí chìm khi đầu tư Bitcoin, có thể thấy rằng một cộng đồng đầu tư cũng là một giải pháp giúp bạn phát hiện và tránh xa các sai lầm phổ biến. Ứng dụng ONUS sẽ giúp bạn có cơ hội kết nối với các nhà đầu tư khác, học hỏi từ kinh nghiệm và chia sẻ của họ, từ đó giúp bạn tránh các bẫy tâm lý phổ biến, tăng cơ hội thành công trong đầu tư Bitcoin. 

Hãy tải ngay ứng dụng ONUS để bắt đầu hành trình đầu tư của bạn và tham gia vào cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp ngay hôm nay!

Tổng kết: 

Trong đầu tư Bitcoin, việc nhận biết và tránh xa các bẫy tâm lý là vô cùng quan trọng để bảo vệ tài sản và đạt mục tiêu tài chính. Hãy luôn tỉnh táo và sáng suốt khi đối diện với 5 bẫy tâm lý được phân tích trong bài viết. Đó cũng chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của các nhà đầu tư thông thái.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Cập nhật giá Bitcoin ở đâu?

Để cập nhật thông tin mới nhất về giá trị của các đồng tiền điện tử hiện nay, bạn có thể truy cập vào website của ONUS tại: https://goonus.io/markets/BTC_USD

hoặc tải App ONUS. Trong mục thị trường chọn Bitcoin để xem bảng giá Bitcoin được cập nhật liên tục từng giây.

Bitcoin có phải loại tiền điện tử duy nhất không?

Bitcoin là loại tiền điện tử nổi tiếng và phổ biến nhất, nhưng không phải là duy nhất. Tiền điện tử được chia thành 2 loại: Bitcoin và Altcoins (Tất cả các đồng tiền điện tử khác ngoài Bitcoin).

Một số đồng tiền điện tử phổ biến nhất ngoài Bitcoin có thể kể đến như: Ethereum (ETH), Tether (USDT), Solana (SOL), XRP, Cardano (ADA), Avalanche (AVAX),...

Làm thế nào để tránh rủi ro lừa đảo Bitcoin?

Bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, nâng cao cảnh giác với những lời mời chào với mức lãi suất quá cao. 

Đặc biệt, bạn nên lựa chọn sàn mua bán Bitcoin uy tín để đảm bảo an toàn cho tài sản số của mình. Hãy tải ứng dụng ONUS và đăng ký tài khoản để bước vào thế giới đầu tư tiền điện tử an toàn và hiệu quả!

SHARES